zalo
Mẹ đang cho con bú uống Paracetamol được không? Có an toàn cho trẻ
Giai đoạn hậu sản

Mẹ đang cho con bú uống Paracetamol được không? Có an toàn cho trẻ

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

22/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sốt là bệnh lý thường gặp ở nhiều mẹ bỉm sau sinh. Vậy mẹ bỉm dùng thuốc Tây để hạ sốt có được không? Các mẹ cho con bú uống paracetamol được không? Để tìm câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên thì các mẹ đừng bỏ lỡ bài viết sau đây. Thông qua bài viết này các mẹ sẽ hiểu rõ hơn về nguyên tắc, liều dùng và thông tin về thuốc paracetamol.

Thông tin thuốc Paracetamol

Từ năm 1977, thuốc Paracetamol đã được đưa vào danh sách những loại thuốc thiết yếu của WHO. Paracetamol là loại thuốc dùng để giảm đau, hạ sốt nhưng không dùng để chống viêm. Dưới đây là những thông tin chi tiết về loại thuốc này mà các mẹ bỉm cần nắm rõ.

Thành phần

Thành phần chính trong thuốc paracetamol chủ yếu là acetaminophen. Từ hoạt chất này người ta đã điều chế thành các loại thuốc như panadol, efferalgan paracetamol, efferalgan codein, efferalgan, efferalgan vitamin C, hapacol và tatanol.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc paracetamol từ 100mg, 125mg, 200mg, 250mg, 325mg, 500mg, 750mg, 1000mg,...Và loại thuốc paracetamol là thuốc giảm đau được người Việt Nam ưa chuộng nhất.

Các hoạt loại thuốc được điều chế từ acetaminophen (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phân loại

Thuốc Paracetamol được bào chế dưới nhiều dạng như:

  • Dạng sủi: Với các loại thuốc phổ biến như Donodol, Efferalgan, Panadol 500mg

  • Dạng lỏng: Gồm các chế phẩm dạng uống 160mg/5ml, 500mg/5ml hoặc các loại siro dùng cho trẻ em để giảm đau, hạ sốt 160mg/ 5ml

  • Dạng viên nén: Gồm các loại thuốc như Panadol, Paracetamol, Donodol 500mg

  • Dạng đặt hậu môn: Các loại thuốc đặt thường có hàm lượng paracetamol từ 30mg, 80mg, 120mg, 125mg, 150mg, 325mg, 650mg.

Paracetamol được bào chế dưới rất nhiều dạng như viên nén, dạng lỏng, dạng sủi, dạng đặt hậu môn,... (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Liều dùng (người lớn, trẻ em,.)

Tùy theo mục đích sử dụng và độ tuổi khác nhau thì thuốc paracetamol sẽ có liều dùng phù hợp theo từng đối tượng. Thời điểm phát huy tác dụng giảm đau của thuốc sẽ từ 30-60 phút sau khi dùng và duy trì trong 3-4 tiếng.

Dùng để giảm đau cho người lớn

  • Liều uống dùng chung: loại 325-650mg/ liều và uống cách nhau 4-6 tiếng. Nếu dùng thuốc uống hoặc thuốc đặt hậu môn nên dùng với hàm lượng tối đa 500mg/ liều và uống cách nhau 4-6 tiếng.
  • Nếu dùng viên nén paracetamol 500mg: uống 1 viên/ liều và mỗi lần uống cách nhau 4-6 tiếng.

Dùng để hạ sốt cho người lớn

  • Liều uống dùng chung: loại 325-650mg/ liều và uống cách nhau 4-6 tiếng. Thuốc uống hoặc dùng để đặt hậu môn nên dùng với hàm lượng tối đa 1000mg/ liều và uống cách nhau 6-8 tiếng.
  • Nếu dùng viên nén paracetamol 500mg thì nên uống 1-2 viên trong vòng 4-6 tiếng.

Dùng để hạ sốt cho trẻ nhỏ

  • Đối với trẻ từ 4 tháng tuổi đến 9 tháng tuổi nên dùng thuốc với liều dùng 30mg/ kg trong 6-8 tiếng.
  • Đối với trẻ trên 12 tuổi thì có thể dùng liều giống người lớn từ 325-650mg/ liều uống cách nhau 4-6 tiếng hoặc dùng với hàm lượng tối đa 1000mg/ liều cách nhau 6-8 tiếng.

Dùng  để giảm đau cho trẻ nhỏ

  • Với thuốc dùng để giảm đau cho trẻ nhỏ thì có thể dùng để đặt hậu môn hoặc uống.
  • Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi nên dùng từ 10-15 mg/ liều uống cách nhau 4-6 tiếng và chỉ dùng khi thật sự cần thiết.
  • Đối với trẻ từ 1 tháng tuổi đến 12 tuổi nên dùng liều từ 10-15 mg cách nhau 4-6 tiếng và chỉ dùng tối đa 5 liều/ ngày.
  • Đối với trẻ nhỏ thường sẽ có những loại thuốc dành riêng cho đối tượng này nên ba mẹ cần phải xem xét thật kỹ các cách sử dụng. Khi cho trẻ nhỏ uống thuốc cần phải kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ thật kỹ trong suốt quá trình điều trị.

Tùy theo độ tuổi và mục đích sử dụng sẽ có liều dùng paracetamol khác nhau cho từng đối tượng  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Công dụng

Paracetamol có công dụng chính là giảm đau nên được dùng để điều trị các bệnh như:

  • Điều trị các cơn đau đầu, đau nửa đầu, đau dữ dội ở dây thần kinh, đau đầu do căng thẳng, đau lưng, đau họng, đau răng, đau khi tới kỳ kinh nguyệt,...

  • Giảm bớt các triệu chứng đau do bong gân, đau cho thấp khớp, đau thắt lưng, căng thẳng, đau chân, đau nhức cơ bắp, cứng khớp, sưng khớp,...

  • Giảm đau cho các bệnh viêm khớp nhẹ và không có tác dụng với tình trạng viêm, sưng cơ bản của khớp

  • Trị các triệu chứng của sốt và cảm lạnh

  • Và một số công dụng đặc biệt khác theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ

Paracetamol có tác dụng chính là dùng để giảm đau hiệu quả  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tác dụng phụ

Tùy theo cơ địa của mỗi người khi sử dụng, đối với những người có cơ địa mẫn cảm khi sử dụng paracetamol có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Khó thở

  • Nổi mề đay

  • Sưng môi, lưỡi, mặt, cổ họng

Hoặc một số trường hợp nghiêm trọng cần đi đến cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị kịp thời như:

  • Vàng lòng mắt trắng hoặc vàng da

  • Nước tiểu có màu sẫm, phân có màu hắc ín

  • Có triệu chứng sốt nhẹ đi kèm với nôn mửa, đau dạ dày, biếng ăn

Khi các mẹ sử dụng paracetamol mà có các triệu chứng của tác dụng phụ thì nên ngừng thuốc và đi khám bác sĩ ngay để xử lý và chữa trị kịp thời  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ cho con bú uống Paracetamol được không? 

Vậy mẹ đang cho con bú uống Paracetamol được không? Câu trả lời là ĐƯỢC.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy paracetamol là loại thuốc an toàn và được ưu tiên sử dụng cho các mẹ đang trong giai đoạn cho con bú. Bởi vì, khi mẹ dùng, chỉ có 1 lượng nhỏ paracetamol đi vào sữa mẹ (khoảng 6%) và điều này không gây ra tác dụng phụ cho cho bé.

Tuy nhiên, các mẹ vẫn phải cần lưu ý không nên lạm dụng quá mức và cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Các mẹ nên nêu rõ tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng,...để bác sĩ kê đúng thuốc, đúng liều lượng để tránh sử dụng trong thời gian gian gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Paracetamol là loại thuốc an toàn và sử dụng được đối với các bà mẹ đang cho con bú  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Liều dùng Paracetamol cho phụ nữ cho con bú

Đối với phụ nữ đang cho con bú thì liều dùng Paracetamol được khuyến cáo như sau:

Liều dùng paracetamol để hạ sốt

  • Liều chung là 325-600mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1.000mg mỗi 6-8 giờ uống hoặc đặt hậu môn.

  • Viên nén paracetamol 500mg: 2 viên 500mg uống mỗi 4-6 giờ.

Liều dùng paracetamol để giảm đau

  • Liều chung là 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 500mg mỗi 6-8 giờ uống hoặc đặt hậu môn.

  • Viên nén paracetamol 500mg: 1 viên uống mỗi 4-6 giờ

Các mẹ cần uống điều liều lượng paracetamol để điều trị bệnh hiệu quả  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên tắc khi sử dụng Paracetamol khi cho con bú

Các mẹ có thể sử dụng thuốc paracetamol để hạ sốt, giảm đau trong giai đoạn cho con bú vì đây là loại thuốc khá an toàn và không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa của trẻ. Tuy nhiên khi sử dụng các mẹ cũng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Đọc kỹ thông tin và tham vấn bác sĩ: Các mẹ cần tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong trường hợp trẻ sinh non, trẻ bị nhẹ cân hoặc đang gặp vấn đề sức khỏe nào đó. Trước khi sử dụng các mẹ cần đọc thật kỹ thoogn tin để tránh mua nhầm các sản phẩm kết hợp với codein không phù hợp với các mẹ đang cho con bú.

Trường hợp cần thiết phải dùng thuốc thì các mẹ nên dùng thuốc với liều thấp, dùng trong thời gian ngắn và chú ý theo dõi sức khỏe và phản ứng của trẻ sau khi bú sữa. Khi trẻ có các triệu chứng buồn ngủ, bú kém, hôn mê hay gặp các vấn đề về hô hấp cần phải đưa đến bệnh viện  càng sớm càng tốt.

  • Sử dụng đúng liều: Các mẹ đang cho con bú nên sử dụng đúng liều lượng paracetamol theo khuyến cáo 2 viên 500mg trong 1 lần uống và không uống quá 4 lần/ ngày.

  • Không tự ý kết hợp sử dụng với thuốc khác: Các mẹ không nên  tự ý kết hợp với bất kỳ loại thuốc nào khác, nếu kết hợp phải hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

  • Theo dõi phản ứng của trẻ sau khi bú sữa: Khi mẹ dùng thuốc thì cần phải theo dõi thường xuyên phản ứng của trẻ sau khi bú sữa. Nếu trẻ có dấu hiệu quấy khóc, bỏ bú, tiêu chảy,... thì phải mẹ nên dừng uống thuốc và đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.

  • Không sử dụng chất kích thích: Các mẹ không nên uống rượu, chất kích thích, cà phê khi đang uống paracetamol vì sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Các mẹ đang cho con bú nên tuân thủ đúng nguyên tắc khi sử dụng paracetamol để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những trường hợp mẹ không nên dùng Paracetamol

Trong một số trường hợp nhất định các mẹ không nên dùng paracetamol để tránh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thậm chí là gây tử vong như:

  • Suy gan, thận nặng: Nếu mẹ bị suy gan, thận nặng thì không nên sử dụng paracetamol vì khi dùng thì thuốc sẽ hấp thụ qua máu và chuyển hóa qua gan theo nhiều dạng trong đó có chất gây độc hại cho gan. Do đó sẽ khiến tình trạng của bệnh nặng thêm.

  • Thiếu máu:  Sử dụng paracetamol trong thời gian dài sẽ làm mất đi lượng lớn hemoglobin mang oxy trong máu. Nếu mẹ mắc bệnh thiếu máu thì sẽ khiến tình trạng này trở nên nặng thêm.

  • Thiếu men G6PD: Khi trẻ bị thiếu men G6PD thì mẹ không nên dùng paracetamol vì sẽ dễ đi vào cơ thể của trẻ thông qua sữa mẹ. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, làm trẻ dễ bị bệnh, nhiễm virus, nhiễm khuẩn,...

Đối với các mẹ có tiền sử bệnh suy gan thì không nên sử dụng paracetamol để tránh làm bệnh trở nặng  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thắc mắc của các mẹ bỉm về câu hỏi cho con bú uống paracetamol được không? Mặc dù đây là loại thuốc an toàn được ưu tiên sử dụng cho các mẹ trong giai đoạn cho con bú nhưng khi sử dụng các mẹ vẫn phải thật cẩn thận. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ tích góp được nhiều điều mới, kiến thức hay trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Chúc các mẹ có hành trình làm mẹ bỉm sữa thành công! 

Breastfeeding and Drugs - Truy cập ngày 22/8/2022

http://conditions.health.qld.gov.au/HealthCondition/condition/8/31/217/breastfeeding-and-drugs

Breastfeeding and medicines - Truy cập ngày 22/8/2022

https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding-and-lifestyle/medicines/

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!