zalo
[Cảnh báo] Nguy hiểm khi nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể gây mù
Giai đoạn hậu sản

[Cảnh báo] Nguy hiểm khi nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể gây mù

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

25/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh để chữa đau mắt là cách sai lầm nhiều mẹ bỉm đang áp dụng. Phương pháp này cực kỳ nguy hiểm, thậm chí có thể khiến trẻ bị mù. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thực hư của phương pháp này. Và đừng bỏ qua những kiến thức chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh an toàn, đảm bảo nhất ba mẹ nhé. 

Quan niệm nhỏ sữa mẹ vào mắt giúp chữa đau mắt ở trẻ 

Theo dân gian, khi trẻ sơ sinh bị đau mắt, đổ nhiều ghèn, mẹ có thể nhỏ sữa vào để chữa trị. Vậy nên, đến nay vẫn rất nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng quan niệm dân gian nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể chữa được các bệnh về mắt như: đau mắt, nhiễm trùng, viêm kết mạc, mắt đổ ghèn. 

Thế nhưng, đây là quan niệm SAI LẦM, tuyệt đối không được áp dụng mẹ nhé. 

Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh cực kỳ nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xuất phát từ quan niệm này, nhiều mẹ lầm tưởng sữa mẹ giàu dưỡng chất, kháng thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, nó có thể diệt khuẩn, làm khỏi đau mắt. 

Trên thực tế, khi nhỏ sữa vào mắt sẽ tạo môi trường giàu dưỡng chất rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi này, tình trạng bệnh sẽ trở nên xấu hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thậm chí, nhiều trẻ còn có thể bị mù khi mẹ tự ý nhỏ sữa vào mắt mà không đưa đến cơ sở y tế thăm khám. 

Dấu hiệu trẻ bị đau mắt, viêm kết mạc

  • Ngứa mắt: Ngứa và cộm ở mắt là biểu hiện đầu tiên khi trẻ bị đau mắt, viêm kết mạc. Lúc này, trẻ sẽ có biểu hiện thường xuyên đưa tay lên mắt để rụi. 

  • Gỉ mắt sống: Khi xuất hiện dấu hiệu đau mắt nhẹ, mắt của trẻ thường nhả ra rất nhiều gỉ mắt sống. Đặc biệt vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, vậy nên mẹ hãy lưu ý nhé.  

  • Mắt đỏ: Khi lượng vi khuẩn trong mắt bắt đầu tăng lên, mắt của trẻ sẽ xảy ra tình trạng đỏ, xuất hiện tơ máu ở vùng lòng trắng của mắt. 

  • Sưng mí: Khi tình trạng bắt đầu chuyển nặng, mí mắt của trẻ sẽ bị sưng. Thời gian để càng mắt, bọng mí sẽ sưng càng lớn. 

  • Chảy nước mắt: Ngoài những dấu hiệu trên, trẻ cũng sẽ bị chảy nước mắt thường xuyên. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. 

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị đau mắt, viêm kết mạc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đau mắt

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị đau mắt đỏ trong thời kỳ sơ sinh. Trong đó, ba lý do chính được xác định như sau: 

  • Do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Đây là những loại virus chính gây ra bệnh đau mắt, viêm kết mạc ở trẻ và có tính lây lan khá nhanh. Các triệu chứng dễ thấy khi mắt trẻ bị virus Adeno xâm nhập gồm: Mắt bị kích ứng, sợ ánh sáng, chảy nước mắt thường xuyên. 

  • Trong quá trình sinh hoạt, tay trẻ tiếp xúc bụi bẩn, vi khuẩn,.... sau đó dụi vào mắt. Điều này khiến vi khuẩn cực kỳ dễ xâm nhập vào mắt trẻ, gây ra tình trạng đau. Vậy nên, mẹ cần phải thường xuyên rửa tay, cắt móng tay cho trẻ sạch sẽ, tránh tối đa nguy cơ vi khuẩn trú ngụ. 

  • Trẻ lây từ bạn bè, người thân xung quanh: Virus gây ra bệnh đau mắt rất dễ lây từ người này qua người khác. Vậy nên, nếu người thân trong gia đình bị đau mắt và tiếp xúc không an toàn với trẻ cũng sẽ khiến con bị lây. 

Trẻ sơ sinh bị đau mắt thường do virus Adenovirus. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nên làm gì khi trẻ bị đau mắt?

Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt, mẹ cần tìm cách xử lý phù hợp để tránh làm tình trạng xấu đi. Dưới đây là 3 điều quan trọng mẹ cần ghi nhớ, xử lý khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu bị đau mắt. 

Vệ sinh mắt cho trẻ đúng cách

Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý chuyên dụng là việc làm quan trọng nhất khi trẻ bị đau mắt đỏ. Việc này vừa có tác dụng diệt khuẩn vừa giữ ẩm, không gây khô rát cho mắt. 

Để vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh đúng cách, đảm bảo an toàn, mẹ cần tuân thủ những bước sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị khăn bông mềm, nước ấm, nước muối sinh lý, bông tẩy trang.

  • Bước 2: Thấm bông tẩy trang vào nước muối sinh lý, sau đó dùng để lau mắt theo chiều từ đầu khóe đến đuôi mắt. Mỗi ngày mẹ nên thực hiện vệ sinh mắt cho trẻ 2 lần, sáng trước khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. 

  • Bước 3: Sau khi vệ sinh xong phần mắt bằng nước muối sinh lý, mẹ hãy dùng khăn bông mềm thấm nước để lau mặt cho trẻ. 

Hướng dẫn vệ sinh mắt cho trẻ an toàn nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không tự ý sử dụng thuốc

Mắt là bộ phận cực kỳ nhạy cảm trên cơ thể, đặc biệt khi bị đau mắt, giác mạc sẽ càng yếu hơn. Do đó, mẹ cần hết sức cẩn thận trong việc chữa trị cho trẻ, tránh khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Một khuyến cáo các mẹ cần lưu ý khi trẻ bị đau mắt chính là không tự ý sử dụng thuốc. Với mỗi tình trạng khác nhau sẽ áp dụng phương pháp và thuốc khác nhau. Vậy nên, trước khi xác định nguyên nhân gây ra đau mắt, mẹ tuyệt đối không tự ý chữa trị và dùng bất kỳ loại thuốc nào đối với trẻ. 

Việc sử dụng thuốc không phù hợp có thể khiến mắt của con khó lành và sưng đau nghiêm trọng hơn. Đồng thời, không phải bất kỳ loại thuốc chữa đau mắt nào cũng an toàn đối với trẻ sơ sinh. 

Không được tự ý sử dụng thuốc trị đau mắt cho trẻ sơ sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khám bác sĩ

Khi trẻ bị đau mắt ở mức độ nhẹ, mẹ có thể vệ sinh bằng nước muối để hạn chế virus và giảm các triệu chứng. Vệ sinh mắt đúng cách còn có thể chữa khỏi đau mắt cho trẻ một cách tự nhiên. 

Tuy nhiên, khi trẻ đã bị đau mắt ở mức độ nặng, có dấu hiệu đỏ, tơ máu và sưng mí, mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ. Việc làm này giúp xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị đau mắt và có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Khám bác sĩ là giải pháp an toàn nhất khi trẻ bị đau mắt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý trong việc bảo vệ mắt của trẻ sơ sinh

Để bảo vệ mắt tốt nhất cho trẻ trong thời kỳ sơ sinh, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây: 

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Thông thường, mắt trẻ thường bị virus xâm nhập thông qua môi trường sống xung quanh. Vậy nên, để hạn chế tối đa nguy cơ virus xâm nhập vào mắt của trẻ, mẹ cần giữ gìn môi trường xung quanh thật sạch sẽ. Đặc biệt là khu vực xung quanh phòng ngủ, giường, chăn gối, nơi ngủ của trẻ. Đồng thời, đừng quên vệ sinh đồ chơi, các đồ dùng trẻ thường xuyên cầm nắm mẹ nhé. 

  • Cắt móng tay, lau tay cho trẻ thường xuyên: Tay và móng tay của trẻ là nơi thuận lợi cho vi khuẩn, virus trú ngụ. Do đó, việc cắt móng tay và rửa tay thường xuyên rất quan trọng. Việc làm này sẽ hạn chế tối đa nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào mắt của trẻ mỗi lần dụi mắt, chạm tay vào mặt. 

  • Chú ý ánh sáng chiếu vào mắt trẻ: Trong thời kỳ đầu đời, sức khỏe mắt của trẻ còn khá yếu, không thể chịu được ánh sáng mạnh. Vậy nên, mẹ hãy chú ý không để mắt của trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng quá mạnh. 

Mẹ cần chú ý chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh cẩn thận. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đến đây, chắc hẳn mẹ đã hiểu nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh là quan niệm cực kỳ SAI LẦM rồi phải không. Mong rằng với những thông tin trong bài, mẹ sẽ hiểu rõ hơn về cách chăm sóc sức khỏe mắt của trẻ. Và đừng quên những cách xử lý cần tuân thủ khi trẻ bị đau mắt ba mẹ nhé. Hãy trở thành những người ba mẹ thông thái, đừng vì sự kém hiểu biết của bản thân mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. 

Can Breast Milk Cure My Child’s Eye Infection? - Truy cập ngày 25/10/2022

https://scienceofmom.com/2011/11/08/can-breast-milk-cure-my-childs-eye-infection/

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!