Sau khi mang thai và sinh con, cơ thể mẹ bỉm sữa cần được nghỉ ngơi để sớm phục hồi lại sức khỏe cũng như các tổn thương gặp phải. Mẹ có nguy cơ nhận những hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh nếu không chú ý cẩn thận. Hãy xem những hậu quả này là gì và mức độ nguy hiểm của chúng thế nào nhé.
Sau sinh có cần kiêng cữ không?
Dù theo quan niệm dân gian hay khoa học thì sản phụ sau khi sinh vẫn NÊN kiêng cữ. Điều này sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe, tránh một số bệnh hậu sản sau này.
Kiêng cữ theo quan niệm dân gian
Các bà, các mẹ ngày xưa quan niệm rằng, mẹ sau khi sinh cần kiêng cữ nhiều vấn đề để tốt cho sức khỏe. Phụ nữ sau sinh kiêng làm gì?
Một số điều mà chị em cần kiêng cữ bao gồm:
-
Kiêng tắm gội trong vòng 1 tháng: Đây là quan niệm SAI. Mẹ nên thường xuyên tắm gội để giữ cơ thể sạch sẽ, tránh bị nhiễm nấm.
-
Kiêng đánh răng: Mẹ không nên nghe theo quan niệm SAI này mà cần giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh các mảng bám trên răng, gây ra viêm nướu, viêm lợi, sâu răng.
-
KIêng vận động mạnh: Đây là quan niệm ĐÚNG mà mẹ cần tuân theo. Bởi sau khi sinh, sức khỏe của mẹ khá yếu, chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ để hồi phục sức khỏe.
-
Nằm than sau sinh: Quan niệm này đã được khoa học chứng minh là SAI. Than cháy sẽ sản sinh ra khí CO2 - một chất gây ngộ độc, tác là nhân chính gây ra cái chết trong các vụ hỏa hoạn. Vì thế, nó không hề tốt cho sức khỏe của cả 2 mẹ con.
-
Ăn kiêng với thực đơn khá đơn điệu như cá kho nghệ, rau ngót, cơm trắng, trứng luộc, cháo móng giò, thịt kho nghệ. Đây là điều KHÔNG NÊN. Chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh cần có đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh hồi phục và sản sinh đủ sữa cho bé bú. Vì thế, mẹ không nên kiêng khem quá mức, nên ăn đa dạng các nhóm thực phẩm từ thịt, cá, hải sản cho đến rua xanh, trái cây.
-
Kiêng đọc sách, xem ti vi: Điều này KHÔNG ĐÚNG. Mẹ vẫn có thể thư giãn, giải trí với các hoạt động này nhưng với thời gian hợp lý, không nên
Xem thêm: Sau sinh một tháng nên và không nên ăn gì?
Theo khoa học
Kiêng cữ là một điều quan trọng mà các sản phụ sau khi sinh cần thực hiện. Các bác sĩ đã đưa ra một số lời khuyên về vấn đề này nhằm giúp các mẹ chủ động chăm sóc bản thân tốt hơn:
-
Không ăn đồ ăn mặn hoặc thực phẩm lên men, đồ sống để tránh bị nhiễm khuẩn hay nhiễm ký sinh trùng gây bệnh và mắc một số bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp.
-
Vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ ấm cho cơ thể: Tắm rửa, gội đầu thường xuyên để hạn chế mồ hôi gây ngứa, nấm. Mỗi ngày, mẹ cần vệ sinh vùng kín với nước ấm để tránh viêm nhiễm, lau khô bằng khăn giấy để tránh bị ẩm, ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn.
-
Không nịt bụng để tránh chèn ép mạch máu nuôi cơ quan vùng bụng, ảnh hưởng quá trình lành sẹo đối với các mẹ sinh mổ.
-
Không xối nước trực tiếp vào âm đạo khi vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày.
-
Không nằm một chỗ sau khi sinh quá lâu, có thể vận động nhẹ sau 6 - 8 giờ sinh em bé.
-
Không nên nhịn tiểu, đi tiểu càng sớm càng tốt. Nếu để nước tiểu ứ đọng, mầm bệnh sẽ sinh sôi, dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm.
-
Kiêng quan hệ tình dục từ 4 tuần đến 2 tháng sau sinh.
Xem thêm: Sau sinh kiêng quan hệ bao lâu là tốt nhất
Sau sinh phải kiêng cữ bao lâu?
Theo dân gian quan niệm, phụ nữ sau khi sinh cần ở cữ khoảng 3 tháng 10 ngày hoặc dài hơn. Trong giai đoạn này, mẹ bỉm sữa phải ở trong phòng kín, hạn chế tiếp xúc với mọi người, không làm việc, kiêng tắm rửa.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên sản phụ nên kiêng cữ khoảng 1 tháng. Mẹ cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể phục hồi tốt, sản sinh đủ sữa cho bé bú.
Sau khi ra tháng, mẹ có thể trở lại thói quen sinh hoạt bình thường. Mặc dù vậy, mẹ vẫn cần có khẩu phần ăn uống tốt để đảm bảo sức khỏe.
3+ Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh
Các chuyên gia sản khoa đã khẳng định rằng, việc không kiêng cữ sau sinh KHÔNG TỐT với sức khỏe. Nó sẽ dẫn đến một số hậu quả cực kỳ nghiêm trọng như sau:
Suy nhược cơ thể
Nhiều chị em rất chủ quan với sức khỏe hoặc do áp lực về kinh tế, gia đình, con cái mà không kiêng cữ. Điều này dẫn đến một số hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh dưới đây:
-
Suy nhược cơ thể, sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng, gây ra nhiều bệnh lý về tim mạch, xương khớp, tuần hoàn não khó khắc phục về sau.
-
Thiếu máu do không được nghỉ ngơi hợp lý, dinh dưỡng không đầy đủ khiến cho da dẻ xanh xao, thiếu tập trung.
-
Nguy cơ mắc nhiều loại bệnh lý khác nhau về tiêu hóa, cơ xương khớp, hô hấp, não bộ, tình trạng này rất dễ gặp ở các mẹ bầu cao tuổi.
-
Cơ thể dễ nhiễm lạnh, mệt mỏi nếu chị em không giữ ấm tốt cho cơ thể.
Ảnh hưởng sinh sản
Sức khỏe sinh sản của mẹ bỉm sau khi sinh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được kiêng cữ đúng cách:
-
Sa âm đạo, trực tràng với các biểu hiện đau nhiều vùng bụng dưới và cơn đau ngày một tăng. Nguyên nhân là do chị em làm việc sớm sau khi sinh, không chú ý nghỉ ngơi. Nếu bệnh nghiêm trọng, mẹ bỉm sẽ rơi vào tình trạng tiêu tiểu không tự chủ, sức khỏe và cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề.
-
Sa tử cung thường gặp ở các chị em thường xuyên lao động, không chú ý nghỉ dưỡng sau sinh. Biểu hiện của bệnh là vùng kín đau tức, tiểu rát, ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng và sinh hoạt hàng ngày.
-
Ngoài những nguy cơ trên, phụ nữ cùng có thể bị lạnh phục, rong huyết, băng huyết, nhiễm khuẩn,...
Ảnh hưởng tâm lý
Sau khi sinh em bé, chị em sẽ luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi do áp lực từ việc sinh con cũng như các gánh nặng về sức khỏe. Nếu việc này tái diễn thì tâm lý của mẹ bỉm sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc mẹ không kiêng cữ cẩn thận sau khi sinh có thể dồn nén nhiều nỗi lo, mẹ có thể bị trầm cảm hoặc rối loạn tinh thần.
Để khắc phục điều này, chị em hãy dành thời gian vui chơi với con để tình cảm thêm khăng khít, xua tan mệt mỏi do chăm em bé. Ngoài ra, chia sẻ buồn vui và việc chăm con với người thân cũng giúp mẹ giải tỏa tâm lý, không nên cố tình đè nén lo âu.
3+ Điều mẹ nên làm mỗi ngày sau sinh
Sau khi sinh em bé, cơ thể và các tổn thương cần thời gian để hồi phục. Do đó, mẹ bỉm sữa hay duy trì chế độ kiêng cữ mỗi ngày dưới đây:
-
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Bổ sung nhiều dưỡng chất, hầu như không cần phải kiêng khem loại thực phẩm nào. Mẹ nên chú ý không nên ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn mặn, thực phẩm lên men, đồ tươi sống. Thay vào đó, chị em hãy ăn nhiều rau xanh, tinh bột, vitamin, chất xơ, chất béo cùng nhiều loại khoáng chất thiết yếu.
-
Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Tránh làm việc nặng nhọc, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ngủ đủ giấc (khoảng 8 đến 10 tiếng mỗi ngày), nuôi con bằng sữa mẹ và kiêng quan hệ tình dục từ 4 đến 6 tuần.
-
Quan tâm đến sở thích cá nhân: Mẹ hãy đọc sách, nghe nhạc, tập các bộ môn yêu thích với mức độ phù hợp để thư giãn tinh thần, kích thích máu huyết lưu thông. Thời gian tập luyện phù hợp nhất cho mẹ là 30 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên lạm dụng các thiết bị điện tử quá nhiều. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hệ thần kinh và mắt của mẹ.
Xem thêm: Chế độ kiêng cữ sau sinh khoa học tốt cho mẹ và bé
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bỉm sữa hiểu thêm về những hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh. Trong thời gian này, mẹ hãy nghỉ ngơi, xây dựng chế độ chăm sóc đặc biệt để sức khỏe nhanh chóng hồi phục nhé!