Quá trình cho con bú và nuôi con sau sinh không hề dễ dàng đối với các mẹ bỉm. Trong lúc này rất nhiều mẹ phải chật vật để lựa chọn nguồn sữa phù hợp với con của mình và vừa phải học cách chăm con như thế nào là tốt nhất ? Khi cho con bú sữa mẹ và bú sữa bình thì các mẹ phải làm gì? Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong giai đoạn rắc rối này. Thông quá bài viết sau đây sẽ giải quyết những câu hỏi của các mẹ và giúp mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích để lựa chọn nguồn sữa tốt nhất cho con.
Cho con bú sữa mẹ - Nguồn dinh dưỡng tốt nhất
Nuôi con bằng sữa mẹ là việc cho con bú mẹ hoàn toàn trong tháng đầu và không cần bổ sung thêm bất kỳ thực phẩm nào khác (bao gồm nước). Theo khuyến nghị của WHO các mẹ nên duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời.
Trong sữa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng, kháng thể giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí não và tăng cường hệ miễn dịch chống bệnh tật. Đến khi trẻ hơn 6 tháng tuổi, các mẹ có thể kết hợp vừa cho con bú với ăn dặm đầy đủ dưỡng chất để tăng cường chất dinh dưỡng cho trẻ.
Hiểu đúng về sữa mẹ
Để trẻ hấp thu dưỡng chất từ sữa mẹ tốt nhất các mẹ nên có phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách. Và việc đầu tiên đó là hiểu rõ, hiểu đúng về sữa mẹ.
Sữa mẹ có 5 dạng khác nhau:
-
Sữa non: Đây là một chất dịch lỏng, đặc sánh, có màu vàng nhạt thường xuất hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ và trong khoảng 3-5 ngày đầu tiên sau khi sinh. Tùy vào cơ địa và thể chất của mỗi mẹ, lượng sữa non sẽ có sự khác nhau nhưng thông thường lượng sữa trung bình mỗi ngày sẽ khoảng 30ml.
Tuy sữa non khá ít nhưng có nồng độ dinh dưỡng rất cao, chứa rất nhiều protein, vitamin, khoáng chất, enzyme, amino acid, kháng thể, các yếu tố miễn dịch,...
-
Sữa chuyển tiếp: Sữa chuyển tiếp là sữa trong giai đoạn từ sữa non chuyển sang sữa trưởng thành. Sữa này được tiết ra trong khoảng từ 5-14 ngày sau khi sinh.
Trong sữa sẽ chứa nhiều chất béo, vitamin tan trong nước và đường lactose cùng hàm lượng calo cao hơn so với sữa non. Bởi vì lượng sữa chuyển tiếp được tiết ra nhiều hơn so với sữa non, nên ngực của mẹ sẽ trở nên căng tức rất khó cho bé bú.
-
Sữa trưởng thành: Sữa sẽ xuất hiện khoảng cuối tuần thứ hai sau khi sinh. Sữa trưởng thành sẽ được tiết nhiều hơn sữa chuyển tiếp nhưng loãng hơn, nhiều nước và có màu trắng đục. Trong sữa có chứa nhiều chất béo, protein, các chất kích thích miễn dịch, vitamin, khoáng chất,carbohydrate, men đáp ứng đủ các nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.
-
Sữa đầu bữa: Sữa đầu thường có màu trắng, ít béo có tác dụng giải khát cho trẻ. Sữa thường chứa nhiều nước, vitamin, protein, khoáng chất,...và xuất hiện ở 10 phút đầu tiên của cữ bú của trẻ.
-
Sữa cuối bữa: Sữa này sẽ có màu hơi vàng và sánh đặc hơn so với sữa đầu bữa. Sữa cuối bữa được tiết ra sau sữa đầu và ở cuối cữ bú của trẻ. Trong sữa chứa nhiều năng lượng và chất béo hơn giúp bé tăng cân và no lâu hơn.
Lợi ích khi cho con bú sữa mẹ
Việc cho con bú sữa mẹ đem lại nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ đồng thời cũng rất có lợi cho mẹ. Dưới đây là một số lợi ích khi cho con bú sữa mẹ mà các mẹ nên biết
Đối với con
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất phong phú mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ như:
-
Cung cấp dinh dưỡng: Sữa mẹ chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho quá trình phát triển thể chất và trí não của trẻ như protein, vitamin, chất béo, kháng thể,...Đây là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ sơ sinh, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt trong khi hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện.
-
Thúc đẩy sự phát triển toàn diện: Sữa mẹ chưa nguồn dinh dưỡng rất lớn và cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Hàm lượng protein, vitamin, khoáng chất giúp bé phát triển cơ thể và tăng cân, kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, DHA giúp bé phát triển trí não,...Do đó, cho trẻ bú sữa mẹ sau sinh sẽ thúc đẩy sự phát triển toàn diện ở trẻ.
-
Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng: Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Khi trẻ bú sữa mẹ sẽ giảm bớt các nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng.
Trong 6 tháng đầu đời, bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhưng nhiễm trùng tai, hô hấp, tiêu chảy, cảnh lạnh,...Đồng thời cũng giúp trẻ phát triển xương hàm, khuôn mặt, răng tốt hơn.
-
Tốt cho sự phát triển trí não: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp trẻ có IQ cao hơn. Bởi vì trong sữa mẹ có chứa HMO là thành phần nuôi dưỡng vi sinh đường ruột giúp tiêu hóa khỏe mạnh.
Khoa học đã chứng minh khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ liên kết hệ thần kinh làm cho não hoạt động tốt hơn, giúp trẻ thông minh hơn. Ngoài ra trong sữa mẹ còn rất giàu DHA tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
-
Gắn kết tình mẫu tử: Khi mẹ cho trẻ bú sẽ có sự tiếp xúc da thịt và giao tiếp bằng mắt với trẻ. Vì thế sẽ tạo sự gần gũi, gắn kết tình mẫu tử giữa mẹ và trẻ, tạo cảm giác an toàn hơn cho trẻ.
Đối với mẹ:
Cho con bú bằng sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích tốt cho trẻ còn mang lại nhiều lợi ích cho các mẹ bỉm như:
-
Giảm nguy cơ băng huyết: Cho trẻ bú sữa lượng hormone Oxytocin trong cơ thể của mẹ tăng cao làm tử cung co bóp nhiều hơn và trục xuất nhau thai, màng nhầy, sản dịch nhanh hơn. Đồng thời, việc này sẽ giúp các mẹ giảm bớt hiện tượng chảy máu âm đạo sau sinh, giảm nguy cơ băng huyết.
-
Giúp lấy lại vóc dáng: Việc cho trẻ bú sữa mẹ sẽ đốt cháy rất nhiều calo và sẽ giúp các mẹ giảm cân, lấy lại vóc dáng nhanh hơn.
-
Giảm nguy cơ trầm cảm: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy các mẹ cho con bú sẽ ít có nguy cơ bị trầm cảm hơn so với các mẹ không cho con bú hoặc cai sữa sớm.
-
Hỗ trợ tránh thai tự nhiên: Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ thì chu kỳ kinh nguyệt và quá trình rụng trứng của các mẹ sẽ tạm ngưng nên sẽ không có cơ hội mang thai. Đây là biện pháp hỗ trợ tránh thai tự nhiên cho các mẹ bỉm.
Tác hại của việc không cho con bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ sơ sinh tuy nhiên điều này chỉ đúng trong trường hợp mẹ có đủ và nhiều sữa cho con bú. Đối với các mẹ bị mất sữa, tắc sữa hoặc không thể cho con bú, phải dùng sữa công thức hoàn toàn thì sẽ có một số tác hại như sau:
-
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường ở trẻ thường là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Khi trẻ dùng sữa công thức hoàn toàn sẽ có nguy có mắc bệnh tiểu đường cao hơn những trẻ được bú mẹ hoàn toàn.
-
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh về hô hấp: Mặc dù sữa công thức cũng chứa các thành phần dinh dưỡng tương tự sữa mẹ nhưng vẫn không thể cung cấp cho trẻ được những kháng thể tự nhiên có trong sữa mẹ. Vì thế khi trẻ dùng sữa công thức thì sức đề kháng sẽ yếu hơn trẻ bú sữa mẹ. Trẻ cũng sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phổi, dị ứng,...
-
Gia tăng nguy cơ tử vong ở trẻ: Nhiều nhà khoa học đã chứng minh và cho thấy trẻ uống sữa ngoài lúc mới sinh sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn so với trẻ bú sữa mẹ. Nguyên nhân bởi vì trẻ dễ mắc các bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp,...
3+ Nguyên tắc khi cho con bú sữa mẹ
Khi cho con bú sữa mẹ các mẹ cũng cần tuân thủ các nguyên tắc sau để đảm bảo cho bú đúng cách và đủ sữa cho bé.
-
Cho con bú sớm ngay sau khi sinh: Các mẹ nên cho con bú ngay trong 1 giờ sau khi sinh để cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ khi chào đời. Việc cho bú sẽ giúp mẹ co hồi tử dụng, bài tiết sữa sớm cho trẻ và giảm nguy cơ mất máu.
Đồng thời các mẹ không nên cho trẻ ăn thức ăn hay uống đồ khác để thay thế sữa mẹ vì sẽ khiến mẹ giảm tiết sữa, không đủ sữa nuôi con và trẻ cũng có thể không chịu bú mẹ.
-
Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là phương pháp nuôi con được khuyến khích trên toàn thế giới. Thời gian này sẽ là khởi đầu tốt nhất cho trẻ trong cuộc đời.
Khi cho trẻ bú mẹ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng giúp trẻ tăng trường, miễn dịch và bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật. Lúc này mẹ chỉ cần cho trẻ bú mà không cần phải ăn thêm hay uống thêm bất kỳ đồ uống ngoài kể cả nước.
-
Cho con bú đủ cữ, theo đúng nhu cầu: Trẻ cần bú đủ cữ, theo đúng nhu cầu và thường xuyên cả ngày lẫn đêm để phát triển. Số lần bú của trẻ khoảng từ 8-12 lần một ngày tùy thuộc vào kích cỡ dạ dày.
Khi trẻ mới sinh 1-2 ngày thì sẽ uống từ 5-7ml, 3-4 ngày sẽ uống 22-27ml và sau hơn 10 ngày sẽ từ 60-80ml. Khi trẻ bú càng nhiều mẹ sẽ tiết càng nhiều sữa, mẹ nên cho trẻ bú hết bên này rồi chuyển bên để trẻ có thể bú đủ cả sữa đầu lẫn sữa cuối.
Một số trường hợp mẹ không nên cho con bú sữa mẹ
Trong một số trường hợp thì không cho trẻ bú sữa mẹ nếu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Sau đây là một số trường hợp điển hình các mẹ có thể tham khảo.
Một số trường hợp không nên cho con bú mẹ do yếu tố đến từ người mẹ:
-
Cơ thể của mẹ quá nhẹ không đủ trữ lượng chất béo để sản xuất sữa cho bé bú
-
Mẹ mắc các bệnh suy nhược như thiếu máu nặng, bệnh tim, bệnh thận,...
-
Mẹ mắc các bệnh nhiễm khuẩn không thể điều trị hoặc chưa điều trị được như HIV, AIDS. Bởi vì khi bú mẹ, bệnh có thể lây quá chất dịch cơ thể và sữa mẹ cho trẻ.
-
Mẹ mắc các vấn đề về sức khỏe phải sử dụng thuốc thường xuyên, những loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng và gây hại cho trẻ như thuốc ngủ, thuốc chống ung thư, thuốc an thần, thuốc huyết áp,...
-
Mẹ sử dụng các chất kích thích hay gây nghiện như rượu, bia, ma túy,...
-
Mẹ tiếp xúc với các chất độc hại, chất phóng xạ mà chưa xác định có bị nhiễm hay không
-
Mẹ có tuyến vú không phát triển, có vấn đề về dây thần kinh cảm ứng của vú
-
Các trường hợp mẹ bị áp xe vú, sốt rét, rối loạn tâm thần, trầm cảm,... thì nên hạn chế cho bé bú
Một số trường hợp không nên cho con bú do các yếu tố đến từ trẻ như:
-
Trẻ bị hở hàm ếch, sứt môi
-
Trẻ không dung nạp được lactose, không hấp thụ và tiêu hóa được sữa mẹ
Cho con bú sữa công thức - Có tốt không?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ từ khi mới sinh ra. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng của mỗi mẹ thì lượng sữa thể không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.
Khi mẹ không đủ điều kiện nuôi con bằng sữa hoặc nguồn sữa không cung cấp đủ nhu cầu của trẻ thì thường dùng sữa công thức. Đây là giải pháp thay thế an toàn, tốt cho em bé, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng trong những năm tháng đầu đời.
Sữa công thức là gì?
Sữa công thức hay còn được gọi là bột sữa trẻ em, được nghiên cứu và sản xuất làm thức ăn dành riêng cho trẻ. Sữa sẽ được mô phỏng theo các thành phần,mùi vị như sữa mẹ bao gồm các dưỡng chất như protein, chất béo, các loại vitamin và được sản xuất trong môi trường điều kiện vô trùng.
Sữa công thức có thể thay thế hoàn toàn và một phần cho sữa mẹ để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu trong giai đoạn đầu đời của trẻ
Khi nào mẹ nên cho con bú sữa công thức?
Vấn đề có nên cho con bú sữa công thức hay không nhận được rất nhiều tranh cãi và ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, việc cho con bú sữa công thức phần lớn phụ thuộc vào điều điều sức khỏe của mẹ và bé hoặc hoàn cảnh của gia đình. Một số lý do phổ biến mà các mẹ quyết định cho con bú sữa công thức thường gặp như:
-
Trẻ sinh non hoặc mắc bệnh: Khi trẻ sinh non hoặc mắc bệnh cần được chăm sóc đặc biệt, không thể bú sữa mẹ thì có thể dùng sữa công thức. Việc dùng sữa công thức sẽ bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ trong những ngày đầu đời.
-
Trẻ tăng cân chậm, không đạt chuẩn: Trong năm đầu tiên, sự phát triển của trẻ biểu hiện rất rõ rệt. Tuy nhiên nếu trẻ có dấu hiệu tăng cân chậm, không đạt chuẩn như những trẻ khác thì các mẹ nên dùng thêm sữa công thức. Bổ sung sữa công thức sẽ giúp trẻ có thêm năng lượng, dưỡng chất để phát triển tốt hơn.
-
Mẹ tiết ít sữa: Khi mẹ gặp các vấn đề như phẫu thuật ngực, rối loạn hormone, tuyến giáp, không đủ mô tuyến vú,...Do đó không sản xuất được đủ lượng sữa cho trẻ thì nên bổ sung sữa công thức để cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ.
-
Mẹ không thể đảm bảo cho con bú đủ: Khi mẹ bị suy nhược cơ thể, thiếu máu, tắc sữa hoặc sinh đa thai không đảm bảo được nguồn sữa cho trẻ. Lúc này mẹ nên dùng thêm sữa công thức để bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời đảm bảo được sức khỏe cho bản thân.
Nhu cầu bú sữa công thức của trẻ sơ sinh
Tùy theo từng giai đoạn phát triển thì nhu cầu bú sữa của trẻ sẽ có sự thay đổi. Dưới đây là nhu cầu về sữa của trẻ trong vòng 6 tháng sau sinh sinh các mẹ có thể tham khảo.
-
Mới sinh - 1 tháng: 480ml/ ngày chia thành 8 đến 10 cữ, trung bình mỗi cữ khoảng 60ml
-
1 tháng - 2 tháng: 630ml/ ngày chia thành 7 đến 10 cữ, trung bình mỗi cữ khoảng 90ml
-
2 tháng - 4 tháng: 720ml/ ngày chia thành 6 đến 10 cữ, trung bình mỗi cữ khoảng 120ml
-
4 tháng - 6 tháng: tổng cộng khoảng 900ml/ngày chia thành 6-8 cữ, trung bình mỗi cữ khoảng 150ml
[Giải đáp] Mẹ bị sốt có cho con bú được không? Lợi hại thế nào?
Mẹ cho con bú bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Cách chữa hiệu quả
Kích sữa bằng cách cho con bú trực tiếp có hiệu quả không?
3+ Lợi ích khi cho con bú sữa công thức
Việc cho con bú sữa công thức đem lại không ích lợi cho các mẹ trong quá trình nuôi con như:
-
Ai cũng có thể cho bé uống: Các mẹ chỉ cần chuẩn bị bình, sữa thì bất kỳ ai trong gia đình cũng có thể cho trẻ bú. Nhờ đó, mẹ sẽ có thêm thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe sau sinh.
-
Tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của mẹ không ảnh hưởng đến bé: Trong ăn uống các mẹ có thể thoải mái ăn những món mình thích mà không lo ảnh hưởng đến chất lượng sữa hay ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đồng thời khi cho bé uống sữa công thức thì các mẹ cũng không cần quá khắt khe với chế độ dinh dưỡng sau sinh, có thể ăn kiêng để khôi phục vóc dáng.
-
Chủ động trong việc theo dõi lượng ăn của con: Các mẹ sẽ kiểm soát lượng sữa bé đã bú để biết bé bú no hay chưa. Nhờ đó, có thể theo dõi sự phát triển của bé tốt hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của bé.
3+ Nguy cơ khi cho bé bú sữa công thức hoàn toàn
Bên cạnh các lợi ích thì việc cho bé bú sữa công thức hoàn toàn cũng mang lại một số nguy cơ nhất định cho bé như:
-
Ảnh hưởng đến sức khỏe của bé: Khi trẻ uống sữa công thức hoàn toàn sẽ không được bổ sung các kháng thể tự nhiên có trong sữa mẹ nên sức đề kháng của trẻ khá yếu. Trẻ thường dễ mắc các bệnh như nhiễm trùng tai, nhiễm trùng nước tiểu, nhiễm trùng ngực, tiêu chảy,...Ngoài ra, khi uống sữa công thức trẻ thường có nguy cơ cao bị béo phì, sâu răng,...
-
Tốn chi phí: Cho trẻ bú sữa công thức hoàn toàn sẽ tiêu tốn của các mẹ một khoản chi phí khá lớn đặc biệt là giai đoạn dưới 6 tháng tuổi. Lúc này nhu cầu uống sữa mỗi ngày của trẻ rất cao nên lượng sữa tiêu thụ mỗi tháng khá nhiều. Hơn hết các loại sữa công thức thường là sữa nhập có giá rất cao, nên số tiền để bỏ ra hàng tháng cho việc mua sữa là không nhỏ.
-
Có nguy cơ dị ứng sữa: Nguyên nhân gây dị ứng sữa hàng đầu ở trẻ nhỏ đó là hệ miễn dịch phản ứng với protein trong sữa động vật. Mà đa số các loại sữa công thức trên thị trường hiện nay đều được làm từ sữa bò, nên tỷ lệ dị ứng sữa của trẻ rất cao. Sau khi uống sữa một vài giờ nếu trẻ bị dị ứng sẽ xuất hiện một số triệu chứng như khò khè, khó thở, rối loạn tiêu hóa,...
Một số lưu ý khi con uống sữa ngoài
Để đảm bảo an toàn tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé thì khi cho con uống sữa ngoài các mẹ cần lưu ý:
-
Đảm bảo bình và tay của người pha sữa phải sạch: Bình sữa của trẻ sau khi dùng xong các mẹ nên vệ sinh ngay và đem đi tiệt trùng. Khi sử dụng bình để pha sữa thì phải đảm bảo bình và tay của người pha sữa phải thật sạch để tránh đưa vi khuẩn hoặc các tác nhân có hại vào cơ thể của trẻ.
-
Pha theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất: Các mẹ cần chú ý pha đúng tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh pha sữa quá đặc hoặc quá lỏng.
Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, mao mạch của trẻ thường rất yếu nếu mẹ cho uống sữa quá đặc có thể khiến mao mạch máu bị vỡ. Còn nếu sữa quá lỏng sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ khiến trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng.
-
Đảm bảo nhiệt độ nước pha sữa: Trong sữa có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, vitamin, chất béo, cacbonhydrat, sắt rất dễ bị tan biến khi gặp nước nóng. Còn khi gặp nước lạnh thì cách chất này sẽ không tan hết khiến trẻ dễ bị lạnh bụng và tiêu chảy.
Vì thế các mẹ nên dùng nước đun sôi để nguội từ từ để pha sữa, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 50 đến 70 độ C vừa giúp trẻ dễ uống và vừa đảm bảo không gây mất chất dinh dưỡng.
-
Không uống sữa để trong không khí quá lâu: Trẻ ở giai đoạn sơ sinh thường rất hay bú đêm nên các mẹ hay pha sữa để sẵn và hâm lại cho bé bú.
Tuy nhiên, sữa công thức thường chỉ dùng trong khoảng 1 giờ ở nhiệt độ phòng. Nếu các mẹ để sữa quá lâu sữa sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ. Vì thế các mẹ chỉ nên pha sữa khi trẻ cần bú để đảm bảo dinh dưỡng trong sữa cho trẻ
-
Dùng máy hâm sữa đúng cách: Để làm ấm sữa thì các mẹ có thể dùng máy hâm sữa ở 40 độ C để hâm sữa cho trẻ. Các mẹ tuyệt đối không hâm sữa bằng lò vi sóng vì nhiệt độ quá nóng sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong sữa và làm phỏng miệng trẻ.
Sau khi hâm nóng thì các mẹ cũng nên cho sữa ra tay để kiểm tra nhiệt độ trước khi cho trẻ uống.
Hướng dẫn cách pha sữa công thức cho bé bú
Cách pha sữa công thức cho bé bú còn tùy thuộc vào từng loại sữa bé dùng. Sau đây là cách pha sữa dạng bột cho trẻ phổ biến nhất hiện nay mà các mẹ có thể tham khảo.
- Bước 1: Rửa sạch và tiệt trùng các dụng cụ pha sữa như bình, muỗng, núm vú. Các mẹ có thể dùng máy tiệt trùng hoặc trụng qua nước sôi từ 5 đến 10 phút.
- Bước 2: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên hộp sữa và lựa chọn lượng sữa phù hợp đủ cho bé bú
- Bước 3: Lấy lượng nước đủ để pha với lượng sữa trên
- Bước 4: Dùng muỗng để múc bột sữa và gạt ngang muỗng bột theo hướng dẫn trên hộp
- Bước 5: Cho bột sữa vào nước nóng ở nhiệt độ tầm 35-40 độ C, không nên dùng nước quá nóng hoặc quá nguội để pha sữa cho bé.
- Bước 6: Vặn chặt bình sữa và lắc đều cho bột sữa tan hết. Lưu ý khi đóng nắp bình sữa các mẹ nên hạn chế chạm tay vào núm vú để đảm bảo vệ sinh cho bé.
- Bước 7: Trước khi cho bé bú mẹ nên nhỏ một vài giọt lên tay để kiểm tra nhiệt độ của sữa. Khi sữa ở nhiệt độ vừa đủ ấm thì mới cho bé bú, tránh để sữa quá nóng gây phỏng bé.
Lưu ý: Sữa đã pha chỉ nên uống trong khoảng 1 giờ, nếu bé không uống hết mẹ nên bỏ đi vì sữa để quá lâu dễ bị nhiễm khuẩn.
Nên cho con bú sữa mẹ hay sữa công thức?
Đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ là nguồn dưỡng chất bổ dưỡng và tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ, Vì thế việc cho trẻ bú sữa mới trong những năm tháng đầu đời luôn được khuyến khích, trừ một số trường hợp bất khả kháng. Trường hợp nếu mẹ mắc bệnh hoặc cơ thể không đủ điều kiện để tiết sữa cho con bú sữa mẹ thì có thể chuyển qua sử dụng sữa công thức.
Mặt khác, nếu sữa mẹ quá ít và kém chất lượng thì mẹ có thể sử dụng bổ sung thêm cả sữa công thức. Nếu kết hợp cho bé bú sữa mẹ với sữa công thức thì mẹ nên cho bú sữa mẹ trước, sau đó mới đến sữa công thức trong cùng một cữ ăn.
Hướng dẫn cho con bú sữa mẹ đúng cách
Để cho con bú sữa mẹ đúng cách là điều không hề dễ dàng với các mẹ bỉm khi lần đầu làm mẹ. Tư thế bú đúng cách sẽ giúp cho cả mẹ và bé đều được thoải mái và bé sẽ không bị sặc sữa. Dưới đây là một số tư thế cho bé bú điển hình mà các mẹ thường hay áp dụng.
Tư thế cho con bú
Khi cho con bú các mẹ có rất nhiều tư thế tuy nhiên tư thế được ưu tiên sẽ là tư thế thoải mái nhất và không gây mỏi cho các mẹ bỉm.
-
Tư thế ngồi: Mỗi cữ bú của trẻ thường kéo dài trong khoảng 30 phút nên các mẹ thường chọn tư thế dễ nhất là tư thế ngồi. Khi ngồi các mẹ có thể tựa lưng thoải mái vào giường hoặc ghế, tay bế bé ôm vào lòng tạo thành hình vòng cung vững chắc chắn.
Khi bé bú bên ngực nào thì tay sẽ hướng cúng phía với bên đó và đỡ bé. Ba điểm đầu- lưng- mông của trẻ tạo thành đường thẳng và nghiêng về phía mẹ, mặt đối diện với ngực của mẹ, bụng chạm bụng mẹ.
-
Tư thế ôm: Tư thế này thường được các mẹ có bộ ngực lớn hoặc trẻ sinh non. Khi cho bú mẹ sẽ đặt trẻ ở bên cạnh, mặt trẻ sẽ đối diện với ngựa của mẹ, tay chân của trẻ sẽ được đặt dưới cánh tay mẹ. Còn tay mẹ sẽ giữ bé và giữ chặt núm vú để giúp bé bú dễ dàng hơn.
-
Tư thế nằm: Đây là tư thế khi mẹ khá mệt và không đủ sức để ôm bé ngồi. Mẹ và bé sẽ cùng nằm nghiêng trên giường, bé được đặt sát bên cạnh mẹ và đầu trẻ quay vào vú của mẹ để cho bú. Tư thế này được rất nhiều các mẹ áp dụng bởi vì trẻ bú được khá nhiều sữa.
Tư thế giữ bầu vú khi con ti
Ở tư thế này mẹ sẽ ngồi thẳng người, hai vai thẳng và thoải mái. Một bàn tay đỡ và giữ vai, đầu và cổ của trẻ. Ngực mẹ sẽ đặt sát mặt trẻ, lưng sẽ nằm trên cẳng tay của mẹ.
Mông trẻ được đặt nằm ngang so với khuỷu tay của mẹ, chân tì vào phía sau. Các mẹ có thể đặt gối kê dưới tay để nâng tầm bú của mẹ và giúp mẹ thoải mái hơn. Bàn tay còn lại của mẹ sẽ giữ bầu vú và nâng vừa tầm để bé bú.
Tư thế ngậm núm ti của trẻ
Ở tư thế này các mẹ sẽ kiểm soát được đầu trẻ trong suốt quá trình bú do đầu trẻ được đặt giữa bàn tay và các ngón tay. Người của trẻ sẽ được đỡ bằng cẳng tay đang giữ đầu và tay đối diện bên vú đang cho bé bú. Bàn tay của các mẹ sẽ thay đổi vị trí đầu của bé giúp bé ngậm núm ti dễ dàng và bú tốt hơn.
Hướng dẫn cho bé bú bình đúng cách
Tình trạng bị sặc sữa rất nguy hiểm cho trẻ bởi vì khi trẻ sặc có thể dẫn đến ngạt thở và gây tử vong. Vì thế việc cho trẻ bú bình đúng cách là vô cùng quan trọng để không gây nguy hiểm cho trẻ. Dưới đây là cách bú bình đúng cách mà các mẹ có thể tham khảo.
Tư thế cho con bú bình
Để bé bú bình không bị sặc thì khi cho bú các mẹ nên đặt đầu của bé ở vị trí cao hơn phần thân. Tư thế này sẽ giúp sữa dễ dàng chảy xuống đường tiêu hóa của trẻ và giảm tình trạng trào ngược.
Sau khi cho trẻ bú xong, mẹ nên giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng, ngực của trẻ áp vào ngực của mẹ, kề mặt bé lên hõm vai và vỗ nhẹ lên lưng cho đến khi bé ợ hơi ra. Khi bé đã ợ hơi, các mẹ nên bế trẻ thêm một lát và đặt trẻ nằm. Lưu ý khi bú bình, các mẹ nên tránh đùa giỡn quá mạnh với trẻ, không đung đưa, rung lắc trẻ quá nhiều.
Cho bé bú theo nhịp
Việc cho bé bú theo nhịp sẽ hạn chế được tình trạng trẻ bị sặc sữa. Cách bú này tương tự với khi trẻ bú sữa mẹ và sẽ kéo dài trong vòng 15-20 phút. Trong quá trình bú trẻ sẽ được đặt ở tư thế ngồi thẳng lưng trong lòng mẹ, tay trái của mẹ sẽ đỡ đầu trẻ.
Bình sữa sẽ đặt nằm ngang bằng với tay phải, núm vú được đút vào miệng trẻ và cọ nhẹ qua lại trên môi để trẻ mở miệng. Khi trẻ bắt đầu bú thì mẹ đặt bình sữa nằm ngang, nếu bé muốn ngưng bú thì mẹ nên hướng bình sữa xuống dưới để núm vú tiếp xúc với môi dưới và ngăn dòng sữa chảy vào miệng.
Nếu bé muốn bú tiếp thì mẹ tiếp tục nghiêng bình sang vị trí nằm ngang để bé bú tiếp. Lặp lại việc này cho đến khi bé ngừng bú thì các mẹ có thể vỗ lưng cho bé ợ.
Giữ bình khi trẻ bú và theo dõi sát sao
Khi cho bé bú các mẹ nên giữ bình sữa và theo dõi sát sao quá trình bé bú để tránh trường hợp bé bị sặc. Mặc dù bé có thể cầm bình bú nhưng nếu khi bé ngừng bú mag dòng sữa vẫn tiếp tục chảy thì bé rất dễ bị sặc. Vì thế việc theo dõi bé bú rất quan trọng để các mẹ yên tâm hơn và bé bú tốt hơn.
Xem thêm: Mẹ bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú? Nguyên nhân và cách chữa trị
Cách chăm sóc nguồn sữa mẹ chất lượng nhất
Để duy trì nguồn sữa dồi dào và chất lượng để cung cấp cho trẻ thì đầu tiên các mẹ cần phải chăm sóc bản thân một cách tốt nhất. Có rất nhiều cách để chăm sóc và bảo vệ nguồn sữa mẹ chất lượng các mẹ có thể tham khảo như
Nghỉ ngơi đầy đủ
Khi nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ cần phải có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi đầy đủ, nên ngủ đủ giấc và không thức quá khuya. Khi mẹ nghỉ ngơi đầy đủ sẽ tạo được nguồn sữa dồi dào và chất lượng hơn cho trẻ.
Bổ sung dinh dưỡng
-
Để tạo ra nguồn sữa chất lượng cho con bú thì các mẹ nên ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Đặc biệt, mẹ nên chú ý đến các thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá, thịt, tôm, cua, đậu đỗ, quả chín và rau xanh
-
Mỗi ngày đều cần uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước để có thể tiết đủ sữa cho trẻ
-
Các mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn và ăn nhiều hơn trong từng bữa ăn.
-
Hạn chế các loại thức ăn dầu mỡ, cay nóng, dưa muối hoặc các thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa như cải bắp, lá lốt, mướp đắng, mùi tây,...Đặc biệt là các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia,...
-
Chỉ uống thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
-
Khi kinh nguyệt trở lại, các mẹ nên dùng các loại thuốc tránh thai có estrogen để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa mẹ
Rèn luyện sức khỏe
Sau sinh các mẹ không nên nằm quá nhiều mà nên vận động, đi lại nhiều để khí huyết lưu thông tốt hơn. Đồng thời, nếu cơ thể không bị đau thì có thể tập một số bài tập nhẹ nhàng vừa để hồi phục cơ thể vừa để lấy lại vóc dáng nhanh hơn.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin, kiến thức về việc cho con bú và quá trình nuôi con sau sinh. Đây là giai đoạn rất vất vả và khó khăn đối với nhiều mẹ bỉm đặc biệt là các mẹ lần đầu làm mẹ. Vì thế, để vượt qua giai đoạn này các mẹ phải luôn không ngừng tìm tòi, tích lũy các kiến thức bổ ích để chăm con và phục hồi sức khỏe thật tốt. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ tìm được cách chăm sóc con phù hợp với bản thân. Chúc các mẹ có hành trình nuôi con bằng sữa mẹ tuyệt vời!
Breastfeeding - Truy cập ngày 12/8/2022
https://www.who.int/health-topics/breastfeeding
Breastfeeding - Truy cập ngày 12/8/2022
https://www.nhs.uk/start4life/baby/feeding-your-baby/breastfeeding/
Breastfeeding - Truy cập ngày 12/8/2022
https://www.cdc.gov/breastfeeding/index.htm