zalo
Vitamin B12 có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Dinh dưỡng gia đình

Vitamin B12 có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Ngân Hà
Ngân Hà

22/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Vitamin B12, còn được gọi là cobalamin, là một loại vitamin đặc biệt mà cơ thể không thể tự sản xuất. Thế nên câu hỏi vitamin B12 có tác dụng gì đang được rất nhiều người quan tâm và thắc mắc. Hãy cùng Monkey giải đáp trong bài viết sau.

Lợi ích sức khỏe của vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và góp phần đảm bảo cho bộ máy thần kinh trong não bộ của chúng ta hoạt động bình thường. Tác dụng của vitamin B12 có thể nói là vô cùng cần thiết đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây Monkey sẽ giải đáp cho câu hỏi vitamin B12 có tác dụng gì?

Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu

Với khả năng sản xuất ra tế bào hồng cầu, vitamin B12 đóng vai trò then chốt trong việc phòng chống căn bệnh thiếu máu ác tính. 

Đồng nghĩa với việc nếu cơ thể không có đủ vitamin B12 thì quá trình hình thành hồng cầu sẽ bị rối loạn. Các tế bào hồng cầu lúc này sẽ không thể giữ được hình dạng chuẩn mà phình to bất thường. Hậu quả là tốc độ tuần hoàn chậm đi và lượng oxi mà hồng cầu cung cấp cho các cơ quan quan trọng của cơ thể bị suy giảm.

Thế nên, nồng độ vitamin B12 quá ít có thể khiến bạn thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giúp tóc, da và móng mạnh khỏe

Nhờ công dụng sản xuất tế bào mà vitamin B12 có thể giúp tóc, da và móng của chúng ta khỏe khoắn hơn. Bổ sung vitamin B12 sẽ hạn chế các tình trạng tóc xơ yếu, dễ gãy rụng, da khô, nhiều mụn hay móng tay và móng chân dễ gãy. 

Tuy nhiên, nếu cơ thể đã có đủ lượng vitamin để nuôi dưỡng tóc, da và móng của bạn, việc bổ sung thêm nó sẽ không có nhiều tác dụng trong việc cải thiện tình trạng của những bộ phận này.

Ngăn ngừa loãng xương ở người cao tuổi

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B12 với công dụng cải thiện tình trạng xương khớp. Hãy cùng khám phá xem vitamin B12 có tác dụng gì với xương của chúng ta.

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và hoạt động của các tế bào xương. Theo một nghiên cứu khoa học năm 2004 với hơn 2.500 người trưởng thành tham gia đã cho thấy nồng độ vitamin B12 thấp có thể khiến mật độ khoáng xương thấp hơn bình thường. Đồng nghĩa với việc, cơ thể bạn đang thiếu đi những khoáng chất cần thiết giữ cho xương chắc khỏe.

Theo thời gian, xương trở nên giòn và dễ vỡ hơn. Nếu để tình trạng thiếu vitamin B12 kéo dài rất dễ dẫn đến tình trạng loãng xương, đặc biệt là ở người già.

Giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Điểm vàng, hay còn gọi là hoàng điểm, là bộ phận giúp mắt ta nhìn thấy rõ những vật thể xung quanh. Thoái hóa điểm vàng khiến mắt không thể nhìn chi tiết, hình ảnh thu được sẽ bị mờ, biến dạng. 

Theo các nghiên cứu khoa học, bổ sung vitamin B12 có thể làm giảm nồng độ homocysteine trong máu- một axit amin làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Cơ thể nhận đủ vitamin này sẽ có khả năng cải thiện sức khỏe thị lực và ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng cao hơn cơ thể đang thiếu.

Vậy công dụng vitamin B12 đối với triệu chứng này là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là những người cao tuổi cần bổ sung đầy đủ vitamin để giữ cho mắt sáng, khỏe.

Cải thiện triệu chứng trầm cảm

Việc vitamin B12 có tác dụng gì với tâm trạng vẫn chưa được các nhà nghiên cứu đưa ra kết quả rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy loại vitamin này thật sự cải thiện được cảm xúc và làm giảm nhanh triệu chứng trầm cảm ở con người.

Vitamin B12 có khả năng tổng hợp và chuyển hóa serotonin, chất dẫn truyền thần kinh giúp cân bằng và ổn định tâm trạng. Thế nên, thiếu vitamin thì những tâm trạng tiêu cực sẽ có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn, dần dẫn đến căn bệnh trầm cảm đáng quan ngại. Bên cạnh việc dùng thuốc đặc trị, người bị trầm cảm có thể bổ sung thêm vitamin B12 để cải thiện tâm trạng nếu cơ thể họ đang bị thiếu hụt loại vitamin này. 

Cải thiện triệu chứng trầm cảm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cải thiện trí nhớ

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của não bộ và hệ thần kinh. Thế nên, nó còn góp phần cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa tình trạng đãng trí ở người cao tuổi.

Thiếu hụt vitamin B12 trong cơ thể có thể gây teo não và suy giảm trí nhớ. Nhiều người trưởng thành mắc phải tình trạng đãng trí phần lớn là do không bổ sung đủ vitamin B12 trong thời gian dài. Cung cấp thêm loại vitamin này cho cơ thể không chỉ ngăn ngừa căn bệnh mất trí mà còn giúp tăng hiệu suất ghi nhớ. 

Bổ sung năng lượng

Một công dụng khác của vitamin B12 là tạo ra năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng cho xác nhận bổ sung vitamin này sẽ giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trên thực tế, nếu bạn gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải thì khả năng cao bạn đang thiếu vitamin B12 và bổ sung thêm nó sẽ có thể cải thiện được điều đó.

Gia tăng sức khỏe tim mạch

Ngoài việc góp phần ổn định hệ thần kinh và não bộ, liệu vitamin B12 có tác dụng gì với hệ tim mạch của chúng ta hay không?

Thực chất, loại vitamin này có công dụng làm giảm nồng độ axit amin homocysteine ​​trong máu. Từ đó có thể ngăn ngừa được các căn bệnh liên quan đến tim mạch.
Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng có thể xác nhận thực hư việc bổ sung vitamin B12 có hiệu quả cải thiện các vấn đề liên quan đến tim.

Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi

Nhiều bác sĩ khuyên rằng thai phụ cần phải tiêu thụ đủ hàm lượng vitamin B12 để giữ cho thai nhi được khỏe mạnh. Hãy cùng khám phá xem vitamin B12 có tác dụng gì với thai kỳ.

Loại vitamin này đóng một vai trò thiết yếu trong hệ thần kinh của chúng ta. Cung cấp đủ vitamin B12 sẽ đảm bảo não bộ và hệ thần kinh của thai nhi phát triển đúng cách. Ngược lại, thiếu vitamin B12 sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, khi các cơ quan thần kinh phát triển theo lối không bình thường. Hậu quả có thể khiến trẻ dị tật ống thần kinh, hoặc dẫn đến sinh non và thậm chí là sảy thai ở mẹ bầu.

Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và hoạt động của cơ thể. Cung cấp đủ vitamin B12 hằng ngày sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Nhớ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh nhé!

Thừa hoặc thiếu vitamin B12 sẽ ảnh hưởng như thể nào đến sức khỏe

Nghiên cứu đã cho thấy vitamin B12 đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của cơ thể. Bổ sung vitamin B12 hằng ngày là một điều vô cùng cần thiết để cho sức khỏe của chúng ta. Thế nhưng, hấp thụ vitamin này không đúng liều lượng sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.

Đối với tình trạng thiếu vitamin B12 của cơ thể

Vì góp phần không nhỏ trong việc hình thành tế bào và thúc đẩy hoạt động của hệ thần kinh, vitamin B12 là một dưỡng chất không thể thiếu trong cơ thể chúng ta. Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng sau đây:

  • Suy nhược cơ thể, thiếu năng lượng: Thiếu vitamin B12 khiến các tế bào hồng cầu bị biến dạng và không thể hoạt động như bình thường. Lượng oxi mà chúng phải vận chuyển đến các cơ quan sẽ  không còn đủ để cơ thể hoạt động. Thế nên, người bị thiếu vitamin B12 sẽ thường xuyên cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi, hay choáng váng.

  • Tim đập nhanh, hô hấp khó khăn: Cũng vì lượng oxi cần cung cấp cho cơ thể bị suy giảm nên quá trình hô hấp của chúng ta cũng sẽ khó khăn hơn. Nếu nhận thấy bản thân thường xuyên thở gấp, tim đập mạnh thì có lẽ bạn đang bị thiếu vitamin B12.

  • Da khô, tái nhợt: Tế bào hồng cầu phình to vì thiếu vitamin B12 khiến chúng không thể lưu thông như bình thường. Tình trạng nồng độ hồng cầu giảm sút trong máu sẽ làm làn da của bạn nhợt nhạt hơn, kém hồng hào.

  • Viêm và sưng lưỡi: Vitamin B12 đóng vai trò tổng hợp DNA. Khi cơ thể không được hấp thụ đủ vitamin, quá trình trên sẽ dần suy yếu. Biểu hiện rõ ràng nhất là lưỡi của bạn sẽ trở nên mềm, đỏ ửng, sưng tấy và đau nhức.

  • Rối loạn tiêu hóa: Quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng rất nhiều nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B12. Hàm lượng vitamin B12 thấp sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa, tiêu biểu là những triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, chán ăn hoặc đầy hơi.

  • Các vấn đề về thần kinh: Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho não bộ và hệ thần kinh của bạn. Đây là một yếu tố cần thiết để đảm bộ hệ thần kinh phát triển và hoạt động bình thường. Người bị thiếu vitamin B12 sẽ thường xuyên có cảm giác tê liệt chân tay, cơ yếu dần và lâu ngày có thể ảnh hưởng đến vấn đề đi lại.

  • Suy giảm thị lực: Không cung cấp đủ vitamin B12 cho cơ thể còn khiến thị lực của bạn suy yếu. Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày, bạn có thể sẽ mắc các loại bệnh về thần kinh thị giác, mà một trong những căn bệnh nghiêm trọng nhất là thoái hóa điểm vàng.

  • Sa sút trí nhớ, dễ bị trầm cảm: Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là bởi sự thiếu hụt vitamin B12 ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất serotonin trong não. Điều này sẽ khiến người bệnh thường xuyên gặp phải cảm giác tiêu cực và khả năng ghi nhớ kém dần đi. Lâu ngày, các triệu chứng có thể trở nặng khiến họ không thể kiểm soát hành vi và rối loạn cảm xúc, dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm như trầm cảm hoặc mất trí nhớ.

Vitamin B12 là một dưỡng chất không thể thiếu cho hoạt động sống của cơ thể. Vậy nên chúng ta cần lưu ý bổ sung vitamin B12 đầy đủ thông qua những bữa ăn hằng ngày để giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Đối với tình trạng thừa vitamin B12 của cơ thể

Vitamin B12 là loại vitamin dễ tan trong nước. Lượng vitamin dư thừa trong cơ thể có thể dễ dàng bị thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Thế nhưng hấp thụ quá nhiều vitamin này trong thời gian dài vẫn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn như:

  • Sốc phản vệ: Phản ứng này không thường gặp khi dùng quá liều vitamin B12, nhưng lại cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Người mẫn cảm với loại vitamin này cần hết sức cẩn thận khi bổ sung vitamin cho cơ thể.

  • Tăng hồng cầu quá mức: Quá nhiều hồng cầu được sinh ra do vitamin B12 dư thừa có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Máu huyết lưu thông kém sẽ gây ra các triệu chứng tê liệt, đau nhức chân tay.

  • Ung thư tuyến tiền liệt: Thừa vitamin B12 sẽ làm rối loạn insulin trong cơ thể. Điều này sẽ góp phần tăng khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, nhất là ở người trưởng thành.

  • Đau đầu, chóng mặt: Vì vitamin B12 có góp mặt trong hoạt động của não bộ nên việc dư thừa vitamin này ít nhiều cũng sẽ gây rối loạn hệ thần kinh của chúng ta. Dễ thấy nhất là những triệu chứng như choáng váng, chóng mặt và nôn nao.

  • Bệnh cơ tim: Rối loạn hồng cầu trong máu do cơ thể bị thừa vitamin B12 còn ảnh hưởng nghiêm trọng lên tim mạch. Nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như tim đập nhanh, đau lồng ngực, khó thở,.... 

  • Tổn thương thần kinh thị giác: Hấp thụ quá nhiều vitamin B12 gây hại đến thị giác của chúng ta. Đặc biệt là những người mắc bệnh Leber- bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc bẩm sinh gây mù ở trẻ em, rất dễ bị tổn thương thần kinh thị giác vì loại vitamin này.

  • Rối loạn tiêu hóa: Lượng vitamin B12 trong cơ thể tăng đột ngột sẽ gây nên nhiều hệ quả cho hệ tiêu hóa. Người đang gặp phải tình trạng thừa vitamin B12 thường bị táo bón hoặc tiêu chảy, ăn không tiêu, đầy hơi khó chịu.

Không thể phủ nhận tác dụng của vitamin B12 là rất quan trọng đối với cơ thể. Thế nhưng, hấp thụ vitamin này quá nhiều có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy nên trước khi bổ sung loại vitamin này, các bạn nên tham khảo thật kĩ vitamin B12 có tác dụng gì và liều lượng sử dụng như thế nào cho đúng cách. 

Một số cách bổ sung vitamin B12 mà bạn nên biết

Công dụng vitamin B12 đối với cuộc sống của chúng ta là một điều hết sức quan trọng. Thế nhưng, vẫn còn nhiều người chưa biết làm thế nào để bổ sung vitamin này cho cơ thể. Sau đây là một số cách giúp cơ thể hấp thụ vitamin B12 một cách hiệu quả nhất.

Thông qua thực phẩm giàu vitamin B12

Một trong những cách bổ sung vitamin đơn giản nhất chính là thông qua thực phẩm. Hãy cùng Monkey khám phá những loại thực phẩm giàu vitamin B12 mà bạn có thể dễ dàng chế biến cho bữa cơm gia đình.

  • Cá, ngao và tôm: Bên cạnh canxi và protein, các loại hải sản này còn chứa một lượng vitamin B12 rất lớn. Chế biến chúng thành những món ăn thơm ngon cho bữa cơm nhà là một cách hiệu quả để bổ sung đầy đủ vitamin B12 cho mọi thành viên trong gia đình.

  • Trứng: Một trong những loại thực phẩm giàu vitamin B12 phổ biến nhất chính là trứng. Không chỉ có giá thành thấp mà trứng còn không hề kén người ăn. Những món ăn được làm từ trứng vừa bổ dưỡng vừa hợp khẩu vị của mọi lứa tuổi.

  • Sữa: Chuyên gia dinh dưỡng vẫn luôn khuyên rằng chúng ta nên uống sữa mỗi ngày để duy trì đủ lượng vitamin B12 cho cơ thể. Đây là thực phẩm được nhiều người đánh giá là nguồn cung cấp vitamin B12 tuyệt vời.

  • Ngũ cốc: Thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại ngũ cốc được kết hợp với các loại hạt dinh dưỡng cũng như yến mạch nguyên cám chứa đựng nhiều vitamin. Những loại ngũ cốc này có thể cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin B12 dồi dào chỉ với một bữa ăn.

  • Thịt gà: Thịt là một món ăn thiết yếu cho chế độ dinh dưỡng của hầu hết gia đình vì lượng dưỡng chất dồi dào mà nó mang lại. Đặc biệt là thịt gà được xem như một nguồn cung cấp vitamin B12 quan trọng. Theo các nghiên cứu khoa học, 100 gà chứa đến 0,4 microgram vitamin B12.

  • Gan động vật: Nội tạng động vật tuy khá kén người ăn nhưng lại là một nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời. Trong đó gan là thành phần đặc biệt vitamin B12. Thỉnh thoảng bạn hãy chế biến vài món ngon cùng gan để tăng thêm dinh dưỡng cho  mâm cơm gia đình.

  • Men dinh dưỡng: Nếu bạn là một người ăn chay thì men dinh dưỡng là loại thực phẩm lý tưởng để cung cấp vitamin B12 cho cơ thể. Các món ăn chay thường được thêm men dinh dưỡng để tăng giá trị dưỡng chất và mang lại hương vị thơm ngon hơn.

Như vậy, có thể thấy vitamin B12 có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều loại thực phẩm không hề xa lạ với chúng ta. Nhớ ăn uống thật khoa học và hợp lý để bổ sung đầy đủ vitamin B12 cho một cơ thể luôn khỏe mạnh nhé!

Xem thêm: Thiếu vitamin B1 sẽ gây ra những tác động tiêu cực nào?

Bổ sung vitamin B12 thông qua thực phẩm chức năng

Bổ sung vitamin B12 bằng thực phẩm chức năng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B12 cấp tốc. Thế nhưng nhiều người vẫn còn nghi ngờ về tác dụng của dạng vitamin dạng uống hoặc tiêm này. Sau đây hãy cùng tìm hiểu xem uống vitamin B12 có tác dụng như thế nào.

  • Đối với vitamin B12 dạng viên nén: Viên uống vitamin B12 có thể cung cấp một lượng vitamin B12 dồi dào một cách nhanh chóng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua viên uống bổ sung vitamin này tại tất cả các hiệu thuốc. Những người đang bị thiếu hụt vitamin B12 nên dùng thêm thực phẩm chức năng để bổ sung kịp thời vitamin cho cơ thể.

  • Đối với vitamin B12 dạng tiêm: Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra nhiều căn bệnh như thiếu máu ác tính hay suy giảm trí nhớ. Người đã mắc phải những triệu chứng này thường được bác sĩ khuyên dùng vitamin B12 dạng tiêm để ngăn ngừa sự thiếu hụt nguy hiểm này.

Nguồn vitamin đến từ thực phẩm rất có ích nhưng lại không đủ nhiều để cung cấp cho những người đang gặp phải tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Nếu bạn cần bổ sung một lượng lớn vitamin một cách nhanh chóng thì thực phẩm chức năng sẽ là một phương pháp lí tưởng dành cho bạn.

Như vậy, bài viết này đã giới thiệu cho chúng ta vitamin B12 có tác dụng gì với sức khỏe con người. Bổ sung đầy đủ vitamin này sẽ giúp hệ thần kinh được hoạt động bình thường và giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Hãy đảm bảo rằng mỗi bữa ăn hằng ngày của bạn có thể cung cấp đủ vitamin B12 nhé!

1. Vitamin B12 - Truy cập ngày 15/7/2022

https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/vitamin-b12/

2. Vitamin B12: What to Know - Truy cập ngày 15/7/2022

https://www.webmd.com/diet/vitamin-b12-deficiency-symptoms-causes

3. 9 Health Benefits of Vitamin B12, Based on Science - Truy cập ngày 15/7/2022

https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-b12-benefits

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!