Tắc tia sữa bị sốt là một trong những dấu hiệu khá phổ biến các mẹ sẽ gặp phải. Liệu bị sốt khi tắc tia sữa có gây nguy hiểm không? Làm cách nào để hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả nhất? Để giải đáp những câu hỏi trên, hãy tham khảo bài viết dưới đây mẹ nhé.
Vì sao mẹ thường bị sốt khi tắc tia sữa
Sốt là một trong những dấu hiệu thường thấy khi mẹ bị tắc tia sữa.
Khi xảy ra tắc tia sữa, bầu ngực của mẹ sẽ sưng lên khiến các mạch máu giãn nở. Lúc này các tế bào bạch cầu được kích hoạt, đi qua não và đến trung tâm điều chỉnh nhiệt độ. Do đó cơ thể điều chỉnh nhiệt mỗi khi mẹ bị tắc tia sữa. Tuy nhiên, lượng nhiệt sinh ra lớn hơn lượng nhiệt mất đi nên gây ra hiện tượng sốt.
Mẹ tắc tia sữa bị sốt có nguy hiểm không?
Nếu mẹ đang băn khoăn tắc tia sữa bị sốt có nguy hiểm không thì hãy yên tâm nhé. Bởi đây là hiện tượng bình thường, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó cũng khiến sức khỏe của mẹ bị suy nhược đáng kể. Đồng thời, sốt khi tắc tia sữa không được xử lý cẩn thận có thể dẫn đến nguy cơ viêm tuyến vú.
Thông thường, biểu hiện sốt khi tắc tia sữa chỉ xảy ra trong khoảng 2-3 ngày. Lúc này, mẹ có thể giảm sốt bằng các biện pháp chườm nóng, uống điện giải.
Nếu tình trạng sốt kéo dài, nhiệt độ quá cao có thể sử dụng hạ sốt Paracetamol theo liều dùng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không quá lạm dụng thuốc hạ sốt, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Mẹ tắc tia sữa bị sốt cho nên cho trẻ bú?
Ngay cả khi bị sốt mẹ vẫn nên cho trẻ bú khi tắc tia sữa.
Cho con bú trực tiếp sẽ là một cách thông tắc tự nhiên cực kỳ hiệu quả, mẹ nên áp dụng. Khi cho trẻ bú trực tiếp, các xúc giác ở đầu vú sẽ phát tín hiệu tới não bộ. Từ đó não bộ sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều hormone prolactin và oxytocin - các hormone tiết sữa. Như vậy tình trạng tắc tia sẽ sớm được cải thiện hơn.
Tuy nhiên, mẹ cần phân biệt sốt khi bị tắc tia sữa có phải là sốt virus không. Nếu là sốt virus thì không nên cho con bú. Bởi virus có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thông thường các biểu hiện sốt khi bị tắc tia đều xuất phát từ phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nhưng mẹ hãy luôn cẩn thận tuyệt đối nhé, tránh chủ quan mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Mẹ bị sốt khi tắc tia sữa phải làm gì?
Nếu mẹ tắc tia sữa bị sốt nên làm gì để cải thiện tình trạng. Theo bác sĩ, trước tiên mẹ nên áp dụng các biện pháp hạ sốt. Sau khi đã hạ sốt thì mới tìm cách thông tắc tia sữa. Cụ thể như sau:
Sử dụng các biện pháp hạ sốt
Sốt khi bị tắc tia sữa sẽ khiến cơ thể và sức khỏe của mẹ bị suy nhược đáng kể. Do đó, chất lượng sữa tiết ra lúc này cũng sẽ không được đảm bảo. Sức khỏe của mẹ cũng khó đảm bảo có thể cho con ti một cách tốt nhất. Vậy nên, mẹ hãy áp dụng các phương pháp hạ sốt trước tốt.
Khi ở trạng thái sốt nhẹ, dưới 38,5 độ C, mẹ có thể chườm khăn ấm, uống điện giải để làm mát cơ thể. Ngoài ra, mẹ cũng có thể uống một số loại nước như nước lá tía tô với công dụng hạ sốt, giải cảm cực kỳ tốt. Khi đã sử dụng các biện pháp vật lý nhưng không đạt hiệu quả, mẹ nên dùng tới thuốc.
Trong thời kỳ cho con bú, bác sĩ khuyên mẹ nên uống các loại thuốc ít bài tiết qua sữa. Với công dụng hạ sốt, Paracetamol là cái tên được khuyên dùng nhiều nhất. Tuy nhiên, mẹ cần cần tuân thủ theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định để tránh ảnh hưởng chất lượng lượng sữa và sức khỏe của trẻ.
Cho trẻ bú thường xuyên
Cho con bú trực tiếp là nguyên tắc số 1 cần duy trì để chữa tắc tia sữa nhanh, hiệu quả nhất. Khi cho trẻ bú trực tiếp, các xúc giác từ đầu vú sẽ gửi tín hiệu tới não bộ. Qua đó, não bộ sẽ kích thích tiết nhiều hormone prolactin và oxytocin hơn. Đây là 2 loại hormone đóng vai trò sản xuất và tiết sữa chính. Do đó, quá trình thông tia sữa sẽ được thúc đẩy tốt hơn.
Vệ sinh sạch sẽ đầu vú
Để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm trong thời gian bị tắc tia sữa, mẹ nên thường xuyên vệ sinh đầu vú sạch sẽ. Mẹ nên sử dụng nước ấm và khăn bông để lau sạch sẽ bầu ngực. Hạn chế tối đa việc sử dụng xà bông hay sữa tắm trên ngực, dễ gây nứt nẻ.
Tăng cường hút sữa để thông tắc
Ngoài cho con bú trực tiếp, mẹ cũng nên thường xuyên hút sữa để hiệu quả đạt được tốt hơn. Dưới lực hút của máy hút sữa, các ống dẫn sữa sẽ nhanh chóng được khơi thông.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mẹ nên áp dụng lịch hút sữa đều đặn hàng ngày theo giai đoạn. Trong thời kỳ thông tắc tia sữa, mẹ có thể áp dụng phương pháp hút sữa Power Pumping. Ngoài ra, lịch hút sữa L2 cũng là gợi ý phù hợp cho mẹ trong giai đoạn này.
Sau khi tia sữa đã được khơi thông, mẹ vẫn nên duy trì hút sữa để ngăn ngừa tắc tia sữa trở lại. Tùy theo thời gian và nhu cầu ti của trẻ, mẹ sẽ lựa chọn lịch hút sữa sao cho phù hợp.
Chườm nóng và massage ngực thường xuyên
Massage ngực và chườm nóng cũng là hai phương pháp giúp chữa tắc tia sữa hiệu quả. Massage ngực sẽ giúp đánh tan các phần cục cứng và giúp khơi thông hiệu quả. Trong khi đó, chườm nóng sẽ giúp các nang sữa giãn nở. lưu thông được tốt hơn.
Đối với biện pháp chườm nóng, mẹ có thể cho nước ấm vào chai thủy tinh hoặc dùng khăn ấm để đắp lên ngực. Khi chườm, mẹ nên tập trung vào phần tắc tia có xuất hiện cục cứng, cục u để giúp tan nhanh hơn.
Đối với biện pháp massage, mẹ cần thực hiện đúng quy tắc và hướng dẫn. Trong đó, mẹ sử dụng một tay để đỡ bầu ngực, một tay massage tập trung vào cục cứng để làm tan nhanh chóng mà không khiến ngực bị chảy xệ.
Như vậy mẹ đã hiểu rõ hơn về cơ chế gây ra hiện tượng tắc tia sữa bị sốt rồi phải không. Với những thông tin trong bài, mong rằng mẹ sẽ biết cách bảo vệ sức khỏe của mình thật tốt trong thời kỳ đặc biệt này. Và đừng quên các biện pháp hạ sốt, xử lý tắc tia sữa cực kỳ hữu hiệu được gợi ý trong bài mẹ nhé.
Mastitis - Truy cập ngày 29/10/2022
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mastitis/symptoms-causes/syc-20374829
What Is Mastitis? - Truy cập ngày 29/10/2022
https://www.webmd.com/parenting/baby/what-is-mastitis