Cho con bú bị nổi cục không đau là gì? Có nguy hiểm không? Trong bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất cho hai thắc mắc trên đây. Các mẹ hãy theo dõi và ghi chú lại cho mình những thông tin quan trọng nhất nhé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Dấu hiệu nổi cục khi cho con bú
-
Vị trí: Những u cục này thường xuất hiện ở quanh bầu ngực.
-
Kích thước: Các cục dưới vú của mẹ có hai loại kích thước là to hoặc nhỏ tùy thuộc vào tình trạng tắc sữa của mỗi người.
-
Cảm giác: Khi sờ nắn vào ngực mẹ không có cảm giác đau nhức. Đồng thời, các cục dưới vú có trạng thái cứng/ mềm tùy theo cơ địa mỗi người.
Cho con bú bị nổi cục không đau là làm sao?
Hiện nay, nổi cục không đau khi cho con bú được chia ra làm 7 loại như sau:
Tắc tia sữa
Tắc tia sữa là hiện tượng sữa mẹ bị ứ đọng, giữ lại ở trong các ống dẫn sữa mà không được đẩy ra ngoài. Hiện tượng này có thể khiến việc cho bé bú và hút sữa để tích trữ gặp nhiều khó khăn, đau đớn cho người mẹ.
Bệnh tắc tia sữa tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nó sẽ làm gián đoạn việc mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Đồng thời, nếu mẹ không điều trị sớm có thể sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như : viêm tuyến vú, áp xe vú, lâu dần sẽ gây u xơ tuyến vú khá nguy hiểm.
Một số triệu chứng thường gặp khi mẹ bị tắc ống dẫn sữa gồm có :
-
Vú xuất hiện u cục cứng với kích thước bằng hạt đậu hoặc to như trái đào.
-
Bầu ngực của mẹ bị căng cứng, đau nhức và cơn đau ngày càng trở nặng hơn.
-
Núm vú tiết ra dịch trắng.
-
Mẹ có thể có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, xung quanh bầu ngực mọc các nốt sần, sờ vào ngực có cảm giác nóng bất thường.
Phì đại
Phì đại tuyến vú là tình trạng ngực có kích thước to quá mức, có thể xảy ra ở một bên vú hoặc cả hai bên vú. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do mẹ có quá nhiều sữa khiến bé không bú hết. Hoặc có thể là do sữa mẹ không được hút hết trong khi bé đã cai sữa.
Khi mẹ bị phì đại tuyến vú, ngực của mẹ sẽ xuất hiện u cục ở gần vùng nách và kèm theo các triệu chứng khác như:
-
Xuất hiện các vết rạn da nhỏ, vừa ở vùng ngực
-
Ngực bị căng tức, cứng ở đầu ti
-
Núm vú tụt vào bên trong, khiến bé gặp nhiều khó khăn khi ngậm núm vú
-
Có dấu hiệu sốt nhẹ
-
Mất cảm giác đầu ti
Theo các bác sĩ, phì đại vú nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng tắc sữa, thậm chí là viêm tuyến vú.
Viêm tuyến vú
Viêm vú là tình trạng các mô vú của mẹ bị viêm hoặc sưng, thường xảy ra trong giai đoạn cho con bú. Nguyên nhân gây bệnh thường là do ống dẫn sữa bị tắc, vi khuẩn xâm nhập vào vú, dị ứng, viêm vú mãn tính,...
Viêm tuyến vú thường chỉ ảnh hưởng đến một bên vú và các triệu chứng của bệnh này thường phát triển nhanh chóng. Các triệu chứng của viêm vú/viêm tuyến sữa có thể bao gồm:
-
Vú bị sưng
-
Xuất hiện các mảng đỏ có dạng hình nêm
-
Ngực bị căng tức và rất nhạy cảm
-
Ngực có cảm giác đau và nóng khi chạm tay vào
-
Núm vú của mẹ tiết ra dịch màu trắng đôi khi có kèm theo vệt máu
-
Người có cảm giác mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, buồn nôn
-
Sốt hơn 38.3 độ
Hiện nay, bệnh viêm tuyến vú xuất hiện khá nhiều ở mẹ đang cho con bú chiếm với tỷ lệ là 33,3%. Theo các bác sĩ nếu mẹ không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: phá hủy mô tuyến sữa, viêm xơ tuyến vú, ung thư hóa mô tuyến vú, xâm nhập vi khuẩn vào máu.
Viêm hạt Montgomery khi cho con bú có ảnh hưởng gì không?
Đau nhói cục cứng khi cho con bú là khối u hay tắc tia sữa?
10+ Nguyên nhân gây ngứa xung quanh nhũ hoa khi cho con bú
Áp xe
Áp xe vú là hiện tượng vú bị nhiễm trùng, xuất hiện hạch do vi khuẩn gây ra Nguyên nhân gây bệnh có thể là do tắc tia sữa, suy giảm hệ miễn dịch, ngực phì đại, nứt núm vú,...
Những dấu hiệu thường gặp khi bị áp xe vú sau sinh gồm có:
-
Vú sưng và căng to
-
Khi cử động vai, tay có cảm giác đau nhức sâu bên trong ngực
-
Ngực có cảm giác đau buốt khi cho bé bú
-
Da ngực đỏ và nóng
-
Có dấu hiệu sốt từ 38 độ C trở lên
-
Tụt huyết áp, mệt mỏi
Áp xe vú là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một số biến chứng phổ biến như: áp xe vú tự vỡ, áp xe vú hoại tử, tuyến vú bị mất chức năng tiết sữa.
Sưng hạch bạch huyết
Sưng hạch bạch huyết là hiện tượng một hoặc hai bên nách sát ngực bị sưng phù lên. Tình trạng này xuất hiện là do hậu quả của triệu chứng phì đại vú hoặc nhiễm trùng vú.
Khi thấy phần ngực mẹ bị sưng hạch bạch huyết thì nên đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Bởi sưng hạch bạch huyết có thể là triệu chứng của bệnh ung thư vú khá nguy hiểm.
U nang
U nang là hiện tượng ngực mẹ xuất hiện một khối tròn hoặc hình bầu dục lành tính có chứa một tập hợp chất lỏng. Khối u này không quá cứng và nó có thể di chuyển xung quanh bên trong vú của mẹ. U nang không gây đau nhưng có thể khiến mẹ hơi khó chịu ngực khi cho bé bú.
U nang vú có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai vú với các triệu chứng như:
-
Núm vú tiết ra dịch trong, màu vàng hoặc nâu sẫm
-
Tăng kích thước khối u và có chút đau vú trước kỳ kinh nguyệt hàng tháng;
-
Giảm kích thước khối u vú sau chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
Ung thư vú
Ung thư vú là căn bệnh rất hiếm khi gặp ở những mẹ đang cho con bú với tỷ lệ chỉ chiếm khoảng 3%. Ung thư vú thường xuất hiện dưới dạng một khối u cứng, không gây cảm giác đau và không có đường viền rõ ràng.
Nếu ngực mẹ xuất hiện khối u kèm theo các triệu chứng sau thì nên đến gặp bác sĩ thăm khám ngay:
-
Núm vú chảy dịch
-
Đau vú không tự khỏi
-
Quanh núm vú bị đỏ hoặc đóng vảy
-
Vùng da ngực dễ bị kích ứng
-
Nhũ hoa bị tụt vào trong
-
Sưng vú ngay cả khi không có khối u
Nổi cục không đau do tắc tia sữa nên làm gì?
Tắc tia sữa làm ảnh hưởng khá nhiều đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Chính vì vậy mẹ nên tìm cách khắc phục sớm để đảm bảo có đủ nguồn sữa để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Dưới đây là các cách giúp thông tắc tia sữa dễ dàng thực hiện tại nhà mẹ có thể tham khảo:
Tích cực cho con bú
Cho con bú thường xuyên là cách khắc phục tình trạng nổi cục không đau do tắc sữa đầu tiên mẹ có thể làm. Khi mẹ tích cực cho bé bú sẽ giúp tuyến vú luôn được lưu thông dòng sữa để hạn chế nguy cơ tắc tia sữa. Hơn thế, việc làm này còn giúp nguồn sữa mẹ được sản sinh ra nhiều hơn và luôn ổn định suốt giai đoạn cho con bú. Tốt nhất mỗi ngày mẹ nên cho bé bú từ 8–12 lần.
Tăng cường hút sữa
Bên cạnh việc cho bé bú trực tiếp mẹ có thể dùng máy hút để kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn. Dưới lực hút của máy vắt sữa, ống dẫn sữa của mẹ sẽ được khơi thông làm cho sữa được chảy ra ngoài dễ dàng.
Massage ngực thường xuyên
Khi mẹ bị nổi cục không đau do tắc tia sữa mẹ có thể sử dụng phương pháp massage bầu ngực. Bởi khi massage bầu ngực sẽ làm tác động trực tiếp đến ống dẫn sữa khiến ống giãn nở để sữa chảy về nhiều hơn. Ngoài ra, cách làm này còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú, u vú và áp xe vú khá tốt.
Khi thực hiện, mẹ hãy dùng một tay hoặc cả hai tay ấn vào thành ngực rồi di chuyển quanh bầu ngực theo kim đồng hồ. Lưu ý, mẹ không nên massage quá mạnh vì có thể làm tổn thương và gây đau ngực. Mỗi lần thực hiện mẹ nên làm khoảng 20 – 30 vòng sau đó massage theo chiều ngược lại.
Muốn hiệu quả điều trị được tốt nhất mẹ nên thực hiện massage bầu ngực thường xuyên, cách 2 – 3 tiếng/lần.
Chườm nóng
Chườm nóng cũng là phương pháp cải thiện tình trạng tắc tia sữa nổi cục khi cho con bú khá tốt. Khi đó mẹ có thể thực hiện bằng cách lấy khăn mềm nhúng vào thau nước ấm rồi đắm trên bầu ngực 15 - 20 phút. Khi chườm nóng ngực mẹ không nên dùng nước quá nóng vì có thể gây bỏng rát da. Để hiệu quả thông tắc tia sữa được tốt nhất mẹ nên thực hiện mỗi ngày. Đồng thời, sau khi chườm nóng mẹ hãy kết hợp động tác massage nhẹ nhàng để phá bỏ sự tắc nghẽn và lưu thông dòng sữa.
Mặc trang phục thoải mái
Việc làm cuối cùng khi mẹ nổi cục không đau do bị tắc tia sữa đó là tránh quần áo chật, áo lót chật. Bởi những trang phục này có thể gây áp lực lên vùng ngực bị ảnh hưởng khiến tình trạng bệnh lâu thuyên giảm. Thay vào đó, mẹ hãy mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu vải cotton thoáng khí.
Xem thêm: Viêm hạt Montgomery khi cho con bú có ảnh hưởng gì không?
Khi nào mẹ nên đến bác sĩ kiểm tra
Cho con bú bị nổi cục không đau có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu mẹ điều trị muộn. Vì vậy, khi mẹ phát hiện mình xuất hiện các dấu hiệu sau thì nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức
-
Quanh bầu ngực xuất hiện các khối u đỏ, kích thước của khối u lớn dần theo thời gian. Dấu hiệu này cho biết mẹ đang có nguy cơ mắc bệnh phì đại vú.
-
Mẹ bị sốt cao kèm theo các triệu chứng tương tự như cảm cúm. Triệu chứng thường gặp khi mẹ bị: áp xe vú, viêm vú, áp xe vú.
-
Cảm giác đau nhức của ngực ngày càng tăng biểu hiện của tắc tia sữa, phì đại vú, áp xe, viêm vú.
-
Cơ thể luôn có cảm giác nóng bức và khó chịu dấu hiệu của phì đại vú, viêm vú.
Thông qua bài viết trên, hy vọng các mẹ đã hiểu rõ hơn về triệu chứng cho con bú bị nổi cục không đau. Qua đó, mẹ còn bỏ túi thêm cho mình những cách giúp thông tắc tia sữa khoa học để đảm bảo nguồn sữa cần thiết cho bé. Chúc các mẹ luôn khỏe, vui tươi để có thể chăm sóc bé được tốt nhất.
Các mẹ đang muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác về chủ đề Sau khi sinh hãy truy cập tại đây.
When should a woman go to the doctor with a breast lump? - Truy cập ngày 14/5/2022
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322004#can-a-woman-breast-feed-if-she-has-breast-cancer
What Causes Lumps in Breasts of Breastfeeding Women? - Truy cập ngày 14/5/2022
https://www.healthline.com/health/breastfeeding-lump