zalo
Khi cơ thể thiếu vitamin B2 gây bệnh gì cho sức khỏe chúng ta?
Dinh dưỡng gia đình

Khi cơ thể thiếu vitamin B2 gây bệnh gì cho sức khỏe chúng ta?

Ngân Hà
Ngân Hà

06/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hầu như ai cũng biết vitamin B2 là một loại vitamin giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để cân bằng cơ thể. Thế nhưng, hiếm có ai biết được thiếu vitamin B2 gây bệnh gì cho sức khỏe chúng ta. Hãy cùng Monkey tìm hiểu những loại bệnh cũng như dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn thiếu hụt loại vitamin này nhé!

Thiếu vitamin B2 sẽ gây ra bệnh gì?

Vitamin B2 đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Chúng giúp các tế bào máu khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, tham gia tái tạo và bảo vệ các vùng niêm mạc quanh miệng. Là một loại dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe con người, vậy thiếu vitamin B2 gây bệnh gì? Dưới đây là 5 loại bệnh phổ biến nhất khi cơ thể thiếu vitamin B2.

Tổn thương vùng mắt

Mắt chính là giác quan đầu tiên có triệu chứng khi cơ thể thiếu vitamin B2. Các bệnh dễ xuất hiện nhất đó là viêm kết mạc, xung huyết mắt, viêm bờ mi… Và lúc này người bệnh sẽ cảm thấy mỏi, ngứa hay chảy nước mắt, nặng hơn sẽ thấy vùng mắt bị rát.

Nếu không được chữa trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến việc bị quáng gà, chảy máu võng mạc… tệ hơn là hoại tử.

Tình trạng mắt khi thiếu vitamin B2. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tổn thương khóe miệng

Như đã nói ở trên, vitamin B2 tham gia tái tạo và bảo vệ các vùng niêm mạc quanh miệng. Thế nên, thiếu vitamin B2 sẽ gây nhiệt miệng, lở mép, viêm lưỡi hay lưỡi có quầng đỏ đau rát… Ngoài ra nó còn gây khô nứt môi, vết nứt có thể bị nhiễm Candida albicans và tạo nên bệnh nấm Candida mép.

Gia tăng khả năng ung thư

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, vitamin B2 hoạt động như một chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Vì thế nếu không nạp đủ lượng vitamin B2 trong cơ thể sẽ gây nên các bệnh như: ung thư, viêm cơ tim, xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.

Thiếu vitamin B2 gây mụn

Thiếu vitamin B2 gây bệnh gì mà lại liên quan đến làn da? Cũng như các loại vitamin khác trong nhóm B, sự thiếu hụt vitamin B2 sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắt, và đây chính là điều kiện thuận lợi giúp các bé mụn thi nhau nổi lên. 

Chậm phát triển ở trẻ

Trẻ em thiếu vitamin B2 trong giai đoạn trưởng thành sẽ "nhỏ con" hơn các bạn đồng trang lứa khác bởi chúng sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng như biếng ăn, lười vận động và dễ mắc các bệnh về da.

Các dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu vitamin B2

Vì được bổ sung theo đường tiêu hóa nên rất hiếm gặp trường hợp thiếu vitamin B2. Tuy nhiên nếu bạn có 1 trong các dấu hiệu dưới đây, hãy đến bác sĩ khám xem cơ thể bạn có ổn không nhé. 

  • Thiếu sức sống: Vì vitamin B2 tham gia quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể thế nên khi thiếu hụt vitamin B2, quá trình này sẽ bị ảnh hưởng, khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải và khó tập trung làm việc.

  • Tóc xơ, yếu: Vitamin B2 là thành phần của hai loại enzyme quan trọng đó là flavin mononucleotide và flavin adenine dinucleotide. Cả hai đều giúp kích thích mọc tóc, tăng độ bền cho tóc. Vì vậy khi thấy tóc gãy, rụng nhiều, có thể cơ thể bạn đang lên tín hiệu rằng nó thiếu vitamin B2 đấy.

  • Thương tổn da vùng khóe miệng: Một trong những dấu hiệu thiếu vitamin B2 đó là rách da vùng khóe miệng, môi nứt nẻ, viêm miệng và viêm lưỡi, làn da bị lão hóa bởi vitamin B2 cũng có tham gia vào quá trình sản sinh collagen cho da.

  • Nhạy cảm với ánh sáng: Nếu mắt bạn đau, nhức, chảy máu mắt, rát, mỏng và sợ ánh sáng thì khả năng bạn thiếu vitamin B2 là rất cao. Như đã nói ở trên, mắt chính là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên khi cơ thể bạn thiếu vitamin B2, hãy đi khám ngay nhé!

  • Cơ quan tiêu hóa có vấn đề: Sự thiếu hụt vitamin B2 cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến cơ quan tiêu hóa. Bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, ăn không tiêu, suy gan, rối loạn chức năng ruột…

Cơ quan tiêu hóa có vấn đề cũng là một trong những dấu hiệu thiếu vitamin B2. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin B2

Theo nhiều nghiên cứu, những đối tượng dưới đây được cho là có nguy cơ cao thiếu vitamin B2 mặc dù ăn uống đầy đủ cũng như có chế độ ăn hợp lý:

  • Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh: Bà bầu và em bé thường cần lượng vitamin B2 rất cao vì nó tham gia vào tổng hợp sữa mẹ và nuôi dưỡng thai. Ngoài ra, hàm lượng riboflavin trong thai kỳ có mối liên quan mật thiết với cân nặng và chiều cao của trẻ. Do đó, mẹ thiếu vitamin B2 sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến trẻ. Điều này có thể gây dị tật ở thai nhi, con trẻ phát triển không bình thường. Hơn thế, thiếu vitamin B2 trong thời gian thai kỳ còn làm tăng nguy cơ tiền sản co giật.

  • Vận động viên: Chúng ta đều biết mỗi vận động viên đều có khẩu phần ăn cho riêng họ để có thể hạn chế lượng đường và thịt động vật giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh cũng như để giữ dáng. Và tất nhiên khẩu phần ăn này sẽ rất dễ bị thiếu vitamin B2.

  • Người ăn chay ít tiêu thụ các sản phẩm liên quan đến sữa: Vitamin B2 có rất nhiều trong các thực phẩm từ động vật và sữa. Mà người ăn chay thì bỏ hoàn toàn thịt sữa và các thức ăn có nguồn gốc động vật. Vậy nên nguy cơ thiếu vitamin B2 trong cơ thể những người ăn chay là rất cao.

  • Những người bị thiếu chất vitamin B2: Thiếu hụt chất vận chuyển riboflavin- vitamin B2 (hay còn được gọi là hội chứng Brown-Vialetto-Van Laere hoặc Fazio-Londe) là một rối loạn thần kinh hiếm gặp. Những người này không thể hấp thụ vitamin B2 một cách "bình thường". Vì vậy cơ thể họ bị thiếu vitamin B2. Giải pháp thích hợp cho các trường hợp này chính là bổ sung vitamin B2 liều cao cho họ khi vừa mới phát hiện ra bệnh.

Tuy trường hợp thiếu vitamin B2 là rất ít nhưng cũng đừng vì thế mà buông lỏng cảnh giác. Hãy nhớ thường xuyên quan tâm đến sức khỏe những người xung quanh bạn nhé!

Xem thêm: Tìm hiểu vitamin PP có tác dụng gì với sức khỏe và những cách bổ sung hiệu quả hợp chất này

Lượng vitamin B2 cần nạp vào cơ thể hằng ngày

Đọc đến đây, chắc hẳn các bạn cũng biết thiếu vitamin B2 gây bệnh gì, nguy hiểm như thế nào. Tuy nhiên không phải cứ hấp thụ nhiều vitamin B2 là có ích, mỗi độ tuổi và giới tính đều có lượng mcg cần bổ sung mỗi ngày khác nhau. Cụ thể như sau: 

Độ tuổi & Giới tính 

Lượng vitamin B2 cần bổ sung mỗi ngày

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

300 mcg/ ngày

Trẻ từ 6-12 tháng tuổi

400 mcg/ ngày

Trẻ từ 1-3 tuổi

500 mcg/ ngày

Trẻ từ 4-8 tuổi

600 mcg/ ngày

Trẻ từ 9-13 tuổi

900 mcg/ ngày

Trẻ nam từ 14-18 tuổi

1,2 mcg/ ngày

Trẻ nữ từ 14-18 tuổi

1,0 mcg/ ngày

Nam giới từ 19 tuổi trở lên

1,3 mcg/ ngày

Nữ giới từ 19 tuổi trở lên

1,1 mcg/ ngày

Phụ nữ mang thai

1,4 mcg/ ngày

Phụ nữ đang cho con bú

1.6 mcg/ ngày

 

Liệu bạn đã bổ sung đầy đủ lượng vitamin B2 mỗi ngày như trong bảng trên chưa? Nếu chưa, hãy cân nhắc đến việc cung cấp qua các loại thực phẩm và thuốc. Tuy nhiên liều lượng thuốc dùng phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn không nên sử dụng liều cao hoặc thấp hơn trái với quy định.

Bổ sung vitamin B2 đúng liều để đảm bảo an toàn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có thể thấy, vitamin B2 đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể ta. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã giải đáp được thắc mắc: Thiếu Vitamin B2 gây bệnh gì? Hãy nhớ xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bản thân và gia đình nhé!

1. Vitamin B2 Deficiency: Symptoms and Causes - Truy cập ngày 28/7/2022

https://www.godigit.com/health-insurance/nutrition/vitamin-b2-deficiency

2. Riboflavin Deficiency - Truy cập ngày 28/7/2022

https://www.msdmanuals.com/professional/nutritional-disorders/vitamin-deficiency,-dependency,-and-toxicity/riboflavin-deficiency

 

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!