zalo
Mẹ bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú? Nguyên nhân và cách chữa trị
Giai đoạn hậu sản

Mẹ bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú? Nguyên nhân và cách chữa trị

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

14/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Viêm tuyến sữa là hiện tượng viêm vú hậu sản thường gặp trong thời kỳ cho con bú và ít xuất hiện trong thai kỳ. Vậy mẹ bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú hay không? Nếu mắc phải mẹ nên điều trị như thế nào? Các mẹ đừng quá lo lắng, những thắc mắc này sẽ được Monkey giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Viêm tuyến sữa khi cho con bú là gì?

Viêm tuyến sữa khi cho con bú là tình trạng vú của mẹ bị đau, sưng và tấy đỏ. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện phổ biến trong ba tháng đầu sau sinh và khi cho bé bú. Ban đầu, hiện tượng căng sữa xảy ra do việc thoát sữa kém do chấn thương núm vú. Hậu quả để lại là gây sưng, viêm nhiễm và chèn ép một hoặc nhiều ống dẫn sữa. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 12 - 24 giờ do sữa mẹ có chứa vi khuẩn sẽ gây ra tình trạng đau, đỏ vú, sốt và khó chịu.

Viêm tuyến sữa khi cho con bú là tình trạng vú mẹ bị đau, sưng, tấy đỏ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu bị viêm tuyến sữa 

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm vú có thể xuất hiện đột ngột. Chúng có thể bao gồm:

  • Vú bị sưng đỏ

  • Căng tức, thường ở phần trên của vú

  • Đau nhức hoặc có cảm giác nóng rát trong vú liên tục hoặc khi cho con bú

  • Ngứa tuyến vú

  • Căng tức vùng hố nách

  • Vết nứt rách ở núm hoặc da vú

  • Ớn lạnh

  • Chán ăn

  • Sốt cao kéo dài từ 101 F (38,3 C) trở lên

Khi bị viêm tuyến sữa vú mẹ có hiện tượng bị sưng đỏ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân gây ra viêm tuyến sữa/tuyến vú ở mẹ sau sinh

Một số nguyên nhân chính và thường gặp khiến mẹ bị viêm tuyến sữa/ tuyến vú sau khi sinh:

Cho con bú sai cách

Cho con bú không đúng kỹ thuật hoặc chỉ sử dụng một tư thế để cho con bú cũng có thể khiến mẹ bị viêm tuyến vú. Nhiều mẹ thường nghĩ cho bé bú một lúc bên sẽ tốt nhưng việc làm này lại sẽ làm ứ đọng sữa. Đồng thời, nếu mẹ ngồi sai tư thế trong thời gian lâu sẽ làm bé dễ bị mỏi, khó chịu khiến bé từ chối bú sữa.

Vi khuẩn xâm nhập

Vi khuẩn từ bề mặt da và miệng của trẻ có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa qua vết nứt trên da của núm vú hoặc qua lỗ ống dẫn sữa. Sữa ứ đọng trong vú không được làm sạch sẽ là nơi sinh sản thuận lợi của vi khuẩn khiến mẹ bị viêm tuyến sữa.

Vi khuẩn xâm nhập vào sữa dư khiến mẹ bị viêm tuyến vú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tắc tia sữa

Nếu vú không cạn sữa sau khi cho con bú, một trong các ống dẫn sữa của mẹ có thể bị tắc. Sự tắc nghẽn này sẽ khiến sữa bị trào ngược, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vú.

Mặc áo lót quá chật

Mặc áo ngực chật, chất liệu vải nóng không thông thoáng khí cũng là nguyên nhân dễ khiến mẹ bị viêm tuyến vú. Bởi những chiếc áo này sẽ khiến ngực mẹ bị chèn ép, gây tức ngực và tắc nghẽn sữa khi cho bé bú.

Mẹ bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không? 

Câu trả lời là Có.

Cho con bú là cách ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm khá tốt. Đồng thời, việc mẹ cho bé khi bị viêm tuyến sữa không làm ảnh hưởng đến trẻ bởi sữa mẹ có tính kháng khuẩn cao. Tuy nhiên, nếu mẹ ngưng cho con bú có thể sẽ làm các mầm bệnh lan vào sữa còn lại trong vú. Hơn nữa, các loại vi khuẩn này còn làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng. Trong trường hợp mẹ không thể cho con bú, mẹ có thể dùng máy vắt sữa để lấy sữa cho bé bú đều được.

Thực tế cho thấy, khi mẹ bị viêm tuyến sữa, trẻ thường bỏ bú do chất lượng sữa giảm sút. 

Mẹ chẳng may bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách điều trị tình trạng viêm tuyến sữa/ vú sau sinh

Khi mẹ bị viêm tuyến sữa/ vú sau sinh, mẹ có thể điều trị mức độ bệnh của mình theo các cách sau đây:

Mức độ bệnh nhẹ

  • Tăng cường cho con bú: Mỗi ngày mẹ nên cho bé bú đều đặn cách nhau 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu mẹ rảnh. Bởi khi tăng cường cho con bú sẽ giữ cho dòng sữa chảy qua các ống dẫn sữa để ngăn ngừa viêm.

  • Tăng cường vắt sữa: Ngoài việc cho bé bú thường xuyên, mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để vắt sữa giữa các cữ bú. Khi hút sữa, mẹ nên bật chế độ massage chừng 5 - 7 phút rồi hãy chuyển sang chế độ hút. Khi hút sữa được tầm 10 phút mẹ hãy lại quay về chế độ massage 5 phút rồi lại hút. Mỗi cữ hút như vậy mẹ nên kéo dài từ 20 – 30 phút.

  • Chườm ấm: Chườm ấm cũng là một cách giúp chữa trị tình trạng viêm tuyến sữa hiệu quả được nhiều sản phụ sử dụng. Mẹ có thể dùng khăn xô nhúng vào nước ấm rồi đắp lên ngực hoặc đổ nước ấm vào chai thủy tinh lăn qua lại trên bầu ngực. Lưu ý. mẹ chỉ dùng nước ấm để tránh làm bỏng rát da. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chọn cách tắm với nước ấm bằng cách xả trực tiếp lên ngực. Khi tắm mẹ hãy kết hợp với động tác massage nhẹ nhàng bầu ngực để tăng tính hiệu quả hơn nhé.

  • Massage: Xoa bóp ngực theo chuyển động tròn nhẹ nhàng cũng có khả năng giảm tình trạng viêm tuyến vú sau sinh khá tốt.

Mẹ tăng cường cho bé bú thường xuyên để giảm tình trạng viêm tuyến vú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mức độ bệnh nặng

Dùng thuốc

  • Thuốc kháng sinh: Khi tình trạng viêm nhiễm tuyến vú trở nặng mẹ có thể sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Loại thuốc này có công dụng chống lại vi khuẩn gây viêm tuyến vú giúp tình trạng bệnh được thuyên giảm.

  • Thuốc giảm đau: Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh, mẹ có thể uống các loại thuốc giảm đau chẳng hạn như Paracetamol.

Tiểu phẫu

Nếu việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, bắt buộc mẹ phải tiến hành tiểu phẫu khi tình trạng bệnh trở nặng. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành chích rạch một đường nhỏ ở bên dưới vú để dẫn lưu áp xe vú.

Xem thêm: Phụ nữ đang cho con bú có bị ung thư không? Dấu hiệu nhận biết

Tiến hành tiểu phẫu nếu tình trạng viêm nhiễm tuyến vú thuộc mức độ nặng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phòng tránh viêm tuyến vú khi đang cho con bú thế nào? 

  • Cho con bú đúng cách: Khi cho bé bú mẹ điều chỉnh cách ngậm của bé không quá gần hay quá xa ti mẹ. Bởi bé ngậm ti không đúng sẽ khiến sữa không được đẩy hết ra ngoài làm ứ đọng sữa, dần dần gây tắc tia sữa.

  • Vệ sinh sạch sẽ cho cả mẹ và con: Mẹ nên chú ý vệ sinh vú sạch sẽ bầu ngực trước và sau khi cho con bú bằng nước ấm. Bởi nó sẽ giúp mẹ tránh được các tác nhân gây khô nứt da, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập.

  • Không mặc áo ngực quá chật: Mẹ không mặc áo ngực quá chật cho đến khi mẹ cảm thấy phần ngực được tốt hơn.  Nếu có mặc áo ngực để ra ngoài mẹ nên chọn loại làm bằng vải cotton, có miếng mút nhỏ để ngăn sữa rỉ ra áo ngoài.

  • Thường xuyên massage để hạn chế tắc tia sữa: Cách phòng tránh viêm tuyến vú dễ dàng thực hiện tại nhà cuối cùng dành cho mẹ đó là dùng tay massage bầu ngực. Mỗi ngày mẹ nên xoa bóp bầu ngực nhẹ nhàng để làm sạch mọi tắc nghẽn. Mẹ có thể thực hiện bằng cách dùng 5 ngón tay chụm lại vuốt quanh vùng ngực về phía núm vú để sữa chảy ra. Động tác massage này mẹ có thực hiện bất kỳ lúc nào rảnh tầm 10 - 15 lần mỗi ngày.

Massage thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn tia sữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin hữu ích để giải đáp cho thắc mắc mẹ bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ hiểu rõ về hiện tượng hậu sản này và có được cho mình những cách phòng ngừa bệnh tốt nhất. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh và có được nguồn sữa mẹ dồi dào, tươi mát, thanh khiết nhất cho con bé.

Để biết thêm nhiều bài viết hay và hữu ích khác về chủ đề Sau khi sinh mẹ hãy truy cập tại đây.

Mastitis - Truy cập ngày 13/8/2022

https://www.thewomens.org.au/health-information/breastfeeding/breastfeeding-problems/mastitis

Breastfeeding challenges - Truy cập ngày 13/8/2022

 https://www.nhs.uk/start4life/baby/feeding-your-baby/breastfeeding/breastfeeding-challenges/mastitis/

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!