zalo
Cách rã đông sữa mẹ giúp giữ chất lượng sữa tốt nhất
Giai đoạn hậu sản

Cách rã đông sữa mẹ giúp giữ chất lượng sữa tốt nhất

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

27/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trữ đông sữa là một trong những phương pháp bảo quản được nhiều mẹ ưu tiên lựa chọn. Cách làm này sẽ giúp giữ chất lượng sữa được lâu và đảm bảo nhất. Vậy cách rã đông sữa mẹ thế nào để giữ trọn dinh dưỡng cho em bé? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về 3 cách rã đông tốt nhất hiện nay nhé. 

3+ Cách rã đông sữa mẹ đảm bảo chất lượng

Có nhiều cách khác nhau mẹ có thể áp dụng để rã đông sữa. Thế nhưng, không phải cách nào cũng giúp giữ trọn vẹn dưỡng chất trong sữa mẹ. Hãy tham khảo 3 cách dưới đây để lựa chọn cách phù hợp nhất mẹ nhé. 

Cách 1: Cho vào ngăn mát tủ lạnh

  • Bước 1: Lấy sữa cần rã đông từ ngăn đá bỏ vào ngăn mát tủ lạnh trước 1 ngày sử dụng. 

  • Bước 2: Sau khi sữa đã được rã đông hoàn toàn, chuyển từ thể rắn qua thể lỏng, mẹ hãy lắc thật nhẹ để dinh dưỡng được hòa quyện vào nhau. 

  • Bước 3: Lấy sữa bỏ ra ngoài và mang đi hâm nóng. 

Cho vào ngăn mát tủ lạnh để rã đông sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách 2: Cho sữa vào bát nước lạnh

  • Bước 1: Mẹ lấy 1 bát tô, sau đó thêm ⅔ nước lạnh vào trong bát. 

  • Bước 2: Lấy túi/bình sữa cần rã đông từ ngăn đá ra ngoài, cho trực tiếp vào bát tô. 

  • Bước 3: Mẹ chờ đến khi sữa rã đông hoàn toàn. Trong thời gian rã đông có thể cho thêm hoặc điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp. 

Cho sữa vào bát nước giúp rã đông nhanh chóng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách 3: Sử dụng máy hâm sữa

  • Bước 1: Lấy sữa từ ngăn đá tủ lạnh bỏ ra ngoài. 

  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ khâu đựng, bình nước trong máy hâm sữa. 

  • Bước 3: Đặt túi/bình sữa vào vị trí và điều chỉnh mức nhiệt độ khoảng 75 đến 80 độ với sữa đang đông đá. Sau đó mẹ có thể điều chỉnh mức nhiệt về thấp dần theo thời gian. 

Trên thực tế, rã đông sữa bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh là cách làm được khuyến khích hơn cả. Bằng cách làm này, mẹ sẽ tránh được tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào sữa, gây biến đổi chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào chế độ sinh hoạt cũng như thời gian, mẹ có thể lựa chọn một trong ba cách rã đông sữa mẹ nói trên. 

Sử dụng máy hâm sữa giúp rã đông nhanh chóng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

5+ Nguyên tắc khi rã đông sữa mẹ không thể bỏ qua

Khi rã đông sữa, mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc để đảm bảo chất lượng được tốt nhất. Cụ thể 5+ nguyên tắc được các chuyên gia khuyến cáo nhiều nhất như sau: 

Không rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng

Khi rã đông sữa ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn rất dễ sinh sôi phát triển. Vậy nên theo khuyến cáo của chuyên gia, mẹ tuyệt đối không được rã đông sữa ở nhiệt độ phòng. Bên cạnh đó, việc để sữa một thời gian dài ở nhiệt độ bình thường sẽ khiến nó dễ bị hỏng, gây biến chất dinh dưỡng. Đến khi bé sử dụng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không rã đông sữa mẹ bằng lò vi sóng

Nhiệt độ của lò vi sóng thường khá cao, sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sữa mẹ. Đồng thời, sóng microwave từ lò vi sóng sẽ làm đứt gãy cấu trúc của các amino axit trong sữa mẹ. Từ đó phá hủy vitamin, làm chết kháng thể, và giảm giá trị dinh dưỡng của protein, lipid trong sữa mẹ. 

Nó đồng nghĩa với việc dinh dưỡng trẻ nhận được từ việc ti sữa sẽ giảm đáng kể, không còn đảm bảo. Lâu dần sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. 

Không được sử dụng lò vi sóng để rã đông. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không lắc mạnh bình/túi khi rã đông

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia sữa mẹ, khi hâm sữa tuyệt đối không được lắc mạnh bình. Nếu mẹ lắc mạnh bình sẽ phá vỡ cấu trúc dinh dưỡng bên trong, làm giảm chất lượng của nó. Đặc biệt, điều này có thể làm mất kháng thể trong sữa, làm đứt gãy liên kết phân tử bên trong. Do đó, khi hâm và rã đông sữa, mẹ chỉ nên lắc nhẹ nhàng để làm tan váng sữa.   

Không lắc mạnh bình hay túi đựng sữa khi rã đông. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sữa mẹ rã đông sử dụng được bao lâu? 

Chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ sau khi rã đông và được hâm nóng. 

Khi sữa mẹ để ở ngoài quá 1 giờ, dinh dưỡng bên trong sẽ giảm đáng kể. Đồng thời, môi trường không khí bên ngoài dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào sữa, không đảm bảo chất lượng. Do đó, mẹ nên bỏ đi và không được cho trẻ tiếp tục bú hay cấp đông lại.  

Sữa mẹ rã đông chỉ nên sử dụng trong vòng 1 tiếng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giải đáp thắc mắc khi rã đông sữa mẹ

Chắc hẳn các mẹ bỉm thường có nhiều thắc mắc liên quan đến sữa mẹ. Dưới đây là một vài thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm nhất, các mẹ hãy tham khảo và tìm lời giải cho chính mình nhé. 

Sữa mẹ rã đông có cặn trắng có sao không?

Sữa mẹ sau khi rã đông có chứa cặn trắng là hiện tượng hoàn toàn bình thường, KHÔNG NGUY HIỂM tới sức khỏe của trẻ sơ sinh. Theo ý kiến của chuyên gia, nguyên nhân gây ra tình trạng cặn trắng trong sữa mẹ là do mẹ uống ít nước. Trong khi đó, có tới 87% thành phần trong sữa mẹ là nước. Việc mẹ uống ít nước sẽ khiến sữa bị đặc, tạo ra sự phân lớp rõ rệt khi hút sữa ra ngoài. 

Rã đông sữa mẹ có cặn trắng không gây nguy hiểm cho trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách nhận biết sữa sau khi rã đông có bị hư không? 

Để nhận biết sữa mẹ sau khi rã đông có bị hỏng hay không, mẹ đừng bỏ qua 4 dấu hiệu dưới đây nhé. 

Sữa mẹ có màu lạ và tạo váng không tan

Trên thực tế, sữa mẹ đảm bảo chất lượng sẽ có các màu như: trắng trong, trắng đục, vàng, xanh nhẹ. Mỗi dạng sữa non, sữa chuyển tiếp, sữa trưởng thành sẽ được chia thành các màu khác nhau. Một vài trường hợp đặc biệt, do ảnh hưởng từ chế độ ăn, sữa mẹ có thể có màu hồng, màu cam, màu xanh đậm. Do vậy, việc nhận biết sữa mẹ có bị hư hay không qua màu sắc khá khó. 

Thêm vào đó, sữa mẹ sau khi trữ đông màu sắc sẽ có sự thay đổi nhẹ so với ban đầu. Màu sắc của sữa sẽ thay đổi trong quá trình bảo quản hoặc ngay cả khi cho trẻ bú một lần. Sữa thường có màu hơi xanh, hơi xanh, hơi vàng hoặc thậm chí hơi nâu. Sữa cũng thường tách thành các lớp sữa và có độ đặc hơn. 

Khi sữa mẹ vẫn đảm bảo chất lượng, chỉ cần lắc nhẹ bình sau khi rã đông, các váng sữa sẽ tự động tách. Nếu sữa mẹ vẫn bị phân tách hoặc nổi khối sau khi lắc đều thì khả năng cao sữa đã bị hỏng. 

Sữa mẹ nếu đã bị hỏng sẽ tạo váng không tan. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhận biết qua mùi

Dùng mũi để ngửi mùi của sữa cũng là một cách giúp mẹ nhận biết sữa có bị hỏng hay không. Tuy nhiên, cách làm này có thể không chính xác tuyệt đối, mẹ cần cân nhắc. Trên thực tế, sữa mẹ có chứa lipase giúp phân hủy chất béo cho em bé. Ở những phụ nữ có sữa mẹ có lipase cao, enzym có thể khiến sữa mẹ đã rã đông có mùi chua nhẹ. Điều này có thể gây nhầm lẫn với sữa đã hỏng. 

Để nhận biết sữa mẹ nguyên vị của mùi chua hay không, mẹ hãy thử trữ đông một lượng nhỏ sữa mẹ. Tiếp đến, hãy rã đông và kiểm tra mùi của nó sau 1 ngày. Nếu mẹ ngửi thấy mùi chua nhẹ sau khi rã đông, cho thấy sữa mẹ sẽ có mùi này nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho mẹ. 

Nhận biết qua vị

Nếm thử sữa trước khi cho con sử dụng là biện pháp nhận biết sữa mẹ có bị hỏng hay không chính xác nhất. Sữa mẹ luôn có một mùi vị rất đặc trưng dù đã qua trữ đông. Nó sẽ khác hoàn toàn với sữa bò, có vị ngọt nhẹ, thanh mát đặc trưng. Nếu mẹ nếm phải vị chua lạ thì rất có thể sữa mẹ đã bị hỏng. 

Sữa mẹ đã bị hỏng thường có vị chua. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhận biết qua phản ứng của trẻ

Mọi phản ứng của trẻ khi ti sữa sẽ giúp mẹ nhận biết sữa có bị hỏng hay không. Nếu sức khỏe và chế độ sinh hoạt của trẻ diễn ra bình thường, nhưng có biểu hiện chán ti thì mẹ hãy cảnh giác với sữa hỏng nhé. Em sẽ sẽ rất tinh ý nhận ra sự thay đổi trong sữa mẹ. 

Trong trường hợp không phải sữa hỏng, mẹ hãy kiểm tra thật cẩn thận sức khỏe của trẻ. Bởi đây cũng có thể là dấu hiệu con đang không khỏe. 

Mẹ có thể nhận biết sữa có bị hỏng hay không qua phản ứng của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chắc hẳn, đọc xong bài viết này mẹ đã hiểu rõ cách rã đông sữa mẹ giúp đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất rồi phải không. Mong rằng những thông tin trong bài sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức liên quan tới sữa. Qua đó giúp đảm bảo sức khỏe của trẻ phát triển toàn diện nhất, tốt nhất trong thời kỳ cho con bú. Đừng quên tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích khác tại chuyên mục Giai đoạn hậu sản mẹ nhé. 

Storing and Thawing Breast Milk - Truy cập ngày 27/9/2022

https://wicbreastfeeding.fns.usda.gov/storing-and-thawing-breast-milk

How to store, freeze and thaw breast milk - Truy cập ngày 27/9/2022

https://www.medela.com/breastfeeding/mums-journey/storing-and-thawing-breast-milk

How to Thaw, Warm, and Use Frozen Breast Milk  - Truy cập ngày 27/9/2022

https://www.verywellfamily.com/how-to-defrost-breast-milk-431752

 

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!