zalo
Mẹ đang cho con bú có uống được Berberin không? Lợi hại thế nào
Giai đoạn hậu sản

Mẹ đang cho con bú có uống được Berberin không? Lợi hại thế nào

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

01/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Rất nhiều mẹ sau sinh thắc mắc đang cho con bú có uống được Berberin không? Trên thực tế, thuốc Berberin được chia thành nhiều loại với các thành phần khác nhau. Tùy thuộc vào từng loại để xác định mẹ sau sinh có uống được hay không? Để tìm hiểu kỹ hơn những thông tin liên quan đến việc uống thuốc Berberin khi cho con bú, mẹ hãy tham khảo bài viết sau nhé. 

Tổng hợp thông tin thuốc Berberin

Berberin là loại thuốc có tác dụng trị tiêu chảy, được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay, Berberin được bào chế dưới nhiều dạng viên nén có hàm lượng 5mg, 10mg, và 15mg. 

Berberine khá phổ biến với người dùng Việt Nam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thành phần

Theo nghiên cứu, thành phần chủ yếu có trong Berberin là Clorocid. Ngoài ra, trong thành phần của loại thuốc này còn có một số hợp chất khác như: tinh bột sắn, Ethanol 96%, Povidone,...

Công dụng

Tác dụng chính của thuốc Berberin là trị các bệnh liên quan đến đường ruột như tiêu chảy và kiết lị. Ngoài ra, một số tác dụng khác không thể bỏ qua gồm: 

Berberin có  tác dụng giảm cholesterol, giúp ngăn ngừa bệnh tim. Và nó có khả năng giúp giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa  bệnh tiểu đường loại 2 và kiểm soát các loại bệnh tiểu đường khác.

Berberine thậm chí có thể giúp chống lại ung thư, cải thiện các triệu chứng của viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích,…

Berberin có tác dụng trị bệnh đường ruột cực kỳ hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Liều dùng

  • Trẻ em trên 16 tuổi dùng liều như người lớn.

  • Trẻ từ 8–16 tuổi: uống 50–80mg/ lần, ngày uống 2 lần.

  • Trẻ từ 2–7 tuổi: uống 20–40mg/ lần, ngày uống 2 lần.

  • Trẻ dưới 2 tuổi: uống 10–20mg/ lần, ngày uống 2 lần.

Tác dụng phụ

  • Bệnh tiêu chảy

  • Táo bón

  • Khí ga

  • Đau dạ dày

  • Đau đầu

  • Vấn đề tiêu hóa

  • Đau bụng dữ dội

  • Đầy hơi

Ngoài ra, một số vấn đề nghiêm trọng thường gặp khi uống Berberin gồm: 

  • Bệnh tiểu đường

Berberine có khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Nếu Những người bị tiểu đường uống Berberin có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, những người đang theo dõi lượng đường trong máu của họ bằng insulin hoặc thuốc. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy thận trọng khi sử dụng.

  • Mức độ bilirubin cao trong máu

Bilirubin là một chất hóa học được hình thành do sự phân hủy của các tế bào hồng cầu cũ. Chức năng của gan là loại bỏ nó. Berberine có thể ức chế khả năng loại bỏ bilirubin của gan một cách nhanh chóng và nó có thể dẫn đến các vấn đề về não, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh có nồng độ bilirubin cao trong máu.

  • Huyết áp thấp

Thuốc Berberin có thể làm giảm huyết áp. Vậy nên, hãy sử dụng thuốc một cách thận trọng đối với những người bị huyết áp thấp.

Một số tác dụng phụ khi uống Berberine mẹ nên biết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ đang cho con bú có uống được Berberin không? 

Công dụng chủ yếu của thuốc Berberin là trị các bệnh liên quan tới đường ruột. Rất nhiều mẹ đang cho con bú thắc mắc có uống được Berberin hay không? Theo ý kiến từ các sĩ, vấn đề này sẽ chia thành 2 trường hợp như sau: 

  • Berberin không có thêm kháng sinh clorocid: Mẹ đang cho con bú có thể dùng được

  • Berberin có thêm clorocid: Mẹ đang cho con bú KHÔNG được dùng.

Clorocid là hợp chất được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đường ruột, viêm loét loét đại tràng, viêm màng não,... Tuy nhiên, nó được khuyến cáo KHÔNG SỬ DỤNG cho phụ nữ đang cho con bú. Bởi dư chất Clorocid có thể ngấm vào cơ thể trẻ qua sữa mẹ và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể nó sẽ gây giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, gây buồn nôn, đi ngoài ở trẻ sơ sinh. Đồng thời gây viêm, ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác ở trẻ.  

Berberine không được khuyến khích sử dụng với phụ nữ cho con bú. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cân nhắc trước khi sử dụng Berberin khi cho con bú

Trên thực tế, dùng thuốc Berberin có chứa Clorocid hay không cũng được khuyến cáo không nên tùy ý sử dụng mẹ đang cho con bú. Bởi loại thuốc này khi được hấp thụ sẽ làm tăng Bilirubin trong máu, gây ra nhiều tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh. Cụ thể như sau: 

Vàng da ở trẻ

Vàng da ở trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của bilirubin trong máu. Bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể bị phá vỡ. Bệnh vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh vì trẻ sơ sinh có số lượng hồng cầu cao trong máu, chúng thường xuyên bị phá vỡ và thay thế.

Ngoài ra, gan của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ nên việc loại bỏ bilirubin ra khỏi máu kém hiệu quả hơn. Khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi, gan của trẻ xử lý bilirubin hiệu quả hơn, do đó, bệnh vàng da thường tự điều chỉnh ở độ tuổi này mà không gây hại gì.

Trong một số ít trường hợp, vàng da có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Trường hợp này thường xảy ra nếu vàng da xuất hiện ngay sau khi sinh (trong vòng 24 giờ đầu).

Cho con bú uống Berberine tăng nguy cơ vàng da. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Gây tổn thương não trẻ sơ sinh

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh tiếp xúc với berberin có thể bị kernicterus (tổn thương não).

Kernicterus là một loại tổn thương não thường thấy ở trẻ sơ sinh. Nó được gây ra bởi sự tích tụ quá mức của bilirubin trong não. Bilirubin là một chất thải được tạo ra khi gan của trẻ phá vỡ các tế bào hồng cầu cũ để cơ thể có thể loại bỏ chúng. Tuy nhiên, gan của trẻ còn hoạt động kém, khoogn thể đào thải hết Bilirubin nên gây ra các hiện tượng vàng da, kernicterus.

Một số triệu chứng cảnh báo kernicterus (tổn thương não) ở trẻ gồm:

  • Tiếng khóc the thé

  • Lười ăn và bú ít hơn bình thường

  • Cơ thể mềm nhũn, thiếu năng lượng

  • Chuyển động không thể kiểm soát

  • Nôn mửa

  • Chuyển động mắt bất thường

  • Sốt

  • Co giật

Mẹ cho con bú uống Berberine gây nguy cơ tổn thương não trẻ em. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp cho con bú có uống được Berberin không. Mong rằng những thông tin trong bài sẽ giúp mẹ hiểu được các mặt lợi và hại của loại thuốc này. Đồng thời qua đó sử dụng thuốc một cách thông tin và cẩn thận nhất, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

BERBERINE - Truy cập ngày 31/8/2022

https://www.rxlist.com/berberine/supplements.htm

Berberine - Truy cập ngày 31/8/2022

https://medlineplus.gov/druginfo/natural/1126.html

 

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!