Vì sao trẻ sơ sinh 1 tháng không tăng cân? Giải pháp nào tốt nhất cho bé tăng cân đều mỗi tháng? Cùng Monkey tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp cải thiện hiệu quả trong bài viết này.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh 1 tháng không tăng cân
Rất nhiều nguyên nhân được xác định khi bé không tăng cân trong 1 tháng nhưng để đánh giá chính xác yếu tố nào thì ba mẹ cần phối hợp với bác sĩ để theo dõi cân nặng của con mỗi giai đoạn. Trong trường hợp tình trạng không tăng cân kéo dài liên tiếp, con cần phải thực hiện một số xét nghiệm đồng thời nghiên cứu lịch sử ăn uống, sức khỏe và hoạt động để chẩn đoán.
1.1. Về vấn đề ăn uống
Đa số các ca không tăng cân hoặc tăng cân ít trong tháng đầu đều liên quan chủ yếu đến vấn đề ăn uống. Một số nguyên nhân được xác định cụ thể gồm:
-
Trẻ không được bú đủ lượng sữa cần thiết dẫn đến năng lượng nuôi cơ thể thiếu hụt.
-
Mẹ cho trẻ bú sai cách nên dù mẹ nhiều sữa, sữa chất lượng nhưng con không thể hấp thu trọn vẹn dưỡng chất trong đó.
-
Bé có hiện tượng bú vặt, không đủ no nên nhanh đói và hay quấy khóc.
-
Nếu được dặm sữa công thức, có thể bé không dung nạp tốt. Một số dấu hiệu dễ thấy là bé hay nôn trớ, đi phân lỏng hoặc bị táo bón, v.v…
-
Dinh dưỡng của mẹ chưa đảm bảo đủ các nhóm chất, khẩu phần ít khiến chất lượng sữa chưa đủ tốt. Ngoài ra, nếu mẹ stress, mệt mỏi trong quá trình chăm con thì các dưỡng chất trong sữa cũng giảm đáng kể.
1.2. Về sức khỏe
Khi chào đời, bé sơ sinh có thể gặp một số hiện tượng sinh lý như: sụt cân, nghẹt mũi, vặn mình, vàng da, v.v… ảnh hưởng đến việc tăng cân trong 1 tuần đầu tiên nhưng sau đó sẽ hồi phục trở lại.
Bên cạnh đó, một số trẻ mới sinh gặp các vấn đề bệnh lý như trào ngược dạ dày, tiêu hóa kém, không dung nạp một hoặc nhiều thành phần trong sữa mẹ, sữa công thức dẫn đến hấp thu kém, khó tăng cân.
1.3. Về hoạt động và lịch sinh hoạt hàng ngày
Trong tháng đầu sau sinh, bé chưa có hoạt động gì nhiều và thời gian lớn chủ yếu là ngủ. Nếu ba mẹ thường thấy con ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc, thời gian ngủ ngắn tức là chất lượng giấc ngủ chưa đảm bảo. Một số bé bị ảnh hưởng bởi hội chứng khóc dạ đề cũng gặp phải tình trạng này.
Đối với những trẻ đã có thể bò, trườn, lẫy thành thạo mà con không được khuyến khích hoạt động thì cũng khó tăng cân do hệ xương cơ không phát triển. Ba mẹ cần chú ý điều này nếu muốn con phát triển toàn diện.
Xem thêm: Hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn cân nặng trẻ sơ sinh sau 1 tháng chuẩn chuyên gia
2. Nhận biết bé hấp thu tốt như thế nào?
Trong số các nguyên nhân kể trên, ăn uống là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh do con chưa hoạt động nhiều. Bởi vậy, nếu ba mẹ nhận biết được các dấu hiệu hấp thu tốt thì sẽ xác định được giải pháp cải thiện cân nặng cho bé.
2.1. Các cữ ăn và số lần thay tã đều
Với những em bé khỏe mạnh, tăng cân đều hàng tháng, lịch ăn uống và liều lượng hầu như cố định. Thông thường, trẻ mới sinh ăn khoảng 30 - 60ml/cữ, mỗi cữ cách nhau 2 - 3h và tổng khoảng 6 - 8 cữ/ngày. Tương đương số tã thay cho bé cũng dao động từ 8 - 10 lần/ngày nếu bé đi vệ sinh đều đặn.
2.2. Trạng thái của con
Tâm lý của bé cũng ảnh hưởng đến lượng ăn của con. Nếu bé vui vẻ, khỏe mạnh tức là bé được bú đủ no. Nếu bé hay quấy khóc, thường xuyên mút tay, ngủ không sâu giấc thì bé còn đói.
2.3. Không nôn trớ, đầy bụng
Miễn dịch tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống của trẻ sơ sinh. Nếu trẻ thường xuyên nôn trớ hoặc gặp các vấn đề khó tiêu, chướng bụng thì lượng ăn của bé sẽ giảm. Ngược lại nếu tiêu hóa tốt, ăn ngon thì bé hầu như không gặp hiện tượng này.
2.4. Đi vệ sinh đều, chất lượng phân tốt
Đây là một dấu hiệu cho thấy bé bú đủ, hấp thu tốt các dưỡng chất trong sữa mà không gặp các vấn đề về tiêu hóa. Khi đó, bé sẽ dễ dàng đạt chuẩn cân nặng và tăng cân đều hàng tháng.
3. Lời khuyên chuyên gia về dinh dưỡng cho trẻ không tăng cân trong tháng đầu
Nhằm giúp bé sơ sinh hấp thu trọn vẹn dưỡng chất trong sữa mẹ cũng như sữa công thức, chuyên gia khuyên mẹ nên lưu ý các vấn đề dưới đây:
-
Mẹ cần chú trọng chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình cho con bú với đầy đủ các nhóm thực phẩm cần thiết gồm: rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, các loại đạm như thịt, cá, v.v…
-
Bổ sung canxi qua sữa hạt, sữa tươi hoặc thực phẩm chức năng.
-
Uống đủ nước ấm mỗi ngày để tăng lượng sữa. Lưu ý không uống nước lạnh vì khi cho con bú bé có thể bị lạnh bụng.
-
Hạn chế đồ ăn ngoài, các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ vì có thể làm giảm mùi thơm của sữa đồng thời tăng độ béo khiến bé khó hấp thu.
-
Nếu con được dặm sữa công thức, cần kiểm tra xác định bé có phù hợp với loại sữa đó không hoặc có bị dị ứng với một hay nhiều thành phần trong đó không. Một số trường hợp bé phản ứng không tốt với cả sữa mẹ và sữa ngoài thì nên kiểm tra dinh dưỡng để có giải pháp phù hợp.
4. Một số giải pháp khác giúp bé tăng cân nhanh và đều
Bên cạnh những yếu tố về dinh dưỡng, ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để con tăng trưởng cân nặng tốt nhất:
4.1. Cho con ngủ đủ giấc
Khi chào đời cho đến 1 tháng tuổi, bé sẽ ngủ từ 16 - 18h/ngày và con chỉ thức khi ăn, đi vệ sinh. Ở độ tuổi này, con sẽ lớn lên qua mỗi giấc ngủ nên ba mẹ cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ của con qua các vấn đề như: phòng ngủ, giường ngủ, quần áo và bữa ăn trước khi ngủ của bé.
4.2. Cải thiện sức khỏe cho trẻ
Hầu hết các bé mới sinh đều gặp phải các hiện tượng sinh lý bình thường như sụt cân, nấc cụt, nghẹt mũi, v.v… Tuy nhiên, đối với có bệnh lý bẩm sinh, ba mẹ nên theo dõi và thăm khám bác sĩ thường xuyên, đặc biệt là các bệnh về tiêu hóa như trào ngược, nhiễm khuẩn đường ruột.
4.3. Quan tâm đến trạng thái của con
Ba mẹ sẽ nhận thấy bé vui vẻ, hay cười khi bé khỏe mạnh bởi bé chỉ quấy khóc khi đang khó chịu hoặc gặp một vấn đề nào đó. Tốt nhất là ba mẹ nên giao lưu với bé càng nhiều càng tốt để con cảm thấy được an ủi, quan tâm. Ví dụ như massage giúp con dễ chịu, trò chuyện hoặc hát cho con nghe, v.v… đều là những điều đơn giản có thể gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và bé sơ sinh.
Trẻ sơ sinh 1 tháng không tăng cân là vấn đề chung và khá phổ biến khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Tuy nhiên với những chia sẻ của Monkey và lời khuyên hữu ích từ chuyên gia trên đây sẽ phần nào giúp ba mẹ thoải mái hơn trong quá trình nuôi dạy bé phát triển toàn diện.