zalo
Hướng dẫn cách phòng ngừa băng huyết sau sinh theo tiêu chuẩn WHO
Giai đoạn hậu sản

Hướng dẫn cách phòng ngừa băng huyết sau sinh theo tiêu chuẩn WHO

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

31/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Băng huyết là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong cho sản phụ trong quá trình sinh đẻ. Vì thế việc phòng ngừa băng huyết sau sinh đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của sản phụ. Vậy làm thế nào để phòng ngừa băng huyết sau sinh? Tất cả sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây. Thông qua bài viết này sẽ hướng dẫn các mẹ cách phòng ngừa băng huyết sau sinh theo đúng tiêu chuẩn WHO an toàn và hiệu quả.

Tầm quan trọng của dự phòng băng huyết sau sinh

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy hơn 90% các trường hợp bị băng huyết đều không biểu hiện rõ nguy cơ trước đó. Do đó, dự phòng băng huyết sau sinh là cách tốt nhất để giảm bớt tỷ lệ tử vong ở sản phụ. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của dự phòng băng huyết mà các mẹ cần nắm rõ.

  • Dự phòng băng huyết đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé sau sinh: Việc này sẽ giúp quá trình sinh nở diễn ra nhanh hơn và hạn chế các nguy cơ như khô ối, mất máu nhiều, mất sức, em bé bị ngạt,...Từ đó, có thể đảm bảo được an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

  • Dự phòng giúp giảm nguy cơ băng huyết sau sinh: Dự phòng sau sinh giúp phát hiện được các yếu tố có nguy cơ gây băng huyết. Đồng thời, còn tránh được trường hợp chuyển dạ kéo dài khiến sản phụ mất nhiều máu, nhiễm trùng, gây tổn thương đường sinh dục, âm đạo, sót nhau,...giúp sản phụ giảm bớt nguy cơ bị băng huyết.

  • Dự phòng giúp giảm tỷ lệ tử vong do băng huyết: Biện pháp dự phòng còn giúp giảm nhiều tổn thương sau sinh như viêm cổ tử cung, vỡ cổ tử cung, tổn thương đường sinh dục,...Nhờ vậy, sản phụ giảm được nguy cơ tử vong cho băng huyết sau sinh hiệu quả.

Dự phòng băng huyết sau sinh là phương pháp bảo đảm an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé hiệu quả nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Điều bác sĩ nên làm giúp ngừa băng huyết sau sinh

Trong quá trình sinh và hậu sản bác sĩ sẽ thực hiện quá trình theo dõi và quan sát sức khỏe của sản phụ và những dấu hiệu nếu có xảy ra băng huyết. Đồng thời, bác sĩ sẽ cũng thực hiện một số điều để giúp sản phụ ngăn ngừa băng huyết sau sinh tốt hơn.

Thực hiện sàng lọc nguy cơ băng huyết hậu sản

Việc thực hiện sàng lọc sẽ giúp sản phụ phát hiện được các nguy cơ băng huyết sau sinh cao như:

  • Cơ tử cung bị yếu do sinh đẻ nhiều

  • Sản phụ từng nạo phá thai, sảy thai nhiều lần

  • Tử cung bị giãn quá mức do đa thai, thai to, tử cung bị dị dạng, u xơ tử cung

  • Bị sót nhau sau sinh

  • Quá trình chuyển dạ kéo dài dẫn đến nhiễm khuẩn

  • Sản phụ bị lưu thai, sinh non

  • Sản phụ được đỡ đẻ không đúng cách, cổ tử cung chưa mở hết đã rặn sinh em bé

  • Trong quá trình mang thai sản phụ bị suy nhược, cao huyết áp, thiếu máu,...

Để ngăn ngừa và giảm bớt nguy cơ bị băng huyết sau sinh thì sản phụ nên thực hiện sàng lọc băng huyết hậu sản. Trong quá trình theo dõi sức khỏe sau sinh thì cần phải kiểm tra tình trạng sót nhau, các nguy cơ có thể bị băng huyết, nhiễm khuẩn. Khi còn đang mang bầu thì các mẹ nên luyện tập hít thở sâu để hỗ trợ khi chuyển dạ. 

Sau sinh mẹ bỉm nên đi khám để theo dõi tình hình sức khỏe và phát hiện sớm nguy cơ băng huyết để điều trị kịp thời. 

Sản phục luôn được thực hiện sản lọc trước khi sinh để giảm bớt và ngăn chặn tình trạng băng huyết (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo dõi sát sao quá trình chuyển dạ

Chuyển dạ là bước cuối cùng để kết thúc hành trình 9 tháng 10 ngày mang thai. Khi sản phụ có dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ thì sẽ được đưa vào bệnh viện. Ở đây các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá các chỉ số như đánh giá tim thai, độ mở của tử cung, các cơn gò tử cung,..

Việc theo dõi sát sao quá trình chuyển dạ sẽ giúp quá trình sinh nở an toàn hơn và tránh các tình huống bất ngờ xảy ra. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra và đánh giá tim thai, cơn co tử cung, độ mở của tử cung,... Nhằm để tránh quá trình chuyển dạ kéo dài hoặc sinh quá nhanh dễ dẫn đến các nguy cơ băng huyết nguy hiểm.

Theo dõi sát sao quá trình chuyển dạ sẽ kiểm soát tình trạng băng huyết của sản phụ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiểm tra các chỉ số đông máu, huyết áp của sản phụ

Trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các chỉ số sức khỏe của sản phụ như chỉ số đông máu, huyết áp, nhịp thở, thân nhiệt,...Nhờ đó, bác sĩ có thể đánh giá, can thiệp, điều trị tích cực và kịp thời khi có vấn đề khi sản phụ chuyển dạ. Đặc biệt khi sản phụ có các dấu hiệu băng huyết thì cũng sẽ được xử lý nhanh chóng.

Thực hiện đúng kỹ thuật trợ sinh

Trong quá trình đỡ đẻ thì bác sĩ, hộ sinh cần đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật trợ sinh để đảm bảo an toàn cho sản phụ và em bé. Khi bước phòng phòng sinh phải tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn. Quá trình đỡ đẻ thì bác sĩ cần phải giữ được kiên nhẫn, chờ đợi để hướng dẫn sản phụ rặn khi cổ tử cung mở và có các cơ co. 

Bên cạnh đó, không nên nong cổ tử cung và âm đạo, không được đẩy bụng của sản phụ. Theo dõi kỹ các cơn co tử cung, tim thai, độ mở cổ tử cung, đột lọt, đến khi cổ tử cung mở hết đầu lọt thì mới cho sản phụ rặn đẻ. Thời gian rặn được quy định tối đa là 60 phút cho sản phụ con so và 30 phút đối với con dạ. Nếu quá thời gian quy định thì phải tiến hành can thiệp lấy thai.

Đồng thời, các bác sĩ đỡ đẻ phải đảm bảo chuyên môn, kỹ thuật để tránh tổn thương đường sinh dục trong quá trình đỡ đẻ. Tiếp đến sẽ là bước theo dõi tình trạng sản phụ sau sinh. Việc theo dõi sau sinh cũng là hết sức quan trọng để phòng ngừa băng huyết cho sản phụ. 

Tiếp đến, bác sĩ cần theo dõi tình hình sản phụ sát sao trong 6 giờ sau sinh đặc biệt là 2 giờ đầu để xử lý kịp thời các tình trạng băng huyết bất ngờ. 

Kỹ thuật trợ sinh của bác sĩ có vai trò rất quan trọng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sử dụng thuốc co hồi tử cung 

Ngoài các xử lý băng huyết sau sinh của bác sĩ thì sản phụ cũng được cho dùng một số loại thuốc để giảm bớt và ngăn chặn tình trạng băng huyết. Một số loại thuốc được WHO khuyến cáo dùng vào giai đoạn 3 của chuyển dạ của sản phụ như:

  • Oxytocin 10 IU TB hoặc ™:Thuốc dùng để tiêm bắp hoặc tĩnh mạch và được ưu tiên dùng để phòng ngừa băng huyết trong tất cả trường hợp sinh đẻ. Khi dùng pha 5 đơn vị oxytocin với 500ml dung dịch natri clorid 0,9% hoặc glucose 5% để truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch theo cơn co tử cung. 

Đồng thời, cần phải điều chỉnh lượng oxytocin phù hợp, không quá 5 IU trong 24 tiếng và không truyền tĩnh mạch trong cả quá trình đẻ chỉ huy.

  • Carbetocin 100μg TB hoặc TM (cân nhắc chi phí- hiệu quả vì chi phí thuốc khá cao): Khuyến cáo chỉ dùng cho những trường hợp sản phụ có nguy cơ bị băng huyết và chỉ nên dùng 1 liều duy nhất.

  • Misoprostol 400μg hoặc 600μg uống: Trong trường hợp sản phụ bị băng huyết do tử cung không co hồi hoặc oxytocin không có sẵn thì có thể dùng misoprostol thay thế.

  • Ergometrine/methylergometrine 200μg TB hoặc ™ : Không sử dụng cho sản phụ bị huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiền sử bị thiếu máu não,...

Oxytocin là loại thuốc được sử dụng hàng đầu trong các trường hợp bị băng huyết khi sinh đẻ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sản phụ cần làm gì để phòng băng huyết sau sinh

Bên cạnh sự giúp đỡ của bác sĩ thì các mẹ cũng nên tự tìm cách để phòng ngừa băng huyết sau sinh cho chính bản thân mình. Nếu chưa biết cách phòng ngừa như thế nào thì các mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây.

Bổ sung dinh dưỡng theo lời khuyên bác sĩ

Bổ sung nhiều sắt, acid folic,...có thể thông qua các loại thực phẩm ăn hàng ngày hoặc các loại thuốc bổ sung. Việc bổ sung sắt trong giai đoạn mang thai và sau sinh sẽ giúp các mẹ giảm nguy cơ bị băng huyết, giảm tình trạng thiếu máu sau sinh.

Giữ tinh thần vui vẻ và ổn định khi mang thai và sau sinh

Trong quá trình mang thai, sự thay đổi hormone đột ngột tác động rất lớn đến tâm lý của các mẹ. Các cơn nghén, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, thân hình sồ sề,... là những nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu trở nên cáu gắt, nóng nảy. Điều này sẽ khiến các mẹ cảm thấy lo lắng, tủi thân, suy nghĩ nhiều,... và cuối cùng dẫn đến trầm cảm.

Khi tâm lý của các mẹ không tốt sẽ tác động trực tiếp đến em bé khiến trí não kém phát triển về thể chất, trí não, ngôn ngữ, dễ bị tăng động sau sinh. Vì thế, các mẹ phải luôn vui vẻ, lạc quan để giúp em bé phát triển tốt hơn, giúp quá trình mang thai và nuôi con trở nên hạnh phúc, ý nghĩa hơn.

Mẹ bỉm có thể thư giãn và thả lỏng cơ thể bằng cách tập yoga, thể dục, nấu ăn, đi spa, đi mua sắm, xem phim, khi buồn thì hãy tâm sự với những người xung quanh,...Tự mang lại niềm vui cho bản thân mỗi ngày để nuôi con khỏe mạnh và cũng sẽ giúp các mẹ có sức khỏe tốt, ngăn ngừa được nhiều bệnh sau sinh nguy hiểm.

Luôn giữ tinh thần vui vẻ và ổn định là cách giúp các mẹ bỉm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chú ý nghỉ ngơi

Quá trình vượt cạn và chăm sóc em bé sau sinh tiêu tốn rất nhiều thời gian và sức lực của các mẹ bỉm. Việc nghỉ ngơi đầy đủ vô cùng cần thiết đối với các mẹ sau sinh để cơ thể có thể phục hồi và đủ sức để nuôi con. 

Đồng thời, ngủ đủ và ngon giấc còn giúp mẹ bỉm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm sau sinh đặc biệt là trầm cảm.

Xem thêm:

Tuân thủ lịch thăm khám và kiểm tra định kỳ

Các mẹ nên làm các siêu âm, xét nghiệm để kiểm soát các dị tật và sức khỏe của thai nhi trong giai đoạn mang bầu. Đồng thời, các mẹ cũng nên tuân thủ lịch thăm khám cùng với bác sĩ trong 3 tháng đầu, giữa, cuối thai kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và hạn chế những căn bệnh tiềm ẩn.

Việc thăm khám sức khỏe sau sinh cũng rất quan trọng để các mẹ kiểm tra tình trạng phục hồi của cơ thể. Mặt khác, cũng giúp các mẹ phát hiện được những căn  bệnh nguy hiểm sau sinh như băng huyết, trầm cảm, suy nhược cơ thể,...

Có dấu hiệu băng huyết muộn phải đến ngay cơ sở y tế

Khi có các dấu hiệu băng huyết muộn như đau bụng, ra máu âm đạo, hoa mắt, chóng mặt, khó thở,...các mẹ phải đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng sau này.

Khi có dấu hiệu bị băng huyết muộn các mẹ phải đến ngay bệnh viện (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đã chia sẻ rõ về cách phòng ngừa băng huyết sau sinh theo tiêu chuẩn WHO cho các mẹ bỉm. Hy vọng qua những chia sẻ đó các mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích để có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Chúc các mẹ vượt cạn khỏe mạnh và thành công.

WHO recommendations for the prevention and treatment of postpartum haemorrhage - Truy cập ngày 27/7/2022

https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/75411/9789241548502_eng.pdf

Postpartum Hemorrhage  - Truy cập ngày 27/7/2022

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=postpartum-hemorrhage-90-P02486

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey