zalo
Mẹ đang cho con bú có bị ung thư không? Nhận biết thế nào?
Giai đoạn hậu sản

Mẹ đang cho con bú có bị ung thư không? Nhận biết thế nào?

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

17/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ đang cho con bú có bị ung thư không? Thắc mắc này tuy không mới nhưng vẫn luôn được nhiều mẹ quan tâm bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong. Muốn biết chính xác đáp án cho vấn đề trên các mẹ hãy theo dõi những thông tin sau nhé. 

Cho con bú có bị ung thư không? 

Nhiều ý kiến cho rằng, việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác, bởi mắc bệnh ung thư vú hay không còn tùy vào mỗi người. Cho nên, chúng ta không thể nhanh chóng kết luận cho con bú sẽ bị ung thư và ai cũng có thể mắc bệnh ung thư. Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra các nguyên nhân có nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú như:

  • Yếu tố gia đình: Những sản phụ có người thân như mẹ, chị, em gái, con gái đã từng mắc ung thư vú thì nguy cơ mắc căn bệnh này sẽ cao hơn so với người bình thường.

  • Sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormone: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 7690 phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai này thì ít nhất một năm sẽ có thêm một người bị ung thư vú.

  • Tuổi tác: Ung thư vú có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là những phụ nữ từ 45 tuổi trở lên. Đặc biệt, những phụ nữ chưa từng sinh con hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao.

  • Phụ nữ dậy thì trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao. Nguyên nhân là do họ chịu tác động lâu dài của hormone progesterone và estrogen.

  • Lối sống thiếu khoa học: Ăn uống nhiều calo nhưng lười vận động sẽ làm lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng cao làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia và căng thẳng kéo dài cũng rất dễ dẫn đến bệnh ung thư vú.

  • Mắc một số bệnh lý về tuyến vú như:

    • Xơ nang tuyến vú

    • U xơ tuyến vú

    • U diệp thể

    • Nang tuyến vú

    • Viêm tuyến vú

    • Áp xe vú…

Mẹ đang cho con bú có bị ung thư không? Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu ung thư vú khi cho con bú

Khi mẹ bị ung thư trong giai đoạn đang cho con bú sẽ xuất hiện những triệu chứng tiêu biểu như sau:

  • Núm vú tiết dịch bất thường: Dấu hiệu đáng báo động của ung thư vú đầu tiên là núm vú tiết ra chất dịch màu đỏ hoặc màu xanh lá cây. Đồng thời, chất dịch chảy ra có thêm mùi hôi khá khó chịu.

  • Đau: Khi khối ung thư phát triển sẽ chèn ép mô vú gây nên tình trạng đau vú. Mức độ đau ngực của mẹ sẽ tăng dần theo thời gian, nhất là khi cho con bú.

  • Nổi cục lạ: Khi bị ung thư vú, bầu ngực mẹ sẽ nổi cục cứng hoặc mềm không rõ lý do. Lúc chạm vào mẹ sẽ không có cảm giác đau nhức nhiều.

  • Có hạch dưới nách: Hạch nách là dấu hiệu của bệnh ung thư vú thường gặp ở nhiều chị em. Hạch ung thư vú thường to, cứng chắc và ít di động.

  • Vú thay đổi kích thước và hình dạng: Khối u to lên làm kích thước và hình dạng của vú bị thay đổi rõ rệt. Khi đó, mẹ có thể so sánh giữa hai bên vú để nhận thấy sự thay đổi này.

Khi mẹ bị ung thư vú ngực sẽ có dấu hiệu đau nhức khó chịu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cho con bú giảm nguy cơ mắc ung thư cho mẹ

Cho con bú không đơn thuần là việc đáp ứng nhu cầu ăn uống hàng ngày để trẻ phát triển toàn diện, mà nó còn là giải pháp giúp giảm nguy cơ ung thư cho mẹ khá tốt. Dưới đây là hai căn bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới mà việc cho con bú có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh:

Ung thư vú (Breast Cancer)

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc cho con bú có thể làm giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư khá tốt. Bởi lúc này cơ thể mẹ sẽ ít tiếp xúc với hormone progesterone, estrogen nội sinh từ buồng trứng. Ngoài ra, khi mẹ cho con bú còn giúp kiểm soát sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

Vào năm 2002 đã có một nghiên cứu liên quan về chủ đề ung thư vú với sự tham gia của hơn 140.000 phụ nữ ở 30 nước. Sau quá trình nghiên cứu, các tác giả đã chỉ ra nếu mẹ cho con bú càng lâu thì tỷ lệ mắc ung thư vú càng thấp. Cụ thể, nguy cơ phụ nữ mắc ung thư vú giảm đến 4.3% nếu mẹ cho bé bú liên tục trong vòng 12 tháng. 

Cho con bú giúp kiểm soát sự hình thành của các tế bào ung thư (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một báo cáo tổng hợp khác năm 2013 cũng cho thấy khi mẹ cho con bú sẽ giảm được 14% nguy cơ ung thư vú so với người không bao giờ cho con bú. Nguy cơ ung thư còn có thể giảm nhiều hơn khoảng 28% nếu các mẹ cho con bú liên tục trong vòng ít nhất 12 tháng.

Đồng thời, Tổ chức y tế thế giới cũng ước tính rằng nếu người phụ nữ có trung bình 2,5 đứa con và cho mỗi bé bú hơn 6 tháng thì sẽ giảm được 25.000 ca ung thư vú mỗi năm. Còn nếu mẹ cho mỗi con bú từ 12 tháng trở lên thì giảm sẽ được 50.000 ca ung thư vú mỗi năm.

Ung thư nội mạc tử cung (endometrial cancer)

Năm 2015, một nghiên cứu với tham gia của hơn 700.000 người, trong đó có trên 5.000 người bị bệnh ung thư nội mạc tử cung. Sau quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã cho rằng việc cho con bú có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung đến 23%. Nếu mẹ liên tục cho bé đều qua từng tháng thì khả năng ngăn ngừa bệnh có thể tăng thêm được 2% nữa. 

Cho con bú có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bú sữa mẹ giảm nguy cơ ung thư cho trẻ 

Ngoài khả năng ngừa các bệnh ung thư ở mẹ, việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ cũng có thể giảm nguy cơ ung thư cho trẻ. Cụ thể như sau:

Ung thư máu ở trẻ em

Một phân tích tổng hợp vào năm 2015 trong số 17 nghiên cứu cho thấy rằng: Trẻ em được bú sữa mẹ trong 6 tháng hoặc hơn có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh ung máu lên đến 14 - 20%. Để có được kết quả này, bài nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 7.399 trẻ em bị ALL (Bạch cầu cấp tình) và 11.181 trẻ em khỏe mạnh từ 2 đến 14 tuổi..

Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc được thực hiện năm 2018 cũng đã tìm kết quả tương tự nghiên cứu trên. Kết thúc nghiên cứu, nhóm tác giả cũng khuyến khích mẹ nuôi con bằng sữa mẹ 7 - 9 tháng để giảm tỷ lệ mắc ung thư máu ở trẻ.

Một nghiên cứu mới nhất vào năm 2021 cũng đã cho ra được kết quả như sau:

  • Nguy cơ mắc bệnh ung thư máu ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thấp hơn 23% so với trẻ không được bú hoặc bú không thường xuyên.

  • Nguy cơ mắc bệnh sẽ thấp hơn 23% nếu bé được mẹ cho bé liên tục trong thời gian dài hơn 12 tháng.

Bú sữa mẹ trong 6 tháng hoặc hơn sẽ làm giảm được nguy cơ mắc bệnh ung máu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ung thư ở những vị trí khác trên cơ thể

Năm 2002, một nghiên cứu tại Mỹ và Canada với sự tham gia của hơn 700 trẻ em. Trong đó, có khoảng 400 trẻ mắc bệnh ung thư nguyên bào thần kinh. Kết thúc nghiên cứu, nhóm tác giả đã phát hiện ra những trẻ được bú sữa mẹ có tỷ lệ mắc ung thư nguyên bào thần kinh khá thấp. Bởi khi bú sữa mẹ bé sẽ được tăng cường sức miễn dịch, hỗ trợ kiểm soát những nguyên bào không phát triển bình thường. Nhờ vậy mẹ cơ thể bé có thể ngăn chặn được các nguyên bài hợp lại thành cụm để tạo thành khối u.

Năm 2015, một nghiên cứu khác với sự tham gia của hơn 600 trẻ em trong đó có 300 ca ung thư bạch cầu tuyến tính, bạch cầu tủy AML, u não, u xương, u gan, u tế bào mầm… Sau quá trình nghiên cứu và thống kê số liệu, nhóm tác giả đã nhận thấy sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác ở trẻ đến 8.6 lần. Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ với thời gian càng lâu sẽ càng giúp trẻ khỏe mạnh hơn. 

Hơn nữa, sữa mẹ còn giúp bé giảm nguy cơ mắc những bệnh tật khác như: hen suyễn, viêm da dị ứng, nhiễm trùng tai, béo phì,  tiêu chảy, nôn mửa, hoại tử ruột, tiểu đường dạng 2, nhiễm trùng đường hô hấp,...

Sữa mẹ giúp kiểm soát những nguyên bào không phát triển bình thường (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phòng ngừa ung thư khi cho con bú hiệu quả

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ nhỏ mà không có bất cứ thực phẩm nào có thể so sánh được. Vì vậy đê

Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc mẹ cho con bú có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ. Vì vậy, sau khi mẹ nên cho con bú sớm và liên tục trong 6 tháng đầu cho đến khi con được hai tuổi. Trong một nghiên cứu về các yếu tố nội tiết trong ung thư vú, các tác giả đã phát hiện ra rằng cứ sau 12 tháng cho con bú thì nguy cơ ung thư vú sẽ giảm 4,3%. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu ở Úc cũng phát hiện ra rằng những phụ nữ cho con bú hơn 13 tháng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn 63% so với người cho con bú dưới 7 tháng. Còn khi họ cho con bú hơn 31 tháng có thể giảm nguy cơ ung thư buồng trứng lên đến 91% so với người cho con bú dưới 10 tháng.

Đồng thời, việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng còn giúp bé phát triển toàn diện, hỗ trợ miễn dịch tốt.

Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng giúp mẹ giảm tỷ lệ bị ung thư vú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Sau khi sinh đặc biệt là giai đoạn khi đang cho con bú, mẹ nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học. Cụ thể, trong các bữa ăn hàng ngày mẹ nên bổ sung đa dạng từ rau củ đến thịt động vật để ngăn ngừa ung thư vú. Bởi khi cơ thể mẹ được cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất sẽ giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, mau hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa bị bệnh vặt, thúc đẩy quá trình sản sinh sữa,... Dưới đây là danh sách một số nhóm thực phẩm có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư vú khi cho con bú mẹ có thể tham khảo:

  • Chất xơ: Loại chất này khi đi vào cơ thể có tác dụng đẩy nhanh quá trình chuyển hóa cholesterol, lipid, ngừa ung thư khá tốt. Những thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến gồm có: trái cây tươi, rau có màu xanh, ngũ cốc nguyên hạt và đậu. Các nhà nghiên cứu khuyên rằng, mỗi ngày mẹ nên ăn từ 30 - 45g chất xơ.

  • Chất béo tốt: Chất béo không bão hòa, omega-3 và omega 6 là những loại chất có khả năng chống viêm mà mẹ nên tăng cường bổ sung. Chúng thường được tìm thấy khá nhiều  trong những thực phẩm như  các loại hạt, dầu oliu, bơ, cá biển. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ nên bổ sung khoảng 20 - 30% lượng calo chất béo tốt và không quá 8% chất béo không tốt.

  • Đậu nành: Đậu nành là nguồn thực phẩm rất lành mạnh, giàu chất béo, protein và vitamin nhưng ít carbohydrate. Nhờ vậy mà mẹ có thể ăn thực phẩm này để hỗ trợ làm giảm nguy cơ bị ung thư vú. Một số thực phẩm bổ sung đạm đậu nành gồm có: đậu phụ, súp miso, các loại sữa…

  • Rau quả: Một nghiên cứu ở Mỹ đã cho thấy chế độ ăn chủ yếu là hoa quả sẽ giảm nguy cơ bệnh ung thư vú đến 15%. Bởi hầu hết các chất chống oxy hóa trong rau củ đều có khả năng chống lại các gốc tự do gây ung thư. Ngoài ra, những loại gia vị và trái cây như: tỏi, ớt, nghệ, quế, cà tím, cà rốt, cà chua, cam, quýt, lê, dâu tây,... cũng góp phần đẩy lùi ung thư vú khá tốt. Bởi trong thành phần của các thực phẩm trên có chứa chất kháng viêm, flavonoid, carotenoid và beta-carotene. 

  • Trà xanh: Trà xanh cũng là một thực phẩm có nhiều tác động tốt với sức khỏe con người. Bởi các polyphenol có trong trà xanh có khả năng tiêu diệt các gốc tự do làm tổn hại các AND, kiềm chế các thụ thể aryl hydrocarbon. Đồng thời, trà xanh còn giúp ức chế sự tăng trưởng khối u, sự di căn của các tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư vú.

Xem thêm: Bị mất sữa khi đang cho con bú: Nguyên nhân, Cách gọi sữa hiệu quả

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ nhiều nguồn thực phẩm khi đang cho con bú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư vú. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo, mỗi tuần mẹ nên có ít nhất 150 – 300 phút hoạt động thể thao với cường độ trung bình. Đồng thời, trong chế độ ăn uống hàng ngày mẹ không nên sử dụng các thực phẩm như rượu bia và đồ uống có cồn.

Tập thể thao thường xuyên có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư vú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên vừa cung cấp cho mẹ những thông tin cơ bản để hỗ trợ giải đáp vấn đề đang cho con bú có bị ung thư không? Như vậy, việc cho con bú không khiến mẹ bị ung thư mà nó sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như yếu tố gia đình, tuổi tác, lối sống,... Nếu mẹ muốn có một sức khỏe tốt và giảm được tỷ lệ bị ung thư thì hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, rèn luyện lối sống lành mạnh.

Muốn biết thêm nhiều kiến thức hay khác về chủ đề Sau khi sinh các mẹ hãy truy cập tại đây

CAN BREAST CANCER DEVELOP WHILE BREAST FEEDING? - Truy cập 16/7/2022

https://www.narayanahealth.org/blog/can-breast-cancer-develop-while-breast-feeding/

Is there a link between breast-feeding and breast cancer? - Truy cập 16/7/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322004

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!