Sinh con ra và nuôi con bằng chính những giọt sữa mẹ là điều vô cùng thiêng liêng đối với nhiều chị em. Tuy nhiên, cho con bú như thế nào cho đúng thì vẫn là một chấm hỏi lớn với nhiều người, nhất là những chị em mới làm mẹ. Hiểu rõ được nỗi băn khoăn đó, Monkey đã tổng hợp các cách cho con bú đúng cách, chuẩn khoa học để mẹ tham khảo.
Vì sao phải cho con bú đúng tư thế?
Việc mẹ cho bé bú đúng tư thế sẽ mang lại những lợi ích như sau:
-
Hạn chế đau lưng: Khi cho bé bú đúng tư thế mẹ sẽ giúp giảm thiểu tối đa áp lực lên cột sống và giảm đáng kể tình trạng đau lưng. Khi đó cách ngồi đúng nhất cho mẹ khi cho bé bú là lưng hơi ngả về phía sau tạo thành góc 125 độ.
-
Hạn chế đau núm vú: Việc cho con bú đúng tư thế sẽ hạn chế nguy cơ núm vú của mẹ bị tổn thương, khó chịu và đau. Nếu mẹ có cảm giác đau núm vú khi bé bú thì hãy thử đổi qua nhiều tư thế để tìm được tư thế thoải mái nhất.
-
Giúp trẻ ti dễ và an toàn hơn: Lựa chọn tư thế đúng giúp bé bú mẹ dễ dàng hơn và không lo bị sặc. Đồng thời, việc làm này còn giúp hạn chế được tình trạng bé bị nôn trớ sau khi bú.
3+ Tư thế cho con bú mẹ đúng cách
Một số tư thế bú ti mẹ thoải mái, chuẩn khoa học giúp mẹ giảm đau lưng, bé bú ngoan và không gây đau đầu vú mẹ có thể tham khảo:
Tư thế ngồi cho con bú
-
Tư thế ngồi ôm nôi: Mẹ bế bé lên bằng hai tay rồi ngồi xuống ghế hoặc giường, tìm chỗ ngồi có điểm tựa vững chắc. Đặt thân, đầu của trẻ nằm nằm theo một đường thẳng và bụng của mẹ, bé áp sát lại với nhau. Khi đó, mặt bé ở nằm đối diện với núm vú của mẹ.
-
Tư thế ôm bóng: Mẹ cho bé nằm ở bên phải hoặc bên trái cánh tay sao cho miệng của bé ngang tầm với đầu ti của mẹ. Dùng tay thuận để đỡ phần đầu và gáy của bé, tay còn lại giữ phần ngực rồi tiến hành cho bé bú.
-
Tư thế giữ Koala: Mẹ ngồi thẳng tựa vào đầu giường, đặt bé ngồi trên đầu gối rồi điều chỉnh ngực vừa tầm với miệng bé. Tư thế này hỗ trợ khi người mẹ bị nhức mỏi tay, không thể dùng nhiều lực để giữ bé.
Tư thế nằm cho con bú
-
Dùng một chiếc gối kê cao đùi và đầu gối sau đó nằm nghiêng qua một bên.
-
Đặt bé nằm xuôi theo tư thế nghiêng và phần đầu của bé quay vào ngực mẹ.
-
Mẹ điều chỉnh vị trí nằm của bé sao cho miệng bé đối diện với núm vú.
-
Dùng tay đỡ hoặc lấy gối kê đầu bé lên cao để tránh hiện tượng sặc sữa.
-
Mẹ dùng tay kéo người bé nhẹ nhàng sát lại gần mẹ để bú. Mẹ có thể ôm hông hoặc dùng tay còn lại đỡ đầu để con dễ bú hơn.
Lưu ý: Tư thế nằm cho con bú này bé có thể ti được nhiều sữa, mẹ sẽ thấy rất thoải mái và dễ bị ngủ quên. Trường hợp mẹ ngủ quên không rút ti ra khỏi miệng bé có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị ngạt thở do đầu ti đè lên mũi của bé. Cho nên, khi cho con bú ở tư thế này mẹ phải luôn tỉnh táo để đảm bảo an toàn khi cho con bú.
Tư thế cho em bé song sinh bú
-
Mẹ đặt hai bé song song với hai bên hông của mẹ. Khi đó, hai chân bé để sau lưng mẹ, đầu hai bé hướng về trước, mặt thì áp vào đầu vú mẹ.
-
Nếu mẹ muốn tránh bị mỏi tay khi đỡ hai bé thì có thể dùng gối chữ U kê ở bên dưới tay. Lưu ý, mẹ không nên đặt bé nằm hoàn toàn xuống gối vì bé sẽ không thể bú được.
-
Điều chỉnh tư thế lần lượt từng bé, khi bé này ổn định thì tiếp tục bé còn lại. Lưu ý: Mẹ nên thay đổi vị trí bú của hai bé để lượng sữa tiết ra đều nhau, đầu vú không bị chênh lệch và bảo vệ mắt bé hoạt động cân đối.
Nên cho con bú sữa mẹ đến khi nào? Thời điểm cai sữa phù hợp
Có nên sử dụng gối cho con bú hay không? Lợi hại như thế nào?
Đau nhói cục cứng khi cho con bú là khối u hay tắc tia sữa?
Cách giữ bầu ngực đúng cách khi cho con bú
-
Mẹ đặt 4 ngón tay vào thành ngực ở bên dưới vú, trong đó ngón trỏ dùng để nâng vú.
-
Ngón tay cái đặt ở phía trên bầu ngực.
Lưu ý: Các ngón tay của mẹ không nên khum lại như gọng kìm và để quá gần núm vú khi đỡ vú vì sẽ chặn dòng sữa chảy ra.
Lưu ý khi cho con bú sữa mẹ an toàn
-
Vị trí đặt bé: Khi cho bé bú mẹ hãy đặt bé nằm hướng mặt về phía mẹ, mũi đối diện với bầu ngực. Đồng thời, mẹ hãy dùng tay hoặc gối kê đầu bé lên cao để tránh làm bé bị sặc sữa.
-
Điều chỉnh tư thế ngậm núm vú đúng chuẩn: Trước khi bé bắt bú mẹ kiểm tra tư thế ngậm vú của mẹ như thế nào. Nếu bé ngậm xa thì thì đưa lại gần và ngược lại.
-
Lưu ý các tín hiệu từ bé (đói, no, không thoải mái,...): Ngoài việc chú ý vị trí đặt bé và tư thế ngậm núm vú, mẹ cũng nên quan tâm đến các tín hiệu khi bú từ bé. Chẳng hạn, bé cử chỉ như thế nào là no, đói hoặc không được thoải mái khi bú. Bởi nó sẽ giúp bé bú sữa được thoải mái, đảm bảo bé được bú no, không làm ảnh hưởng đến việc ngủ nghỉ.
Tư thế cho con bú bình đúng cách
Khi bú bình để bé bú nhanh, không bị sặc sữa mẹ nên thử một trong ba tư thế sau đây:
Tư thế bế ngồi một bên
Mẹ vòng tay ôm trọn lấy bé, để phần đầu của bé tựa vào cánh tay còn bàn tay thì giữ phần dưới của bé. Khi đó, tay còn lại sẽ cầm vào bình sữa để đút cho bé bú sữa.
Lưu ý: Mẹ không nên để bé nằm thẳng khi bú vì có thể khiến dòng sữa chảy vào tai khiến bé bị viêm tai giữa.
Tư thế bé ngồi tựa lên đùi
Với tư thế này mẹ có thể ngồi trên sàn nhà, trên ghế sofa hoặc trên giường, tựa lưng và co hai chân lại. Tiếp theo, mẹ hãy lưng bé nằm trên đùi mẹ, mặt hướng về phía của mẹ. Khi bé nằm tư thế này hai mẹ con có thể tương tác với nhau để bé cảm giác ấm áp và vui vẻ hơn.
Tư thế bế bé ngồi vào lòng
Tư thế ti sữa mẹ này rất phù hợp với những bé gặp vấn đề về trào ngược dạ dày, thường bị nôn trớ khi bú. Lúc này mẹ hãy để phần đầu của bé tựa vào ngực của mẹ để bé ngồi thẳng ngồi lệch sang một bên. Đồng thời, mẹ hãy để đầu của bé tựa vào vai của mẹ.
Lưu ý khi cho con bú bình tránh bị sặc
-
Đặt bình tạo góc nghiêng: Khi bé bú mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ so với miệng để bé dễ ti và tia sữa bắn ra đều hơn. Bởi nếu để bình sữa vuông góc hoặc song song với miệng sẽ làm tia sữa bắn ra không đều và dễ khiến trẻ bị sặc.
-
Hạn chế thay đổi tư thế khi bú: Khi cho bé bú nên hạn chế việc thay đổi tư thế liên tục để bé không bị khó chịu bụng, gây nôn trớ. Tốt nhất, lúc cho bé bú mẹ nên giữ nguyên một tư thế đến khi bé ti xong.
-
Vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú xong: Việc làm này sẽ giúp bé tống được các khí đang bị kẹt bên trong dạ dày ra ngoài. Nhờ vậy mà bé sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, giảm tình trạng nôn trớ. Đồng thời, vỗ ợ hơi bé bú xong còn giúp thể tích dạ dày được giải phóng để bé bú được no lâu, ngủ ngon hơn.
Xem thêm: Tổng hợp kiến thức cho con bú, nuôi con sau sinh các mẹ bỉm nên biết
Các mẹo giúp việc cho con bú dễ như ăn bánh
Một số mẹo được nhiều mẹ áp dụng giúp việc cho con bú trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn:
Nhận biết tín hiệu từ trẻ
Tín hiệu khi ĐÓI
-
Bé không ngừng liếm môi và thường xuyên thè lưỡi.
-
Trẻ có hành động mút môi, lưỡi, tay hoặc liếm ngón tay, bàn tay.
-
Trẻ đóng mở miệng nhiều lần.
-
Trẻ có biểu hiện tìm mẹ, quay đầu liên tục sang hai bên để tìm kiếm.
-
Bé có thể quấy khóc, rên rỉ và khó chịu.
Tín hiệu khi NO
-
Ngực của mẹ mềm và giảm bớt sự khó chịu đi.
-
Em bé của bạn có vẻ thoải mái và hài lòng sau khi bú.
-
Bé tự động bỏ núm vú.
-
Bàn tay của bé dần dần buông lỏng và xòe cả bàn tay ra.
Đáp ứng nhu cầu bú của trẻ
Khi bé có dấu hiệu đói, khát sữa mẹ nên cho bé bú ngay, bởi việc đáp ứng nhu cầu bú của trẻ mang lại nhiều lợi ích. Chẳng hạn: Giải quyết nhu cầu sinh lí và cảm xúc của bé, giảm căng tức sữa, đảm bảo bé nhận đủ sữa,...
Chọn tư thế thoải mái nhất
Khi cho bé bú mẹ hãy chọn cho mình một tư thế phù hợp để bản thân được thoải mái và bé cũng bú ngoan hơn. Việc chọn được tư thế thoải mái giúp việc bú của trẻ trở nên nhanh chóng và hạn chế được tình trạng bé mỏi người, sặc sữa.
Luyện tập thói quen ti theo cữ
Cho bé ti theo cữ giúp bé bú khỏe, ngoan hơn và đảm bảo bé bú đủ lượng sữa cần thiết trong ngày, Đồng thời, cách bú này còn giúp bé không đòi bú nhiều lần trong ngày để mẹ có thời gian nghỉ ngơi.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ biết cách cho con bú đúng cách để việc bú của con được dễ dàng hơn. Khi mẹ chọn được một tư thế cho con bú phù hợp sẽ giúp mẹ giảm đau lưng, bé bú ngoan và không lo bị sặc sữa. Để biết thêm nhiều thông tin khác về chủ đề Sau khi sinh mẹ hãy truy cập tại đây.
Breastfeeding: positioning and attachment - Truy cập ngày 12/8/2022
https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding/positioning-and-attachment/
How to breastfeed - Truy cập ngày 12/8/2022
https://www.thewomens.org.au/health-information/breastfeeding/breastfeeding-overview/how-to-breastfeed