zalo
Đau nhói cục cứng khi cho con bú là khối u hay tắc tia sữa?
Giai đoạn hậu sản

Đau nhói cục cứng khi cho con bú là khối u hay tắc tia sữa?

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

29/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Đau nhói cục cứng khi cho con bú là một trong những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của mẹ gặp vấn đề. Đây có thể là biểu hiện của khối u hoặc tình trạng tắc tia sữa. Vậy làm thế nào để mẹ phân biệt rõ đau nhói cục cứng trong hai trường hợp trên. Hãy tham khảo bài sau đây để được hướng dẫn chi tiết mẹ nhé. 

Biểu hiện đau nhói cục cứng khi cho con bú

Xuất hiện cục cứng khi cho con bú sẽ có biểu hiện thế nào? Nếu xuất hiện một trong những biểu hiện sau đây, mẹ hãy cảnh giác với tình trạng tắc tia sữa hoặc khối u nhé. 

Các biểu hiện đau nhói cực cứng khi đang cho con bú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Xuất hiện một hoặc nhiều cục cứng tại phần bầu ngực. Mẹ có thể cảm nhận rõ các cục cứng này bằng tay.

  • Bầu ngực căng bất thường không phải do sữa.

  • Có cảm giác đau mỗi khi cho con bú. Tình trạng đau ngày càng tăng khiến mẹ đau đớn, khó chịu mỗi khi con ti. 

  • Tuy bầu ngực căng nhưng lượng sữa tiết ra rất ít hoặc thậm chí không thể tiết sữa. 

  • Một số trường hợp mẹ sẽ có biểu hiện sốt cao 38 độ. Nhiệt độ sẽ ngày càng tăng cao, có thể dẫn đến giảm huyết áp. 

Đau nhói cục cứng khi cho con bú có phải khối u không? 

Trên thực tế, đau nhói cục cứng khi đang cho con bú CÓ THỂ là dấu hiệu cảnh báo khối u nhưng cũng có thể là không. Trên thực tế, khi xuất hiện biểu hiện này, mẹ nên quan sát và theo dõi tại nhà. Nếu có biết hiện sau thì rất có thể là khối u: 

  • Núm vú tiết dịch bất thường: Dịch này có thể có màu đỏ, xanh hoặc trắng đục kèm mùi hôi. 

  • Đau tại vị trí cục cứng: Nếu  là khối u thì nó sẽ chèn các mô vú khi phát triển, gây ra tình trạng đau đớn. Thời gian càng dài, tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn. 

  • Xuất hiện hạch dưới nách: Một biểu hiện thường thấy nếu cục cứng là khối u chính là dưới nách mẹ xuất hiện các cục hạch lạ. Chúng thường có kích thước to, rất cứng, gây cảm giác đau đớn khó chịu. 

  • Kích thước hai vú không đều: Khi xuất hiện khối u ở một trong hai bên vú, kích thước của nó của nó sẽ tăng lên. Điều này làm cho kích thước của hai bên vú không đều nhau. 

Đau nhói cục cứng có những dấu hiệu trên sẽ là u vú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để xác định chính xác là khối u hay không, mẹ NÊN đi khám bác sĩ để được kiểm tra cẩn thận. Dựa vào kết quả khám bác sĩ mới có thể kết luận chính xác là khối u hay không. 

Nếu thực sự là khối u, sẽ tiến hành sinh khiết, đánh giá tình trạng để biết là u lành hay u ác. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ.

  • Trong trường hợp u ác, sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Trong quá trình điều trị, mẹ sẽ cần phẫu thuật, uống nhiều loại thuốc khác nhau. Do đó, mẹ phải cai sữa cho trẻ.  

  • Trong trường hợp u lành, sẽ phụ thuộc vào kích thích và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe để quyết định phẫu thuật hay không. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xác suất mẹ bị khối u, ung thư vú trong giai đoạn cho con bú khá thấp. Chỉ 3% phụ nữ đang cho con bú mắc ung thư vú . Cho con bú là một yếu tố bảo vệ, giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở chị em phụ nữ. Mặc dù nguy cơ bị ung thư vú thấp, nhưng vẫn nên đi kiểm tra tại bệnh viện mỗi khi xuất hiện dấu hiệu bất thường. 

Đau nhói cục cứng khi cho bé ti có phải tắc tia sữa không?

Một trong những vấn đề có thể gặp phải nếu bị đau nhói cục cứng khi cho con bú là tắc tia sữa. Thông thường, có tới khoảng 90% tỷ lệ các mẹ bỉm có biểu hiện đau tức ngực, nổi cục là do tắc tia sữa. 

Tắc tia sữa là tình trạng một hoặc nhiều ống dẫn sữa bị tắc nghẽn dẫn đến việc tiết sữa kém hoặc không tiết. Sau thời gian dài, sữa tích tụ tại vị trí tắc ngày càng nhiều làm gia tăng áp lực trong ống dẫn sữa, tạo thành các cục cứng. Những cục cứng này khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu và đau đớn tại vị trí vùng ngực. 

Đau nhói cục cứng khi cho con bú 90% là tắc tia sữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu tắc tia sữa khi cho con bú

  • Xuất hiện một/nhiều cục cứng tại vùng ngực của mẹ sau sinh. 

  • Ngực thường ở trong tình trạng căng sữa xung quanh cục u. 

  • Vị trí cục cứng có cảm giác đau đớn và khó chịu.

  • Kích thước của cục cứng có thể thay đổi, to dần theo thời gian.

  • Ngực thường ở trong tình trạng sưng nóng và đau rát.

  • Khả năng tiết sữa kém hoặc không thể tiết sữa. 

  • Phần bầu ngực xuất hiện các đốm chấm trắng nhỏ trên núm vú được gọi là một đốm sữa.

Đôi khi, tắc tia sữa cũng có thể khiến mẹ bị sốt nhẹ . Sốt là biểu hiện cảnh bảo tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ở bên trong, cơ thể đang chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Vậy nên, khi xuất hiện cục cứng kèm biểu hiện sốt, mẹ nên đi khám bác sĩ. 

Một số dấu hiệu cảnh báo tắc tia sữa khi cho con bú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa

Tắc tia sữa thường gặp nhất ở phụ nữ đang cho con bú, mới sinh con hoặc đã ngừng cho con bú trong thời gian ngắn. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tắc tia sữa. Về cơ bản, một số lý do thường thấy, khiến mẹ bỉm bị tắc tia sữa gồm: Trẻ bú sai cách, nhu cầu sữa của bé quá ít. Bên cạnh đó, còn một số lý do mẹ có thể lưu ý để tránh như sau:

  • Chế độ ăn uống, dinh dưỡng của mẹ không hợp lý. 

  • Sữa đọng lại trong bầu ngực quá nhiều. Sau nhiều lần không được trẻ bú và hút ra ngoài, lượng sữa này sẽ tích tụ lại và gây ra tình trạng tắc. 

  • Cho trẻ bú thời gian không hợp lý. Các cữ bú nếu không đều nhau sẽ dẫn đến tình trạng mẹ không có sữa hoặc sữa đọng lại nhiều. Đồng thời, thời gian cho con bú quá ngắn cũng sẽ khiến sữa bị đọng lại nhiều trong bầu ngực, gây tắc tia sữa. 

  • Mẹ mặc áo ngực quá chật, gây áp lực lên bầu ngực, gây cản trở quá trình tiết sữa. 

Những nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách chữa tắc tia sữa, làm tan cục cứng khi cho con bú

Có rất nhiều cách được áp dụng để giảm tình trạng đau nhói cục cứng khi cho con bú. Hãy cùng Monkey điểm qua một vài phương pháp dễ áp dụng sau nhé. 

Massage ngực

Một trong những phương pháp được đánh giá hiệu quả nhất là xoa bóp. Để mát-xa, hãy bắt đầu từ bên ngoài bầu vú và dùng ngón tay tạo áp lực khi bạn di chuyển về phía núm vú. Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ hãy massage vào thời điểm đang tắm dưới vòi hoa sen và nước ấm. 

Massage ngực giúp chữa tắc tia sữa, giảm đau nhói (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tiếp tục cho con bú

Cho trẻ bú là cách tốt nhất để khắc phục tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của trẻ sẽ giúp làm giảm tình trạng tắc tia sữa khá đáng để. Đồng thời, mẹ hãy thử thay đổi các tư thế khi cho con bú. Đôi khi việc di chuyển xung quanh sẽ mẹ tìm ra vị trí phù hợp, giúp lực hút của bé mạnh hơn và thông tia sữa nhanh hơn. 

Tư thế phù hợp để trẻ bú sữa mẹ khi bị tắc tia sữa là cằm hoặc mũi của trẻ hướng về phía ống dẫn sữa bị tắc. Điều này sẽ giúp dễ dàng thông sữa và cải thiện tình trạng tắc nhanh chóng. 

Tiếp tục cho con bú giúp tan tan cục cứng ở ngực (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chú ý trong sinh hoạt

Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, sử dụng loại áo ngực dành riêng cho mẹ sau sinh hoặc không có gọng sẽ giúp cải thiện tình trạng tắc tia sữa hiệu quả. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng phương pháp đắp một miếng đệm nóng hoặc vải ấm trong 20 phút lên bầu ngực mỗi lần. 

Mặc áo ngực thoải mái giúp giảm đau nhói cục cứng khi cho con bú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các phòng tránh xuất hiện cục cứng khi cho con bú

Để phòng tránh tình trạng xuất hiện cục cứng khi cho con bú, mẹ nên chú ý những điều sau đây. 

Cho trẻ bú đúng cách

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng tắc tia sữa là do lượng sữa dồn đọng trong bầu ngực quá nhiều. Lâu dần, nó gây ra tình trạng tích tụ khiến tia sữa bị tắc nghẽn, tạo thành các cục cứng. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên thường xuyên cho trẻ ti trong ngày. Mỗi ngày, trẻ nên ti từ 8 đến 12 cữ, đặc biệt là trong những ngày đầu cho con bú.

Cho trẻ bú đúng cách giúp phòng tránh xuất hiện cục cứng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, một số cách phòng tránh hữu ích mẹ không nên bỏ qua bao gồm: 

  • Kết hợp xoa bóp ngực trong khi cho con bú/hút sữa để tia sữa tiết ra đều đặn hơn, tránh bị đọng lại. 

  • Mặc áo ngực được làm từ chất liệu mềm mại, cotton co giãn và không nịt chặt vào người. 

  • Lựa chọn tư thế bú sữa phù hợp và nên thay đổi các tư thế cho con bú theo thời gian để đảm bảo lực hút đều tất cả các ống dẫn sữa. 

  • Khi phát hiện có sự xuất hiện của cục cứng, hãy chườm khăn ấm để giúp làm tan nhanh chóng. Đồng thời, mẹ nên chườm mát ngực sau khi cho con bú.

Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi cho trẻ ti

Núm vú bị nứt có thể mở đường dễ dàng cho vi khuẩn từ da hoặc miệng của trẻ xâm nhập vào vú mẹ. Điều này dẫn đến tình trạng viêm vú. Các ổ viêm bên trong ngực cũng có thể gây ra tình trạng nổi cục đau nhói, tắc sữa. Vì vậy, hãy đảm bảo giữ cho bầu vú của mình thật sạch sẽ và khô ráo, không bị nứt nẻ mẹ nhé. 

Vệ sinh ngực sạch sẽ trước và sau khi cho con bú giúp ngừa viêm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong bài viết trên, Monkey đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng đau nhói cục cứng khi cho con bú. Mong rằng những thông tin trong bài sẽ giúp mẹ hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách xử lý khi xuất hiện cục cứng. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra chi tiết mẹ nhé.

Breast pain and breastfeeding - Truy cập ngày 26/8/2022

https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding-problems/breast-pain/

Fast Fixes for Common Breastfeeding Problems - Truy cập ngày 26/8/2022

https://www.mamava.com/mamava-blog/fast-fixes-common-breastfeeding-problems

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey