zalo
Khi cơ thể thiếu vitamin B9 gây bệnh gì cho sức khỏe chúng ta?
Dinh dưỡng gia đình

Khi cơ thể thiếu vitamin B9 gây bệnh gì cho sức khỏe chúng ta?

Tác giả: Ngân Hà

Ngày cập nhật: 06/08/2022

Mục lục bài viết

Ngoài các chất dinh dưỡng như: sắt, kẽm, chất béo, đạm,...thì vitamin cũng đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Mỗi loại vitamin đều có chức năng riêng, khi thiếu một loại vitamin nào đó đồng nghĩa với việc sức khỏe đang gặp vấn đề. 

Vitamin được phân ra nhiều nhóm A, B, C…phù hợp với từng ứng dụng riêng. Vitamin B9 là một chất nằm trong danh sách cần thiết cho cơ thể. Vậy nếu thiếu vitamin B9 gây bệnh gì đối với sức khỏe con người?

Thiếu vitamin B9 sẽ gây ra bệnh gì?

Vitamin B9 hay còn được gọi là Acid Folic là thành phần quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của các ống thần kinh. Vậy thiếu vitamin B9 gây bệnh gì? 

Thiếu acid folic sẽ gây ra các tác động trực tiếp đến hệ thần kinh cũng như các hệ lụy đối với cơ thể như một số trường hợp sau:

Thiếu máu hồng cầu khổng lồ

Thiếu máu hồng cầu khổng lồ là sự rối loạn trong quá trình tạo máu. Khi đó, cơ thể bị thiếu máu do các hồng cầu phát triển không đúng cách và lớn hơn bình thường, dẫn đến hồng cầu dễ vỡ và không thể ra ngoài xương tủy để vào máu vận chuyển Oxy được. Điều này gây ra sự thiếu hụt Oxy ở các mô và hệ cơ quan trong cơ thể.

Thiếu máu hồng cầu khổng lồ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giảm bạch cầu và tiểu cầu

Ngoài hồng cầu, máu còn được cấu tạo từ tế bào bạch huyết hay còn gọi là bạch cầu. Tế bào này góp mặt trong hệ thống miễn dịch của cơ thể giúp chống lại các tấn công của virus gây bệnh và tránh nhiễm trùng ở các vết thương, suy giảm bạch cầu và tiểu cầu khiến cơ thể dễ dàng bị nhiễm bệnh với tình trạng nặng dù chỉ là cảm, sốt thông thường. Hiện tượng này xuất hiện ở người bị suy dinh dưỡng do thiếu các loại vitamin và khoáng chất như vitamin B9.

Dị tật ống thần kinh 

Ngoài các trường hợp thông thường, liệu thiếu vitamin B9 gây bệnh gì với những người đang mang thai?

Nếu người bị thiếu chất là các bà mẹ đang trong thời kỳ thai sản thì có thể để lại di chứng cho thai nhi. Vì còn đang trong giai đoạn hoàn thiện thai nên ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với người trưởng thành.

Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Dinh dưỡng Việt Nam có khoảng 53% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản có tỉ lệ Acid Folic trong máu khá thấp so với tiêu chuẩn để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Ngoài ra, ở giai đoạn đầu thai kỳ, Việc thiếu vitamin B9 còn có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như: nứt đốt sống, thiếu máu não,...

Dị tật ống thần kinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các vấn đề về nhận thức 

Hệ thần kinh cũng chịu sự ảnh hưởng từ vitamin B9, nên sự thiếu hụt acid folic sẽ gây ra các hiện tượng như: hay mất tập trung, dễ cáu gắt, hay quên và nặng hơn là trầm cảm. Nếu không nhận ra sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh liên quan đến thần kinh như: Alzheimer, mất trí nhớ,...

Nhồi máu cơ tim

Là loại vitamin có tác động mạnh mẽ đến máu, vitamin B9 có khả năng làm giảm nồng độ homocystein - một chất gây tổn thương nội mạc động mạch, gây ra quá trình xơ vữa động mạch, hình thành mảng xơ vữa động mạch và gây xơ cứng động mạch. Cơ thể có nồng độ acid folic thấp là nguyên nhân khiến homocystein tăng cao, dẫn đến các ảnh hưởng trên và nếu tiến triển hơn, bệnh nhân sẽ bị tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim và xấu nhất là nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc động mạch ngoại vi. 

Nhồi máu cơ tim. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu vitamin B9

Để tránh việc thiếu vitamin B9 gây nên các  bệnh nghiêm trọng đến sức khỏe của chính mình, bạn cần để ý cơ thể thường xuyên và bổ sung ngay vitamin B9 nếu thấy bản thân đang có những triệu chứng sau:

  • Khó thở: Như đã được nhắc đến là một chất xúc tác trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu, việc thiếu vitamin B9 sẽ gây ra một số các dấu hiệu như bệnh thiếu máu. Trong đó, khó thở là tình trạng thường xuyên gặp nhất và tình trạng sẽ càng nặng khi cơ thể thiếu vitamin B9 trầm trọng hơn.

  • Nhiệt miệng: Thiếu vitamin B9 còn gây nhiệt miệng và nghiêm trọng hơn là lưỡi bị sưng đỏ dẫn đến mất vị giác do không thể gửi thông tin đến não qua hệ thần kinh. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây cảm giác chán ăn và dễ cáu gắt, dễ khiến cơ thể suy nhược và suy dinh dưỡng.

  • Thiếu năng lượng và dễ mệt mỏi: Đây là một trong các dấu hiệu dễ nhận ra nhất vì vitamin B9 giúp tạo ra hồng cầu mà hồng cầu thì chứa hemoglobin có vai trò vận chuyển Oxy. Việc thiếu loại vitamin này sẽ gây hiệu ứng cánh bướm dẫn đến hậu quả là các bộ phận trong cơ thể không được cung cấp đủ Oxy khiến tay, chân bị tê, mệt mỏi, màu da nhợt nhạt.

Xem thêm: Khi cơ thể thiếu vitamin B2 gây bệnh gì cho sức khỏe chúng ta?

Các dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu vitamin B9. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin B9

Việc thiếu vitamin B9 không phụ thuộc vào độ tuổi mà phần lớn do chế độ ăn uống của bản thân hoặc các tác nhân bên trong và bên ngoài cơ thể ảnh hưởng:

  • Chế độ ăn uống: Những người ăn ít trái cây tươi, ra củ và ngũ cốc trong các bữa ăn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B9. Nấu chín thức ăn là tốt nhưng đôi khi sẽ phá hủy một số các vitamin có lợi cho sức khỏe như acid folic là một ví dụ.

  • Người uống quá nhiều rượu: Vì rượu cản trở sự hấp thụ acid folic và làm tăng bài tiết acid folic qua nước tiểu nên người uống nhiều rượu dễ bị thiếu vitamin B9 trầm trọng.

  • Người mắc các chứng bệnh gây thiếu acid folic: Các bệnh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa có thể gây cản trở việc hấp thụ acid folic, có thể nói đến như: bệnh Crohn, Bệnh Celiac, một số loại ung thư, các vấn đề về thận cần lọc máu,...

  • Người bị thiếu acid folic do di truyền: Acid folic sau khi đưa vào cơ thể cần được chuyển hóa thành dạng sử dụng được là 5-methyltetrahydrofolate, người có di truyền cản trở sự chuyển hóa này sẽ dẫn đến thiếu acid folic dù bản thân ăn uống và cung cấp đầy đủ.

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc hấp thu và chuyển hóa acid folic cũng khiến cơ thể thiếu vitamin B9 như: Phenytoin, Phenobarbital, Sulfasalazine, Methotrexate, Triamterene, Metformin, Trimethoprim-sulfamethoxazole,...

Những đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin B9. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lượng vitamin B9 cần nạp vào cơ thể hằng ngày

Để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh cần cung cấp đầy đủ vitamin và các chất dinh dưỡng cho cơ thể hằng ngày. Tùy theo độ tuổi và giới tính mà lượng vitamin B9 cần cung cấp sẽ có sự chênh lệch. So sánh ở bảng sau để đảm bảo cơ thể đang được cung cấp vừa đủ lượng vitamin cần thiết.

Nhóm tuổi

Nam

Nữ 

< 6 tháng 

80

80

6-11 tháng 

80

80

1-3 tuổi

160

160

4-6 tuổi

200

200

7-9 tuổi

300

300

10-18 tuổi

400

400

> 19 tuổi 

400

400

Giai đoạn mang thai

-

600

Giai đoạn cho con bú 

-

500

 

Qua bài viết trên, bạn hẳn đã có được câu trả lời cho mình cho câu hỏi “Thiếu vitamin B9 gây bệnh gì?”. Hãy đọc kỹ và lưu lại để bản thân không phải mắc những căn bệnh đáng tiếc trên nhé. Chúc các bạn có một cuộc sống thật khỏe mạnh.

1. Folate Deficiency - Truy cập ngày 28/7/2022

https://www.healthline.com/health/folate-deficiency

2. Vitamin B12 or folate deficiency anaemia - Truy cập ngày 28/7/2022

https://www.nhs.uk/conditions/vitamin-b12-or-folate-deficiency-anaemia/

Thông tin trong bài viết được tổng hợp nhằm mục đích tham khảo và có thể thay đổi mà không cần báo trước. Quý khách vui lòng kiểm tra lại qua các kênh chính thức hoặc liên hệ trực tiếp với đơn vị liên quan để nắm bắt tình hình thực tế.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!