Dị ứng sữa mẹ là một vấn đề cực kỳ nan giải, gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ. Nguy hiểm hơn, khi bị dị ứng với sữa, trẻ còn có thể bị sốc phản vệ. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ có bị dị ứng với sữa mẹ không. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết nhất mẹ nhé.
Dị ứng sữa mẹ là gì?
Dị ứng sữa mẹ là trường hợp cơ thể của trẻ phản ứng lại với protein trong sữa. Nghĩa là cơ thể bé nhầm protein trong sữa là kháng thể gây hại. Do đó, cơ thể sẽ hoạt động chống lại chúng, gây ra các biểu hiện dị ứng sữa.
Khoảng 10% trẻ em trên thế giới bị dị ứng với chất đạm từ sữa mẹ. Các chất đạm này có thể có nguồn gốc từ: thịt bò, hải sản, trứng, các loại hạt,..
Thông thường, khi có phản ứng dị ứng protein trong sữa mẹ, trẻ cũng sẽ hấp thụ kém protein trong sữa công thức. Hay khi dị ứng protein trong sữa bò, trẻ cũng có thể dị ứng protein trong sữa dê, sữa cừu.
Dấu hiệu dị ứng sữa mẹ
-
Da nổi mẩn đỏ: Da nổi mẩn đỏ bất thường là dấu hiệu nhẹ nhất của tình trạng dị ứng sữa. Lúc này da của trẻ sẽ xuất hiện các nốt đỏ li ti, hoặc nổi thành từng đám. Chúng sẽ gây ngứa, khiến trẻ cảm thấy cực kỳ khó chịu.
-
Hô hấp kém, yếu: Phản ứng nặng hơn khi bị dị ứng sữa mẹ là tình trạng hô hấp kém.
-
Đau bụng, tiêu chảy: Đây là phản ứng tự nhiên của hệ tiêu hoá khi nhận dạng sữa là kháng thể gây hại. Lúc này cơ thể trẻ sẽ không thể dung nạp sữa, gây ra tình trạng đau bụng. Trong khi đó, sữa sẽ được bài tiết qua đại tràng và gây ra tình trạng đi ngoài.
-
Nôn ra sữa: Nôn cũng là phản ứng thông thường khi trẻ có biểu hiện dị ứng, ngộ độc sữa mẹ. Lúc này hệ tiêu hoá không thể làm việc hiệu quả, nên phản ứng bài biết sữa ra ngoài là bình thường.
-
Quấy khóc, cáu gắt: Khi cơ thể không thoải mái, dinh dưỡng không được đáp ứng, trẻ sẽ có biểu hiện quấy khóc.
Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng khi bú sữa mẹ
Có hai nguyên nhân được cho là vấn đề chính gây ra tình trạng dị ứng sữa ở trẻ. Chúng bao gồm:
-
Cơ thể trẻ nhầm lẫn protein trong sữa là kháng thể gây hại. Lúc này cơ thể trẻ sẽ tiết ra kháng thể IgE để chống lại protein trong sữa mẹ. Từ đó gây ra các biểu hiện dị ứng sữa như liệt kê ở trên.
-
Di truyền: Nếu bố hoặc mẹ đã từng dị ứng với sữa lúc còn nhỏ thì có khoảng 50 - 80% trẻ cũng gặp trường hợp tương tự. Do vậy, nếu trong gia đình có bất kỳ ai đó có tiền sử dị ứng sữa, khả năng em bé bị ứng cũng sẽ rất cao.
Giải thích cơ chế gây ra dị ứng sữa ở trẻ
Theo ý kiến của bác sĩ, cơ chế gây ra hiện tượng dị ứng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh được giải thích như sau: Khi bú sữa, hệ miễn dịch của cơ thể nhận định protein trong sữa là có hại. Do đó cơ thể trẻ sản sinh kháng thể IgE chống lại các protein này.
Khi mẹ cho trẻ tiếp tục bú sữa, cơ thể sẽ dễ dàng nhận diện và giải phóng kháng thể IgE. Đồng thời giải phóng histamin cùng nhiều chất hóa học trung gian khác. Chính điều này gây ra tình trạng dị ứng với các biểu hiện lâm sàng được liệt kê ở trên.
Dị ứng sữa có gây ra sốc phản vệ?
Dị ứng sữa cực kỳ nguy hiểm và CÓ THỂ gây ra tình trạng sốc phản vệ. Đây là tình trạng đe dọa đến sự an toàn tính mạng.
Khi trẻ có dấu hiệu sốc phản vệ do sữa có thể gây co thắt đường thở, gây ngạt, tắc thở và mất đi tri thức. Vậy nên, ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị ứng sữa, ba mẹ hãy hết sức cẩn thận và cho trẻ đi kiểm tra chi tiết hơn. Qua đó xác định nguyên nhân gây dị ứng của trẻ và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Các dấu hiệu sốc phản vệ sữa ba mẹ cần lưu ý gồm:
-
Co thắt đường thở: Tình trạng này xảy ra khi các cơ xung quanh đường thở bị co hẹp và thắt chặt. Từ đó gây cản trở hoạt động lưu thông không khí qua phổi.
-
Huyết áp tụt: Khi sốc phản vệ với sữa, trẻ có thể rơi vào tình trạng tim đập nhanh, người lờ đờ, thậm chí là ngất xỉu. Đây là những dấu hiệu cho thấy huyết áp của trẻ bị tụt.
-
Mặt đỏ bừng: Khi bị sốc phản vệ với sữa mẹ, đường hô hấp của trẻ hoạt động kém đi. Trong một số trường hợp còn có thể bị ngạt, tắc đường thở. Do đó oxi không thể vận chuyển lên não, khiến mặt của trẻ dần đỏ bừng cho đến khi chuyển sang tím và tái dần.
Cách điều trị tình trạng dị ứng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh
Để khắc phục tình trạng dị ứng sữa ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể áp dụng một số biện phép sau đây.
Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ
Nguyên nhân gây ra dị ứng sữa ở trẻ có thể do mẹ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng. Sau đó nhưng thực phẩm này được bài tiết qua sữa mẹ, đi vào cơ thể trẻ.
Nếu trẻ có biểu hiện dị ứng sữa mẹ nhẹ, mẹ hãy thử điều chỉnh lại chế độ ăn và tiếp tục cho trẻ bú mẹ để theo dõi, quan sát phản ứng.
Theo khuyến cáo, một số thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh, mẹ nên tránh trong thời kỳ cho con bú gồm:
-
Sữa bò: Theo bảng giá trị dinh dưỡng, trong 100g thịt bò có khoảng 26g protein. Hàm lượng protein trong thịt bò rất tốt đối với sự hồi phục của mẹ sau sinh. Tuy nhiên, trong thịt bò cũng chứa một số loại protein lạ, khiến trẻ nhận định là kháng thể gây hại. Vậy nên, chị em cần cẩn trọng khi ăn thịt bò khi cho con bú.
-
Đậu phộng (Lạc): Đậu phộng là thực phẩm rất dễ gây dị ứng ở trẻ. Vậy nên, nó được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng. Trong thời kỳ cho con bú, nếu mẹ ăn đậu phộng có thể khiến nó bài tiết qua sữa và đi vào cơ thể mẹ. Vậy nên hãy cân nhắc khi ăn đậu phộng sau sinh mẹ nhé.
-
Trứng: Trứng gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng dễ gây dị ứng với trẻ em. Do đó, trong thời kỳ cho con bú, nếu mẹ ăn trứng gà cũng có thể khiến trẻ bị dị ứng thông qua uống sữa. Vậy nên, đừng quên quan sát phản ứng của trẻ khi mẹ ăn trứng gà nhé.
-
Socola/ Cà phê: Socola hay cà phê là những đồ ăn, đồ uống chứa chất kích thích gây ức chế thần kinh. Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh chưa được hoàn thiện hoàn toàn sẽ dễ gây ra triệu chứng dị ứng khi tiếp xúc với những thực phẩm này. Do đó, trong thời kỳ cho con bú, mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích.
-
Thực phẩm cay nóng: Không những làm thay đổi mùi vị của sữa mà việc mẹ ăn thực phẩm cay nóng còn có thể khiến trẻ bị dị ứng, nổi rôm sảy. Đôi khi tình trạng nổi rôm sảy trên người gây nhầm lẫn với dấu hiệu dị ứng sữa. Do đó, tốt nhất trong thời kỳ này mẹ không nên ăn thực phẩm cay nóng.
Điều trị thuốc kháng sinh histamin
Thuốc kháng sinh Histamin là thuốc đối kháng cạnh tranh với các histamin thụ thể tương ứng, gồm các thụ thể Histamin H1 và Histamin H2. Trong đó, Histramin H1 có công dụng chống dị ứng và H2 có công dụng giảm tiết axit dạ dày. Thuốc Histamin H1 gồm có hai thế hệ H1 (gồm các loại như: Clorpheniramin, promethazin, hydroxyzin,...) và thế hệ H2 (gồm các loại như: loratadin, cetirizin,...)
Khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ, cơ thể sẽ tiết ra hóa chất histamin gây ra các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ trên da, nghẹt mũi,... Vậy nên, điều trị thuốc kháng sinh Histamin là một trong những giải pháp được sử dụng trong trường hợp trẻ bị dị dứng.
Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh Histamin cho trẻ dưới 1 tuổi vì rủi ro gây ra nhiều tác dụng phụ. Chỉ được điều trị thuốc kháng sinh Histamin cho trẻ dị dứng sữa mẹ trong trường hợp được bác sĩ chỉ định.
Cấp cứu hồi sức với trường hợp nặng
Cấp cứu hồi sức thường áp dụng đối với các trường hợp trẻ bị sốc phản vệ sau khi uống sữa. Trước các phản ứng như mất đi tri giác, ngưng thở, ngưng tim, trẻ cần được cấp cứu hồi sức ngay lập tức để nâng cao khả năng sống sót. Đầu tiên ba mẹ cần gọi cấp cứu để nhận được sự trợ giúp. Tiếp đến, hãy kiểm tra hơi thở đồng thời thực hiện các biện pháp hô hấp nhân tạo và hồi sức.
Khi nhân viên y tế có mặt thường tiêm Epinephrine để kiềm hãm các triệu chứng sốc phản vệ. Thông thường, được tiêm Epinephrine càng sớm thì khả năng được cứu sống càng cao. Vậy nên ba mẹ có thể chủ động học các tiêm và sử dụng thuốc để phòng trừ các trường hợp bất chắc.
Lưu ý khi cho con bú sữa mẹ
-
Quan sát phản ứng của trẻ sau mỗi lần bú: Bú sữa mẹ là bản năng của mỗi đứa trẻ. Thế nhưng việc hấp thụ thế nào phụ thuộc phần lớn vào cơ địa của mỗi em bé. Để chắc chắn trẻ không bị dị ứng sữa, mẹ nên theo dõi và quan sát phản ứng sau một vài lần cho ti. Nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ hãy cho trẻ đi kiểm tra để yên tâm hơn.
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Có thể hiểu rằng, mẹ ăn gì uống gì thì những dưỡng chất đó cũng sẽ có trong sữa mẹ. Vậy nên, trong thời kỳ cho con bú, mẹ cần xây đựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bao gồm các chất: Tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất, chất xơ. Như vậy sẽ đảm bảo trẻ hấp thụ được đầy đủ và trọn vẹn chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
-
Cho bé bú mẹ sau sinh càng sớm càng tốt: Theo Tổ chức Y tế thế giới, mẹ nên cho trẻ bú sớm, trong vòng 1 giờ sau sinh. Việc này có tác dụng kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn và phòng bệnh hiệu quả.
Trên đây là những thông tin giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng sữa mẹ. Có thể thấy rằng, trẻ bị dị ứng sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều tới dinh dưỡng và sự phát triển trong giai đoạn đầu đời. Không những thế, khi xảy ra tình trạng sốc phản vệ do dị ứng sữa còn cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của trẻ. Vậy nên ba mẹ cần theo dõi, quan sát các phản ứng của trẻ sau khi uống sữa. Qua đó giúp đảm bảo an toàn tốt nhất cho trẻ trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
What should I know about an allergy or intolerance in my breastfed baby? - Truy cập ngày 25/10/2022