zalo
[Bật mí] 10 điều kiêng cữ sau sinh thường khoa học, an toàn sức khỏe
Giai đoạn hậu sản

[Bật mí] 10 điều kiêng cữ sau sinh thường khoa học, an toàn sức khỏe

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

16/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ở cữ sau sinh là câu chuyện muôn thuở từ ngày xưa cho đến tận bây giờ. Từ thời các bà, các mẹ đã truyền tai nhau về việc phụ nữ sau sinh cần ở cữ 100 ngày. Đến ngày nay, việc ở cữ không còn quá khắt khe nhưng vẫn cực kỳ quan trọng tới sức khỏe của chị em sau sinh. Mẹ hãy tham khảo 10 điều kiêng cữ sau sinh thường dưới đây để nắm thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé. 

Sau sinh thường có phải kiêng cữ không? 

Nếu mẹ đang thắc mắc sau sinh thường có phải ở cữ hay không thì câu trả lời là nhé. Mặc dù ngày này việc kiêng cữ không còn quá khắt khe như thời xưa, nhưng mẹ cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc. Bởi nhờ đó sức khỏe của mẹ sẽ nhanh hồi phục và khỏe hơn rất nhiều. 

Theo dân gian, các cụ ngày xưa nói rằng đàn bà sau khi vượt cạn cần ở cữ đủ 100 ngày ( tương đương với 3 tháng 10 ngày). Trong thời gian này phụ nữ cần kiêng hết mọi hoạt động, kiêng tắm, kiêng gió, kiêng nước, kiêng quét nhà, kiêng kim chỉ,.... Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều quan niệm đã lạc hậu, không có sở cứ khoa học. Vì vậy, các mẹ cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi kiêng. 

Theo khoa học, các bác sĩ khuyến cáo mẹ nên kiêng cữ 1 tháng đầu sau khi sinh. Trong thời gian này, mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng và hạn chế các hoạt động nặng. Cùng với đó, mẹ cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh tình trạng viêm, nấm da. 

Kiêng cữ sau khi sinh thường giúp sức khỏe mẹ tốt hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3 Lý do mẹ sau sinh thường phải kiêng cữ đúng cách

Có rất nhiều mẹ cho rằng sau sinh thường sức khỏe sẽ nhanh hồi phục nên chủ quan không kiêng cữ. Tuy nhiên, việc kiêng cữ sẽ mang lại cho mẹ rất nhiều lợi ích tuyệt vời.

  • Tốt cho sức khỏe: Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ kiêng cữ sau khi sinh sẽ giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe hơn. Thông qua chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, thể chất và tinh thần của mẹ sẽ ngày càng nâng cao. Do đó, việc kiêng cữ sau sinh chỉ có lợi không hề có hại đâu mẹ nhé. Ví dụ, việc mẹ kiêng đồ ăn dầu mỡ sau sinh sẽ giảm thiểu nguy cơ huyết áp cao và tim mạch. 

  • Ngăn ngừa bệnh hậu sản: Phụ nữ sau sinh phải đối mặt với các nguy cơ bị hậu sản như băng huyết, nhiễm khuẩn, phong thấp. Tuy nhiên, nếu mẹ kiêng cữ khoa học và hợp lý sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải. Ví dụ, việc mẹ chú ý vệ sinh sạch sẽ sau sinh sẽ giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng, viêm nhiễm phụ khoa. 

  • Bảo vệ em bé: Gần như 100% dinh dưỡng giúp bé phát triển trong 6 tháng đầu đời là từ sữa mẹ. Vì vậy, sức khỏe của mẹ cần khỏe mạnh, cơ thể nhiều dưỡng chất có lợi thì sức khỏe của em bé cũng sẽ tốt. Mẹ cần chú ý bổ sung nhiều dưỡng chất như omega-3 tốt cho trí não, vitamin C, D tốt cho sức đề kháng. Nhờ đó, trí tuệ và thể chất của em bé cũng sẽ được phát triển toàn diện

Ở cữ khoa học giúp mẹ ngăn ngừa bệnh hậu sản tốt nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet).

Xem thêm: Hậu quả khi không kiêng cữ sau sinh 

Top 10+ điều kiêng cữ sau sinh thường khoa học

Trong thời gian ở cữ, dù mẹ sinh thường hay sinh mổ cũng cần phải chú ý rất nhiều điều. Dưới đây là 10 điều kiêng cữ sau khi sinh thường đảm bảo khoa học, an toàn. Mẹ hãy tham khảo nhé. 

Kiêng ăn đồ tanh

Đồ ăn tanh đa phần đều có tính hàn mạnh, không tốt cho mẹ sau sinh. Phụ nữ sau khi sinh sức khỏe đường ruột, hệ tiêu hóa khá kém. Khi ăn đồ tanh có thể gây ra một số triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, ngộ độc. Vì vậy để tránh những hậu quả đáng tiếc, mẹ nên hạn chế tối đa việc ăn đồ tanh trong thời gian ở cữ. 

Tuy nhiên, một số loại hải sản vỏ cứng như tôm, cua, ghẹ mẹ có thể ăn tối đa 2 lần/ tuần để bổ sung canxi cho cơ thể. 

Còn các loại cua, ốc, hến mẹ nên hạn chế ăn trong tháng đầu tiên. Đặc biệt, các loại cá biển như cá chim, cá thu, cá kiếm không nên ăn. Bởi chúng có chứa hàm lượng Thủy ngân khá cao, dễ gây ngộ độc cho bé thông qua việc ti sữa. 

Kiêng ăn đồ tanh giảm nguy cơ bị ngộ độc sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiêng ăn đồ dầu mỡ

Dầu mỡ thường xuất hiện nhiều trong các loại đồ ăn nhanh và chiên xào. Về cơ bản, đây là nhóm thực phẩm làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt (HDL) có trong cơ thể. Vì vậy, mẹ sau sinh nên hạn chế tuyệt đối ăn đồ dầu mỡ để tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp cao, mỡ trong máu. 

Đặc biệt, nếu ăn nhiều đồ dầu mỡ sẽ làm cơ thể tăng cân, béo phì. Nếu mẹ không muốn phải đối mặt với trường hợp này thì nên hạn chế nhé.

Không ăn đồ dầu mỡ ngăn nguy cơ tim mạch, huyết áp cao (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiêng ăn đồ cay nóng

Đồ cay nóng, có mùi nồng như ớt, hành, tỏi có tác dụng kích thích vị giác và vị ngon của món ăn. Tuy nhiên, chúng thực sự không tốt với mẹ và em bé mới sinh chút nào. Bởi chúng đều là những thực phẩm có tính nóng cao, mẹ ăn vào dễ bị nóng trong người, và nóng sữa. 

Do đó, khi em bé ti cũng sẽ bị nóng trong người, gây ra tình trạng rôm sảy, nổi mụn, mẩn đỏ khắp người. Ngoài ra, hành và tỏi có thể khiến sữa mẹ có mùi lạ, khiến bé bỏ bú. Vì thế, mẹ nên hạn chế tối đa ăn các gia vị này trong quá trình mang thai và chăm con nhé. 

Ăn đồ cay nóng khiến em bé bị nổi mụn, rôm sảy (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiêng vận động mạnh

Nhiều mẹ sau sinh quá vội vàng trong việc vận động với mong muốn rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, việc tập thể dục không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe. 

Mẹ sau sinh thường đang trong thời gian ở cữ cần lên kế hoạch tỉ mỉ và cẩn thận cho các bài tập thể dục sau sinh. Ví dụ, mỗi ngày mẹ có thể đi bộ hoặc đi dạo 30 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, mẹ có thể tập thử một số bộ môn khác như yoga để rèn luyện tinh thần và giúp cơ thể dẻo dai. 

Mẹ tuyệt đối không vận động với cường độ cao, gây áp lực cho cơ thể, sẽ khiến nó lâu hồi phục hơn. 

Vận động mạnh không tốt cho xương khớp của mẹ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiêng làm việc quá sức

Các mẹ sau sinh thường hay sinh mổ đều nên dành ra ít nhất 1 tháng để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe. Trong 1 tháng này, mẹ nên tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, vận động lấy lại sức khỏe và chăm sóc em bé. 

Mẹ tuyệt đối không nên làm việc trong giai đoạn này, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ. Khi mẹ quá căng thẳng và stress với công việc, mẹ sẽ thấy mọi điều không được như ý. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các hội chúng như trầm cảm, stress áp lực sau sinh. 

Mẹ không nên lao lực quá mức sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiêng giảm cân nịt bụng

Trong thời gian ở cữ sau sinh thường, việc quan trọng nhất mà mẹ cần làm chính là bổ sung dinh dưỡng. Vì thế, việc giảm cân hay nịt bụng giảm eo trong thời kỳ này rất không cần thiết. Không những thế, chúng còn cực kỳ có hại cho sức khỏe của mẹ sau sinh. 

Nếu mẹ giảm cân trong giai đoạn này sẽ có nguy cơ suy nhược cơ thể cho cả mình và em bé. Ngoài ra, việc nịt bụng có thể khiến vòng eo của mẹ bị biến dạng, cấu trúc xương sườn bị thay đổi. Vì thế, mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và thể hình trước khi thực hiện các bài tập giảm cân. Điều này sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe và giảm cân hiệu quả hơn. 

Giảm cân trong thời kỳ ở cữ không tốt cho sức khỏe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiêng tắm gội nước lạnh

Tắm gội nước lạnh sau sinh sẽ khiến mẹ dễ bị cảm lạnh, phong thấp. Cơ thể mẹ giai đoạn này cực kỳ yếu, rất dễ bị một số bệnh vặt như cảm cúm, sốt. Vì vậy, mẹ nên cẩn thận trong vấn đề tắm rửa để tránh bị ốm, tổn thương sức khỏe. 

Trong thời gian ở cữ, phụ nữ nên tắm nước ấm từ 37 đến 40 độ C, dù là mùa đông hay mùa hè. Mẹ chỉ nên tắm nước lạnh sau 3 tháng sinh. Thời gian tắm gội của mẹ cũng không nên quá lâu, chỉ từ 5 đến 10 phút là tốt nhất và hạn chế tắm gội cùng lúc. 

Tắm nước lạnh khi ở cữ sau sinh thường khiến mẹ dễ bị ốm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiêng sử dụng chất kích thích

Nhiều mẹ sau sinh gặp phải tình trạng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi trong giai đoạn ở cữ do con quấy khóc. Để giữ tinh thần tỉnh táo, nhiều mẹ chọn sử dụng chất kích thích như cafein, nicotin. Tuy nhiên, chúng không hề tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh. 

Những chất này khi vào cơ thể sẽ gia tăng sự ức chế thần kinh, khiến cơ thể mẹ ngày càng uể oải, mệt mỏi hơn. Đồng thời, sữa mẹ cũng sẽ mang theo các hợp chất này truyền vào cơ thể con, khiến bé cũng chịu tác động. Hệ thần kinh và các cơ quan khác của trẻ sơ sinh còn hoạt động yếu, không thể loại bỏ tác hại của chúng. Do vậy, em bé phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ những chất này. 

Sử dụng chất kích thích không tốt cho mẹ và bé (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiêng dùng thuốc

Mẹ sau sinh đang cho con bú không được tự ý sử dụng thuốc và nguyên tắc cần phải tuân thủ. Nhiều loại thuốc chứa các chất gây ức chế thần kinh, bào mòn hệ thống gan, tiêu hóa và dạ dày. Vì thế, nếu mẹ uống thuốc cũng sẽ khiến em bé chịu một phần tác động của những dược phẩm này. 

Ngoài ra, cơ địa của một số mẹ còn gặp tình trạng mất sữa nếu uống thuốc Tây. Vì vậy khi uống thuốc trong thời gian cho con bú chỉ thấy có hại không có lợi. Mẹ chỉ được uống thuốc dưới sự đồng ý và chỉ định của bác sĩ. Và lưu ý không được tùy ý sử dụng sai liều lượng bác sĩ khuyên dùng, tránh hậu quả đáng tiếc.

Không dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ (Ảnh: Sưu tầm Internet) 

Kiếng ăn, uống đồ lạnh

Nếu ăn uống đồ lạnh trong thời gian ở cữ sẽ khiến mẹ gặp rất nhiều rắc rối. Cụ thể: 

  • Dễ khiến cơ thể bị ốm, đau họng, sốt. 

  • Gây ra tình trạng viêm lợi, viêm nướu, ê buốt răng miệng sau khi sinh.

  • Làm lạnh bụng, tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. 

Vì thế các bác sĩ khuyến cáo mẹ không nên ăn, uống nước lạnh, nước đá sau ít nhất 3 tháng sinh em bé. Mẹ cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc này, tránh gây hại cho sức khỏe. 

Không ăn đồ lạnh để bảo vệ răng miệng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đầy là những điều mẹ cần kiêng cữ sau sinh thường. Mong rằng với những thông tin đã bật mí ở trên, mẹ sẽ có một thời kỳ ở cữ suôn sẻ và mạnh khỏe. Và mẹ hãy nhớ tuân thủ đúng các nguyên tắc kiêng cữ sau sinh khoa học để đảm bảo an toàn, nhanh hồi phục nhé. 

Xem thêm: Thực đơn kiêng cữ cho mẹ sau sinh mổ

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey