zalo
[Bật mí] 15+ chế độ kiêng cữ sau sinh tốt cho sức khỏe của mẹ và khỏe cho bé
Giai đoạn hậu sản

[Bật mí] 15+ chế độ kiêng cữ sau sinh tốt cho sức khỏe của mẹ và khỏe cho bé

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

10/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ở cữ là khoảng thời gian quan trọng của mỗi người phụ nữ sau sinh. Trong thời gian này, các chế độ kiêng cữ sau sinh khoa học, hợp lý sẽ giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe. Từ thời các bà, các mẹ ngày xưa cho đến nay, có rất nhiều quy định liên quan đến ở cữ, nhưng không phải cái nào cũng chính xác. Mẹ hãy tham khảo bài viết sau đây để biết phụ nữ sau sinh nên kiêng gì nhé. 

Không ăn quá mặn

Ăn mặn là một trong những thói quen nguy hiểm gây hại tới sức khỏe, đặc biệt với những mẹ sau sinh. Trong đồ ăn mặn thường có chứa nhiều Natri, khi vào cơ thể sẽ hòa vào máu, gây ra tình trạng tích nước trong cơ thể. Điều này khiến mẹ sau sinh trong sẽ mũm mĩm hơn. 

Bên cạnh đó, ăn nhiều muối, ăn mặn cũng không tốt cho sức khỏe đường ruột và thận. Quá nhiều muối nạp vào cơ thể sẽ kích thích vi khuẩn đường ruột Helicobacter Pylori. Đây là vi khuẩn xấu, có xu hướng tấn công niêm mạc dạ dày, gây nhiễm trùng đường ruột. 

Trong thời gian mới sinh, sức khỏe của mẹ thường rất yếu, các chức năng đường ruột, thận thường hoạt động kém hiệu quả. Vì thế, việc ăn mặn trong thời gian này càng gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể. 

Ngay cả khi không còn trong thời kỳ ở cữ, mẹ cũng nên tập thói quen hạn chế ăn mặn. Bởi ăn mặn cũng gây ra nhiều tác hại như nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp,... 

Ăn mặn không tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch của mẹ sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không ăn quá no

Sức khỏe đường ruột, hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh thường rất yếu. Vì thế, không ăn quá no là một trong số những điều kiêng cữ sau sinh cần tuân thủ. Nếu mẹ ăn quá no trong bữa chính sẽ rất dễ gây ra tình trạng khó tiêu, khó hấp thụ. 

Cách ăn tốt nhất cho mẹ sau sinh chính là chia thành nhiều bữa nhỏ. Trong đó, bữa chính sẽ tập trung nhiều nhóm dinh dưỡng quan trọng như: protein, canxi, sắt, chất béo, omega -3. Bữa phụ sẽ tập trung bổ sung vitamin, chất xơ. Một ngày mẹ sau sinh, đang ở cữ nên ăn 5 bữa, gồm: 1 bữa sáng, 2 bữa xế, 2 bữa chính để đảm bảo dinh dưỡng, năng lượng cho con ti cả ngày. 

Chia nhỏ bữa ăn giúp mẹ kiểm soát tốt năng lượng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hạn chế đồ tanh và dầu mỡ

Các thực phẩm có mùi vị tanh thường có tính hàn lớn, mẹ sau sinh ăn vào sẽ bị lạnh bụng. Chúng gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là ngộ độc tiêu chảy. Một số hải sản tanh như cá thu, cá kiếm còn chứa hàm lượng Thủy ngân cao, không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, mẹ nên hạn chế ăn những đồ ăn này trong thời kỳ ở cữ. 

Đối với đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm lượng cholesterol HDL trong máu, và làm gia tăng lượng cholesterol xấu. Vì vậy, mẹ sẽ có nguy cơ huyết áp cao, mắc bệnh tim mạch khi ăn các đồ chiên rán. Cùng với đó, ăn nhiều đồ chiên rán sẽ khiến mẹ dễ bị tăng cân, mỡ trong máu cao. Mà cân nặng luôn là “kẻ thù số 1” của các mẹ sau khi sinh con. 

Đồ tanh và dầu mỡ sẽ khiến mẹ dễ bị đầy bụng, khó tiêu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tránh thực phẩm cay nóng, mùi nồng

Những gia vị, đồ ăn có vị cay thường kích thích vị giác, giúp mẹ ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, đối với sức khỏe thì chúng lại là chất độc mà chúng ta nên tránh xa. 

Ví dụ, ớt, tiêu, hồi, quế có vị cay, mùi nồng, tính nóng cao, ăn quá nhiều sẽ khiến bị bị nóng trong người, dễ nổi mụn, tạo cảm giác bức bách khó chịu. Không những thế, chúng còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Điều này khiến em bé dễ bị nổi rôm sảy khi ti. Một vài trường hợp khác còn có thể bị đi ngoài. 

Một số khác như hành, tỏi thường có mùi nồng, khó chịu, khiến tinh thần của mẹ uể oải sau khi ăn xong. Và chúng cũng có khả năng gây mùi trong sữa, khiến em bé bỏ bú, chán ti vì mùi vị lạ. 

Sau 3 tháng, mẹ có thể ăn đồ ăn cay với một lượng vừa phải, không nên quá nhiều. Bởi bản chất của việc ăn cay không hề tốt cho sức khỏe của một người khỏe mạnh. 

Ăn đồ cay nóng sẽ khiến bé bị nổi rôm, sảy (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tránh đồ uống có cồn và chất kích thích

Một loại đồ ăn nằm trong danh sách kiêng cữ sau khi sinh khác chính là đồ ăn, uống có cồn, chất kích thích. Các bác sĩ khuyến cáo, đồ ăn, đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, socola đen là những thứ gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé. 

Đôi khi vì căng thẳng, stress, áp lực, mẹ sử dụng chất kích thích nhằm gia tăng sự tỉnh táo. Tuy nhiên cách làm này cực kỳ sai lầm, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. 

Chất kích thích như cafein, nicotin không có tác dụng giải tỏa căng thẳng, mà nó gây ra sự ức chế thần kinh. Các mẹ sử dụng chất kích thích trong thời gian dài sẽ cảm thấy sự mệt mỏi, chai ì. Càng về lâu, chúng sẽ bào mòn hệ thần kinh của mẹ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như trầm cảm sau sinh. 

Bên cạnh đó, chất kích thích cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Nó tác động đến hệ thần kinh, trí não chưa hoàn thiện của con và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cùng với đó, các chức năng gan, tiêu hóa của bé cũng chưa hoạt động, nên không thể lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể. 

Mẹ có thể sử dụng lại rượu bia, cà phê khi không còn cho em bé bú. Vì thế, thông thường thời gian mẹ cần kiêng chất kích thích sau sinh sẽ từ 1 đến 2 năm. 

Đồ uống có cồn không tốt cho mẹ đang cho con bú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tránh ăn đồ ăn có vị chua

Theo như các cụ ngày xưa, ăn đồ chua sẽ khiến phụ nữ bị rụng răng sớm khi về già. Tuy không thể khẳng định quan điểm này chính xác 100% nhưng việc ăn chua sau sinh gây ảnh hưởng đến răng miệng là điều chắc chắn. 

Đồ ăn có vị chua thường có tính axit cao, ăn nhiều sẽ gây mất cân bằng độ pH trong cơ thể. Ngoài ra, chúng cũng có tính bào mòn, khiến niêm mạc dạ dày ngày càng mỏng, ăn mòn chân răng, tạo ra sự ê buốt. Về lâu dài, sức khỏe răng miệng của mẹ sau sinh sẽ càng yếu nếu ăn chua quá sớm. 

Một số đồ ăn chua mẹ có thể sử dụng sớm như cam, quýt bưởi, sữa chua. Thông thường mẹ có thể ăn sau 3 đến 4 ngày sinh. Để chắc chắn hơn, mẹ nên kiêng trong 1 tuần đầu tiên, sau đó có thể sử dụng như thường. 

Những đồ chua khác như cà, dưa muối, kim chi thì mẹ nên kiêng trong suốt thời kỳ cho con ti. Bởi chúng có chứa hợp chất gây ung thư nitrosamine, không tốt cho sức khỏe. 

Ăn kim chi, dưa cà muối gây hại cho sức khỏe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không tập thể dục quá sức

Nhiều mẹ thường có tâm lý tập thể dục, vận động với tần suất cao để giảm cân sau sinh. Nhưng quan điểm này hoàn toàn sai lầm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. 

Sức khỏe mẹ sau sinh cực kỳ yếu, không phù hợp với các bài tập thể dục cường độ cao. 

Vì vậy, trong giai đoạn này, mẹ chỉ nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội để rèn luyện sức khỏe. Và tất nhiên, mẹ chỉ nên thực hành khoảng 30 phút mỗi ngày để không quá sức. Nếu sức khỏe của mẹ quá yếu, không đảm bảo, chỉ nên đi lại trong phạm vi nhỏ. 

Mẹ nên tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng trong thời gian ở cữ sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không giảm cân/ nịt bụng ngay sau khi sinh

Tương tự như việc tập thể dục, không giảm cân, nịt bụng ngay sau khi sinh cũng là một lưu ý mẹ không thể bỏ qua. giảm cân yêu cầu mẹ cần có chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Tuy nhiên, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này thường rất lớn nhằm cung cấp dưỡng chất cho con. Vì vậy, việc nhịn ăn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Đồng thời, việc tập luyện các bài tập giảm cân với cường độ cao trong giai đoạn này cũng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức. Đối với việc nịt bụng khi ở cữ sau sinh cực kỳ không tốt, đặc biệt với các mẹ có vết mổ. Bởi đeo đai nịt tạo áp lực lên các cơ quan tiêu hóa, gây ra hiện tượng đầy hơi, chướng khí. Ngoài ra, đeo nịt bụng cũng làm siết các cơ, gây biến dạng hệ thống xương sườn của mẹ. 

Giảm cân nịt bụng quá sớm không tốt cho cả mẹ và bé (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không mang vác vật nặng

Sau khi sinh nên kiêng gì? Một trong số đó chính là không mang vác vật nặng. Khi vác vật nặng, chúng ta cần hạ thấp trọng tâm, dùng rất nhiều lực ở hệ thống xương chậu và xương cụt. Trong khi đó, mẹ sau sinh đang gặp tổn thương lớn ở phần xương dưới, nên khi mang vác vật nặng càng khiến chúng khó hồi phục. 

Nguyên tắc kiêng cữ này cũng là một cách giúp mẹ giải quyết các bệnh lý đau lưng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống sau khi sinh. 

Mang vác vật nặng không tốt cho sức khỏe xương chậu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không nằm một chỗ quá lâu

Nhiều mẹ cho rằng sau sinh cần nằm hoàn toàn trên giường để tĩnh dưỡng và lấy lại sức. Nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm, không tốt cho sức khỏe chút nào. Trên thực tế, mẹ sau sinh có thể đứng lên đi lại sau 2 tiếng sinh đối với mẹ sinh thường, mẹ sinh mổ sẽ từ 3 đến 4 tiếng. Việc làm này nhằm giúp thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn, tránh gây ra sự ì của cơ thể. Ngoài ra, với các mẹ sinh mổ, đi lại sau sinh sẽ giúp tránh khỏi nguy cơ bị dính vết mổ. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng trong thời gian ở cữ nhé. 

Nằm một chỗ quá lâu sau sinh làm giảm quá trình lưu thông máu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, tivi, điện thoại

Trong cuộc sống hiện đại, các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại gần như trở thành một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, các bác sĩ đã khuyến cáo rằng, mẹ sau sinh nên hạn chế sử dụng thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, ipad trong thời gian ở cữ. 

Bởi: 

  • Sóng điện thoại, mạng Internet không tốt cho sự phát triển trí não, hệ thần kinh của trẻ sơ sinh.

  • Dùng thiết bị điện tử quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt. Mẹ sẽ gặp phải một số tình trạng mỏi mắt, mắt điều tiết kém khi dùng quá lâu. 

  • Dùng điện thoại nhiều sẽ làm giảm sự gắn kết giữa mẹ và con. Vì mẹ sẽ có ít thời gian chơi với con hơn. 

  • Dùng điện thoại nhiều gia tăng khả năng trầm cảm, bị stress và tác động bởi các sự kiện tiêu cực ngoài xã hội.

Tuy nhiên, hạn chế dùng không đồng nghĩa với việc mẹ phải kiêng hoàn toàn. Bởi việc dùng điện thoại với tần suất hợp lý giúp mẹ giải trí, cập nhật tin tức, xu hướng và liên lạc, chia sẻ rất tiện lợi. 

Hạn chế dùng điện thoại giúp bảo vệ sức khỏe mắt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không tắm nước lạnh

Có rất nhiều quan niệm cổ hủ, lạc hậu cho rằng mẹ sau sinh đang ở cữ nên kiêng tắm gội trong 1 tháng. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm, không có sở cứ khoa học. Trên thực tế, mẹ sau sinh thường có thể tắm sau 3-4 ngày sinh, còn mẹ sau sinh mổ từ 6 đến 7 ngày sinh. Điều này giúp cơ thể của mẹ luôn sạch sẽ, thoải mái và dễ chịu. 

Tuy nhiên, mẹ cần đặc biệt lưu ý không tắm nước lạnh, bởi nước lạnh sẽ khiến cơ thể của mẹ bị nhiễm lạnh, dễ bị ốm, ảnh hưởng xương khớp. Nhiệt độ thích hợp nhất để mẹ tắm là khoảng 37 đến 40 độ C. Và mẹ không nên tắm quá lâu, mỗi lần chỉ nên từ 5 đến 10 phút. 

Mẹ sau sinh tuyệt đối không tắm nước lạnh trong 3 tháng đầu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vệ sinh vùng kín đúng cách 

Sau khi sinh con, vùng kín là bộ phận chịu tổn thương lớn nhất trên cơ thể mẹ. Vì vậy, để cải thiện sức khỏe vùng kín, mẹ cần phải vệ sinh đúng cách. 

Mỗi ngày, mẹ cần rửa sạch vùng kín ít nhất 3 lần/ ngày, lau khô sau mỗi lần rửa. Luôn đảm bảo “cô bé” khô thoáng và sạch sẽ. 

Mẹ nên chọn các loại quần lót thoáng khí, chất liệu cotton, không bị bí bách. 

Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện biện pháp xông hơi vùng kín bằng cá loại thảo dược như trầu không, lá khế để sát khuẩn. Cách này cũng giúp cô bé không bị mùi khó chịu, sạch sẽ, hạn chế viêm nhiễm sau sinh. 

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ cực kỳ quan trọng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không quan hệ tình dục quá sớm 

Quan hệ vợ chồng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hôn nhân gia đình. Có rất nhiều mẹ thắc mắc sau sinh bao lâu thì được quan hệ, gần gũi chồng, phải kiêng quan hệ sau sinh bao lâu? Và câu trả lời của các chuyên gia là: 4-6 tuần với mẹ sinh thường, 2 tháng với mẹ sau sinh mổ

Mẹ tuyệt đối không được quan hệ quá sớm sau khi sinh, điều này có thể tạo ra một số hệ lụy như nhiễm khuẩn, gây đau rát, tổn thương vùng kín. Nguy hiểm hơn, mẹ có thể nhiễm một số bệnh phụ khoa như sa tử cung, sa âm đạo, gây ảnh hưởng đến sinh sản sau này. 

Mẹ nên kiêng quan hệ vợ chồng quá sớm trong thời gian ở cữ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không tự ý sử dụng thuốc

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, mẹ mang thai, sau khi sinh KHÔNG ĐƯỢC tự ý sử dụng thuốc trong mọi trường hợp. Mẹ chỉ được dùng thuốc dưới sự chỉ dẫn và đồng ý của bác sĩ. Bởi khi mang thai và sau khi sinh, việc uống thuốc của mẹ sẽ gây ảnh thưởng đến em bé. 

Trong giai đoạn cho con bú, các hợp chất có trong thuốc khi mẹ uống vào cũng sẽ xuất hiện trong thuốc. Khi em bé ti vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của các loại thuốc này. Đây là lý do các mẹ sau sinh đang cho con bú không nên uống thuốc trong thời gian nuôi con. 

Mẹ sau sinh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những điều cần kiêng cữ sau sinh cơ bản mà bất kỳ mẹ nào cũng nên tuân thủ. Mẹ hãy tham khảo và lên cho mình chế độ sinh hoạt thật điều độ và đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé. Hãy theo dõi chuyên mục Giai đoạn hậu sản của Monkey để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác. 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!