Vitamin B1 là một loại vitamin dạng năng lượng, có mặt trong đại đa số các hoạt động của cơ thể, chúng được cung cấp mỗi ngày tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp, nhiều người mắc phải các hội chứng liên quan đến vấn đề thiếu vitamin B1. Vậy nó là những bệnh gì? Làm sao để khắc phục? Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về nó nhé.
Vitamin B1 là gì? Vitamin B1 giúp gì cho cơ thể con người?
Vitamin B1 là một chất hữu cơ góp phần giúp chuyển hóa thực phẩm thành dạng năng lượng, nếu thiếu vitamin B1 cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, không có sức hoặc nặng hơn là các bệnh ảnh hưởng đến tim mạch và hệ thần kinh và có thể hơn thế nữa. Vì thế, hãy cùng Monkey tìm hiểu sâu hơn về tác hại khi thiếu vitamin B1 trong cơ thể nhé.
Vitamin B1 là gì?
Vitamin B1 cách gọi khác là Thiamin hoặc Thiamine, là một vi chất dinh dưỡng không thể tự tạo từ cơ thể. Vì vậy, bạn phải nạp thiamin vào cơ thể bằng các tiêm, ăn uống hoặc dùng thực phẩm chức năng để bổ sung.
Theo tính chất hóa học, nó là một chất dinh dưỡng tan trong nước, được sử dụng ở đa số tế bào của con người. Thiamine còn biết đến là một dưỡng chất có vai trò quan trọng trong cơ thể của mỗi người, chúng đóng vai trò là coenzym trong quá trình chuyển hóa dinh dưỡng thức ăn thành dạng năng lượng phục vụ hầu hết các hoạt động của con người.
Đồng thời, duy trì chức năng của tim mạch và hệ thần kinh. Chúng có mặt đa số ở các thực phẩm như trứng, rau xanh, cá hồi, thịt lợn, ngũ cốc (nguyên hạt) cám gạo (có nhiều ở gạo lứt và ít xuất hiện ở gạo trắng) và men bia,...
Năm 1897, vitamin B1 được phát hiện nhưng mãi đến năm 1926 mới được phân lập và nó cũng là loại vitamin được phân lập đầu tiên. Mười năm sau khi được phân lặp, vitamin này được chính thức đưa vào sản xuất. Thuốc bổ sung vitamin B1 được đưa vào danh sách các thuốc cần thiết của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO).
Vitamin B1 có vai trò gì với sức khỏe của con người?
Được biết đến như một dưỡng chất quan trọng hoặc không thể thiếu của cơ thể con người bởi vitamin B1 hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe con người, sau đây là một số lợi ích mà thiamine đem lại như:
-
Giúp đảm bảo quá trình trao đổi chất: Vitamin B1 như một chất xúc tác tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng thành dạng ATP (Adenosine triphosphate) - phân tử mang năng lượng, giúp cơ thể khỏe khoắn, xóa bỏ cơn buồn ngủ, mệt mỏi của cơ thể.
-
Ngăn ngừa tổn thương hệ thần kinh: Thiamin là một dưỡng chất góp phần tạo nên và phát triển vỏ myelin, chiếc vỏ này bao bọc xung quanh hệ thần kinh, tạo nên một “tường thành” giúp hệ thần kinh có thể phát triển một cách bình thường,hạn chế mắc phải những tác động tiêu cực khác. Đồng thời thiamin còn góp phần trong việc điều khiển việc di chuyển, học hỏi và ghi nhớ thông tin.
-
Tăng cường khả năng miễn dịch: Vitamin B1 tham gia vào hoạt động bảo vệ các cơ dọc xung quanh hệ miễn dịch, đồng thời giúp tiết ra acid hydrochloric hay được biết đến là axit clohidric (HCl) là một loại axit mạnh, có trong dạ dày của con người giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng.
-
Hỗ trợ hệ thống tim mạch: Các nghiêm cứu về bệnh tim gần đây đã chỉ ra, thiamin là một chất giúp duy trì tâm thất, từ đó đã cho ra kết luận, thiamin là vitamin góp phần ngăn chặn bệnh suy tim và các bệnh khác có liên quan đến tim mạch. Đồng thời, các thí nghiệm còn chỉ ra thiamin có thể sản xuất ra acetylcholine - một hợp chất hữu cơ có trong não của động vật cũng như con người, có nhiệm vụ truyền tải thông tin từ tế bào thần kinh này sang tế bào khác.
-
Có tác dụng trong việc ngăn ngừa các bệnh về thị lực: Ở tuổi già, thị lực của một số người sẽ xuất hiện một vài vấn đề như mắt bị đục thủy tinh thể và biến chứng dẫn đến mù lòa. Tuy nhiên, các nghiên cứu chứng minh các vấn đề về thị lực sẽ được giảm nguy cơ xuất hiện khi con người đủ vitamin B1.
-
Điều trị mụn, làm trắng da: Vitamin là một dưỡng chất cần thiết cho chị em phụ nữ trong quá trình làm đẹp, dưỡng da. Để có một làm da khỏe mạnh, trắng hồng, không bị thâm nám, việc cần làm là bổ sung đầy đủ vitamin nói chung và không thể thiếu vitamin B1 nói riêng.
Qua một số tác dụng của vitamin B1 mà Monkey trích dẫn, bạn có thể thấy nó là loại vitamin rất cần thiết trong cơ thể của chúng ta vì thế hãy đảm bảo rằng cơ thể bạn có đủ nó để không phải mắc một số bệnh nghiệm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến việc cơ thể thiếu vitamin B1
Tình trạng cơ thể thiếu vitamin B1 là một tình trạng khá phổ biến trên toàn thế giới, vì thế các cuộc nghiên cứu được mở ra và các nhà nghiên cứu đã tìm ra được nhiên nhân dẫn đến việc thiếu thiamin trong cơ thể con người, cụ thể như:
-
Nghiện rượu: Vì thành phần trong rượu làm ảnh hưởng, rối loạn quá trình chuyển hóa thiamin, gây nên tình trạng thiếu vitamin B1.
-
Sử dụng nhiều các thực phẩm được xem là chất kích thích: Các thực phẩm như trà, cà phê,... đều là những thực phẩm kháng thiamin, góp phần ngăn chặn cơ thể hấp thụ thiamin vào cơ thể.
-
Ăn nhiều ngũ cốc, thực phẩm đã qua chế biến,thực phẩm thiếu vitamin B1: Thực đơn ăn uống là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vitam B1 trong cơ thể, mỗi ngày thiếu một lượng nhỏ, nếu thực đơn không điều chỉnh kịp thời sẽ dẫn đến thiếu lượng lớn, gây nên các bệnh nguy hiểm.
Làm sao để biết cơ thể thiếu vitamin B1?
Khi cơ thể thiếu vitamin B1, nó sẽ “báo hiệu” cho bạn biết bằng nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số biểu hiện cơ bản như:
-
Mệt mõi: thiếu vitamin B1 sẽ khiến cơ thể bạn bị rối loạn hoạt động chuyển hóa năng lượng vì thế, khi không có năng lượng đủ cho các hoạt động, bạn sẽ cảm thấy mệt mõi, mất sức sống.
-
Chán ăn: Tương tự dấu hiệu trên nhưng sự rối loạn không chỉ diễn ra trong quá trình chuyển hóa năng lượng mà còn diễn ra trong hệ tiêu hóa. Vitamin B1 chịu trách nhiệm sản sinh ra cảm giác đói, vì thế, khi thiếu nó,cảm giác đói không được sản sinh, khiến cơ thể bạn chẳng muốn ăn.
-
Khó thở: Do thiếu vitamin B1 sẽ ảnh hưởng đến tim mạch vì thế bệnh nhân thường sẽ cảm thấy khó thở trong quá trình hô hấp.
Thiếu vitamin B1 sẽ gây ra bệnh gì?
Như Monkey đã nói, vitamin B1 là vitamin quan trọng trong cơ thể của con người, nếu thiếu sẽ ảnh hưỡng xấu đến sức khỏe của con người, dẫn đến một số bệnh lý nghiệm trọng. Cụ thể như sau:
Bệnh Beriber
Beriberi (hay tê phù) là một trong các bệnh do thiếu vitamin B1 gây nên. Cụ thể, thiamin có vai trò chuyển hóa dinh dưỡng của thức ăn nói chung và chất đạm nói riêng, nhưng trong quá trình chuyển hóa, cơ thể thiếu vitamin B1 vì thế gây rối loạn quá trình chuyển hóa từ đó hình thành bệnh Beriberi. Bệnh tê phù được phân thành hai loại:
-
Tê phù khô: Tác động lên hệ thần kinh, làm tổn thương và gây tê liệt hệ thần kinh, tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động cơ. Các dấu hiệu cơ bản như: suy giảm cơ, ngứa hoặc mất cảm giác tứ chi, mất khả năng di chuyển, đau đầu, nôn mửa,...
-
Tê phù ướt: Làm ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, là nguyên nhân chủ yếu gây nên suy tim và các bệnh khác liên quan đến tim mạch. Các dấu hiệu cơ bản như: khó thở lúc mới dậy hoặc tập thể thao, nhịp tim nhanh, sưng ống khuyển,...
Trong một số trường hợp, bênh nhân mắc chúng Beriberi cũng có thể biến chứng thành bệnh não Wernicke hoặc hội chứng Korsakoff - hai chứng bệnh cũng có liên quan đến thiếu vitamin B1.Tuy nói Beriberi là bệnh khá nghiêm trọng, tuy nhiên cũng có thể chữa dựa theo cách thay đổi thực đơn của bệnh nhân, cụ thể là:
-
Ở giai đoạn đầu: bệnh nhân có thể hạn chế đi lại, bổ sung chất đạm vào thực đơn, sử dụng thuốc tiêm cho bệnh nhân thiếu vitamin B1 hoặc các thuốc tiêm cung cấp vitamin B6, B12,...
-
Ở giai đoạn mã tính: bệnh nhân nên sử dụng các phương pháp trên đồng thời, sử dụng thêm Stricnin kết hợp nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng,...
Bệnh Wernicke
Bệnh não Wernicke (WKS) là một hội chứng rối loạn hệ thần kinh (não bộ) do thiếu vitamin B1 gây nên. Thực chất, các nhà khoa học cho rằng bệnh não Wernicke và hội chứng mất trí nhớ Korsakoff là hai giai đoạn khác nhau của cùng một hội chứng rối loạn trí nhớ. Wernicke là giai đoạn đầu của hội chứng và Korsakoff là giai đoạn mãn tính, nếu kéo dài sẽ nguy hiểm điến tính mạng (có thể dẫn đến tử vong).
Bệnh nhân mắc phải hội chứng Wernicke - Korsakoff thường có các triệu chứng như:
-
Nhìn đôi (song thị) hoặc có hiện tượng ảo giác
-
Mất khả năng vận động, khó khăn trong việc đi lại
-
Hạn chế giao tiếp của người bệnh
-
Thiếu tỉnh táo, dễ mất tập trung, suy giảm trí nhớ
Tuy WKS có ảnh hưởng xấu đến cơ thể, sức khỏe cũng như tâm lý của con người, tuy nhiên vẫn có thể chữa trị nếu bệnh nhân chịu hợp tác bằng các biện pháp như:
-
Cai rượu (nếu có)
-
Truyền thiamin bằng đường ống hoặc tĩnh mạch ở bàn tay
-
Đảm bảo chế độ ăn không thiếu vitamin B1
Xem thềm: Chất béo bão hòa tốt hay xấu cho sức khỏe con người?
Các cách bổ sung vitamin B1 phổ biến hiện nay
Tuy thiếu vitamin B1 sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, nhưng để bổ sung nó vào cơ thể không phải là điều khó. Nếu bạn muốn tìm hiểu những cách nạp thêm vitamin B1 vào cơ thể hãy cùng Monkey thực hiện những cách ngay sau đây và quan tâm đến vitamin B1 liều dùng theo từng nhóm đối tượng.
Cung cấp thông qua thực phẩm giàu vitamin B1
Như Monkey đã đề cập ở trên, thay đổi thói quen, thay đổi thực đơn cũng là một cách cấp thiết cho việc cung cấp vitamin B1 cho cơ thể. Nếu bạn chưa biết thực phẩm nào chứa vitamin B1, đừng lo lắng, monkey sẽ mách cho bạn ngay sau đây:
-
Thịt bò: Thịt bò là một thực phẩm dồi dào dinh dưỡng, trong đó có vitamin B1, là loại thức ăn nên bổ sung trong thực đơn của bênh nhân thiếu vitamin B1. Được biết, trong 100g thịt bò sẽ có một lượng khoảng 0.05mg vitamin B1, có thể thấy ít nhưng nó là lượng vừa đủ cần thiết cho người trưởng thành sử dụng trong một ngày.
-
Thịt heo: Một loại thịt phổ biến trong bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình Việt, không chỉ ngon, dễ chế biến mà còn cung cấp một lượng vitamin B1 nhất định cho mỗi người. Cứ 100g thịt heo sẽ có 0,7 µg (tương đương 0.007mg) vitamin B1,, tuy không cung cấp được nhiều như thịt bò nhưng theo ước lượng, 100g thịt heo đã đủ 75% vitamin B1 cho cơ thể, tuy nhiên cần bổ sung đủ, không nên để mỗi ngày thiếu một ít.
-
Cá hồi: Tương tự thịt bò, cá hồi là loại thực phẩm chứa khá nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng khác với thịt bò, trong 100g cá hồi chỉ chứa khoảng 18% (khoảng 0.009mg) thitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, có thể ăn kèm nhiều thực phẩm khác giàu vitamin B1 để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể.
-
Đậu đen: Một loại hạt quen thuộc của người dân Việt Nam, hạt đậu có giá thành rẻ, đen đem nấu nước, nước uống sẽ có hương vị thơm ngon, thanh mát, trở thành nước giải khát, giải nhiệt, giảm cân. Tuy uống nhiều nhưng ít ai biết, đậu đen cũng là một thực phẩm giàu vitamin B1, nửa cốc nước nước đậu đen cung cấp 27% (khoảng 0,0135mg) vitamin B1, tốt cho sức khỏe. Còn chần chừ gì mà không nhanh đi mua một ít đậu đen về nấu nước uống, nhanh nào.
-
Hạt hướng dương: Monkey đang đem đến một tin vui cho các bạn đam mê ăn hạt hướng dương đó là trong 100g hạt hướng dương có chứa khoảng 7% (khoảng 0.0035mg) vitamin B1, tuy chỉ là một lượng nhỏ nhưng đó cũng là thức ăn vui miệng nên lượng vitamin bấy nhiêu là đủ. Tuy nhiên, hạt hướng dương ăn vào nóng người, dễ nổi mụn, hãy ăn nó cùng nước uống đậu đen Monkey đã giới thiệu nhé. Tính xem, tết này, bạn đã ăn mấy kg hướng dương rồi nào?
-
Trứng: Trứng không chỉ cung cấp vitamin B1 cho cơ thể con người mà còn cung cấp chất sắt, kẽm cũng như canxi giúp chắc khỏe xương, bạn có thể bổ sung trứng vào thực đơn của mình như một món ăn kèm. Tuy nhiên đừng lạn dụng trứng quá nhiều, theo khuyến cáo, không nên ăn quá 2 lòng đỏ/ngày và 3 lòng đỏ/tuần.
Cung cấp vitamin B1 thông qua thực phẩm chức năng
Đồng thời, bạn có thể kết hợp thực đơn ăn uống cùng với một số thuốc bổ sung vitamin B1 vào cơ thể. Thiếu vitamin B1 là loại bệnh khá phổ biến trên thế giới hiện nay, vì vậy nhiều thực phẩm chức năng được bán tràn lan trên mạng cũng như qua những lời lẽ giới thiệu của người quen. Chọn loại nào mới tốt?
Và để chọn được sản phẩm tốt nhất, bạn nên tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ, tham khảo qua lời tư vấn của bác sĩ (có chuyên môn) hoặc tốt nhất nên đến bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn để nhận được lời khuyên tốt nhất từ bác sĩ/dược sĩ.
Như vậy, qua các lời giới thiệu cũng như lời khuyên Monkey dành cho mọi người, mong mọi người cân nhắc kỹ lưỡng, tạo dựng thực đơn hợp lý, không nên để bản thân thiếu Vitamin B1 sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, nghiêm trọng cho cơ thể.
1. What is thiamin, or vitamin B1? - Truy cập ngày 15/7/2022
https://www.medicalnewstoday.com/articles/219545
2. What Is Thiamine Deficiency? All You Need to Know - Truy cập ngày 15/7/2022
https://www.healthline.com/nutrition/thiamine-deficiency-symptoms
3. Vitamin B1 deficiency: What parents need to know - Truy cập ngày 15/7/2022