zalo
Khi nào cần bổ sung sắt? 13 nhóm đối tượng nên ưu tiên hàng đầu
Dinh dưỡng gia đình

Khi nào cần bổ sung sắt? 13 nhóm đối tượng nên ưu tiên hàng đầu

Đào Vân
Đào Vân

10/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sắt là chất dinh dưỡng đóng nhiều vai trò quan trọng, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Vậy khi nào cần bổ sung sắt? Những người nên ưu tiên uống sắt là ai và cần chú ý gì khi uống? Theo dõi bài viết dưới đây của Monkey để tìm hiểu thông tin chi tiết bạn nhé!

Giải đáp khi nào cần bổ sung sắt?

Hàm lượng chất sắt thấp khiến cơ thể bạn thường xuyên bị mệt mỏi, giảm khả năng tập trung và thường xuyên bị đau ốm. Bổ sung sắt là cách hữu hiệu để khắc phục nhanh chóng tình trạng này khi biện pháp điều chỉnh ăn uống không thành công. 

Giải đáp khi nào cần bổ sung sắt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là 13 nhóm đối tượng cần ưu tiên bổ sung sắt bạn nên chú ý:

  • Phụ nữ mang thai: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ cần gấp đôi số lượng sắt so với người bình thường. Nguyên nhân là bởi trong giai đoạn này, cơ thể người phụ nữ cần sắt nhiều hơn để tạo máu, cung cấp oxi cho cả mẹ và thai nhi.

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Dù hầu hết trẻ sơ sinh đều nhận đủ sắt từ lượng lưu trữ trong cơ thể 4 tháng đầu đời nhưng vấn đề thiếu sắt thiếu máu ở trẻ giai đoạn này vẫn được rất nhiều ba mẹ quan tâm, nhất là với những trẻ sinh non và không được bú sữa mẹ đầy đủ. Sắt được bổ sung cho trẻ giai đoạn này được cung cấp dạng sắt dược liệu hoặc thức ăn qua đường sữa mẹ.

  • Nữ giới trong thời kỳ kinh nguyệt: Tùy vào số ngày hành kinh ở nữ giới mà tình trạng thiếu máu ở mỗi người sẽ khác nhau. Thông thường, nữ giới trong thời gian hành kinh mất khoảng 50-80ml máu. Bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em không bị thiếu máu và mệt mỏi trong những ngày “đèn đỏ”.

  • Người bị chảy máu mãn tính đường tiêu hóa: Khi nào cần bổ sung sắt? Những người bị chảy máu mãn tính đường tiêu hóa chắc chắn là một trong những đối tượng nên ưu tiên. Một số người bị chảy máu đường tiêu hóa ở ruột non, dạ dày hay đại tràng cũng dễ gây thiếu sắt thiếu máu. Bổ sung viên sắt trong trường hợp này cũng nên được cân nhắc.

  • Người theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay: Việc cắt giảm thịt, cá và một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật khiến thực đơn của người theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay dễ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Để đảm bảo sức khỏe, bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm phẩm giàu sắt có nguồn gốc từ thực vật như rau lá xanh, ngũ cốc, hạt bí, các loại hạt đậu… thì viên uống bổ sung sắt cũng có thể được cân nhắc trong trường hợp này.

  • Người hiến máu thường xuyên: Hiến máu cũng có thể khiến cơ thể của bạn bị thiếu sắt, nhất là khi tần suất hiến máu thường xuyên. Nếu bạn thuộc đối tượng này, hãy chú ý đến sức khỏe của mình bằng việc theo dõi kỹ thể trạng sau khi hiến máu để có phương án bổ sung sắt kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

  • Khi nào cần bổ sung sắt? - Những người vừa phẫu thuật dạ dày: Những người bị ung thư dạ dày, loét dạ dày, u lành tính dạ dày, thủng dạ dày… thường phải trải qua những cuộc phẫu thuật cắt dạ dày. Tùy thuộc vào kích thước dạ dày bị cắt mà mức độ các tác dụng phụ sau điều trị có thể khác nhau ở mỗi người nhưng hiện tượng thiếu sắt và vitamin B12 là rất phổ biến, thường xuất hiện sau khi phẫu thuật cắt dạ dày một vài năm. Cách phục tốt nhất là tuân thủ chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt từ các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung viên uống sắt, tiêm vitamin B12 nếu cần.

  • Thiếu máu cơ tim cục bộ: Đây là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Cách phòng bệnh tốt nhất là xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện và thư giãn khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong đó có sắt đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể.

  • Những người đang sử dụng thuốc làm giảm hấp thu sắt: Một số loại thuốc làm giảm axit trong dạ dày cũng có những ảnh hưởng nhất định tới khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm ăn uống. Bổ sung thêm viên uống sắt sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Đây được gọi là tình trạng thiếu máu do tập luyện, dẫn đến giảm lượng hồng cầu trong cơ thể, gây đau đầu, thở gấp, đau tức ngực, đau chân, rát lưỡi…

  • Thiếu máu di truyền: Thalassemia, hồng cầu lưỡi liềm là những bệnh thiếu máu liên quan đến di truyền gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Đây cũng là một trong những đối tượng chính cần xem xét bổ sung sắt bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh.

  • Những người nghiện rượu: Lạm dụng rượu tác động rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta, không chỉ ảnh hưởng đến gan mật, xương, não bộ… mà còn khiến lượng hầu cầu giảm mạnh gây thiếu máu. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học, hạn chế lượng rượu nạp vào cơ thể thì bổ sung viên uống sắt cũng có vai trò quan trọng trong cải thiện các triệu chứng do nghiện rượu gây ra như choáng váng, khó thở, mệt mỏi.

  • Người tập thể dục với cường độ cao: Chế độ luyện tập thể dục, vận động với cường độ cao nếu không được cân bằng với chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ rất dễ gây thiếu máu, thiếu sắt.

  • Bệnh nhân ung thư: Bệnh nhân ung thư thường gặp tình trạng thiếu máu, thiếu sắt bởi vậy mà bổ sung viên uống này rất phổ biến. Để đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.

Biểu hiện của tình trạng thiếu sắt là gì?

Mức độ sắt thấp khá phổ biến. Nếu không được quan tâm điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, gây một số vấn đề sức khỏe như:

Thiếu sắt thiếu máu khiến bạn mệt mỏi, da xanh xao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Da xanh xao, nhợt nhạt: Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến cảnh báo cơ thể bạn đang bị thiếu sắt trầm trọng bởi nồng độ chất sắt trong cơ thể thấp khiến da kém hồng hào. Tình trạng này có thể xuất hiện ở khắp cơ thể hoặc tập trung ở một số vùng như mặt, mí mắt, móng tay hay môi…

  • Cảm giác khó thở, thở gấp: Lượng hầu cầu trong máu giảm khiến cơ bắp không được cung cấp đủ oxy để phục vụ cho các hoạt động bình thường của cơ thể. Lúc này, nhịp thở phải tăng để cơ thể tiếp nhận nhiều oxy hơn dễ dẫn tới thở gấp và hiện tượng khó thở.

  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng: Vì cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết mà các cơ quan phải làm việc với công suất nhiều hơn, dễ dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức và thiếu năng lượng.

  • Tóc dễ bị rụng, móng tay giòn: Hàm lượng sắt cần thiết không được đáp ứng khiến cơ thể không thể cung cấp đủ oxy đến các quan cũng như da, móng chân, móng tay và tóc dẫn đến tóc và móng yếu, giòn và dễ gãy.

  • Hoa mắt, đau đầu, chóng mặt: Thiếu sắt gây thiếu máu ảnh hưởng đến nồng độ hemoglobin trong tế bào hồng cầu, khiến chúng không đủ để bơm oxy lên não làm các mạch máu tại đây bị sưng lên gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt từ đó giảm khả năng tập trung cũng như ảnh hưởng đến chất lượng công việc của người bệnh.

  • Tim đập nhanh, có hiện tượng đánh trống ngực: Như đã chia sẻ, khi thiếu sắt các cơ quan phải hoạt động nhiều hơn để mang oxy, điển hình nhất là tim. Tình trạng nhịp tim không đều nếu không được phát hiện và điều trị tích cực có thể dẫn đến suy tim, suy phổi ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.

  • Miệng và lưỡi bị sưng đau: Khi cơ thể bị thiếu sắt, nồng độ myoglobin cũng thấp đi dễ gây đau cơ lưỡi, miệng sưng đau khó chịu.

Xét nghiệm giúp bạn biết khi nào cần bổ sung sắt

Vì thiếu sắt xảy ra trước khi có những biển hiện của tình trạng thiếu máu bởi vậy một người có thể được chẩn đoán là thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu sắt không thiếu máu. Trước khi đi vào chỉ định các xét nghiệm cụ thể, bác sĩ thường dựa trên tiền sử bệnh, thực hiện khám lâm sàng và xét nghiệm máu.

Xét nghiệm xác định khi nào cần bổ sung sắt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

2 xét nghiệm có thể giúp đánh giá tình trạng thiếu sắt đó là xét nghiệm công thức máu toàn bộ và xét nghiệm đánh giá thiếu sắt.

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ là xét nghiệm cơ bản nhất xác định các thành phần trong máu, giúp xác định tình trạng thiếu máu, thiếu sắt (nếu có). Nếu thiếu sắt, xét nghiệm sẽ cho kết quả các chỉ số HGB (huyết sắc tố), RBC (Số lượng hồng cầu), CBC (dung tích hồng cầu), MCV (thể tích trung bình hồng cầu) giảm.

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xét nghiệm đánh giá thiếu sắt:

Đây là xét nghiệm quan trọng để kết luận khi nào cần bổ sung sắt. Một số xét nghiệm có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện bao gồm:

  • Sắt huyết thanh: Xét nghiệm tiến hành xác định lượng sắt lưu thông trong máu. Kết quả của xét nghiệm này có thể bị ảnh hưởng bởi các bữa ăn trước xét nghiệm hoặc viên uống bổ sung sắt.

  • Tổng khả năng gắn kết với sắt (TIBC/ transferrin): Xét nghiệm tiến hành đo lượng protein trong máu có khả năng vận chuyển sắt đến các cơ quan dự trữ hay hồng cầu.

  • Độ bão hòa của transferrin: Đây là xét nghiệm có chỉ số được xác định bằng cách lấy lượng sắt huyết thanh chia khả năng gắn sắt toàn bộ (TIBC).

  • Ferritin huyết thanh: Xét nghiệm này nhằm đo một loại protein dự trữ trong gan cũng như lá lách. Giá trị Ferritin huyết thanh bình thường nằm trong khoảng 30 - 300 ng/mL. Ferritin huyết thanh <12 ng/mL được xác định là chỉ số đặc đặc hiệu của tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

Xét nghiệm sắc huyết thanh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khuyến nghị từ các tổ chức uy tín đăng tải trên Thư viện Y Khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho hay, những người không có tiền sử về mức độ sắt thấp có thể kiểm tra định kỳ mỗi năm một lần. Trường hợp đang dùng chất bổ sung để điều trị tình trạng thiếu sắt nên đợi ít nhất khoảng 3 tháng sau khi bắt đầu điều trị trước khi kiểm tra lại nồng độ hemoglobin và ferritin. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ cân nhắc thời gian khuyến nghị kiểm tra định kỳ phù hợp nhất.

Bổ sung sắt đúng cách, bạn cần lưu ý gì?

Mặc dù thiếu sắt, thiếu máu rất phổ biến nhưng không vì thế mà bạn có thể tùy tiện bổ sung sắt, nhất là từ các viên uống. Một vài lưu ý nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có thể bổ sung sắt an toàn và hiệu quả:

Lưu ý khi bổ sung sắt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Thời gian uống: Nên uống sắt vào thời gian nào là tốt nhất là thắc mắc của không ít bạn đọc. Tùy vào từng đối tượng mà thời gian uống bổ sung viên sắt có thể khác nhau, thường là trước khi ăn 30 phút hoặc sau 1-2 giờ ăn.

  • Liều lượng bổ sung sắt: Mỗi đối tượng khác nhau sẽ có nhu cầu hàm lượng sắt khác nhau.

Nhóm đối tượng sử dụng

Hàm lượng sắt khuyến nghị

Trẻ 0- 6 tháng tuổi

0,27mg

Trẻ nhỏ 7-12 tháng tuổi

11mg

Trẻ nhỏ 1-3 tuổi

7mg

Trẻ từ 4-8 tuổi

10mg

Trẻ từ 9-13 tuổi

8mg

Thanh thiếu niên nam 14-18 tuổi

11mg

Thanh thiếu niên nữ 14-18 tuổi

15mg

Nam trưởng thành từ 19-50 tuổi

8mg

Nữ trưởng thành từ 19-50 tuổi

18mg

Người từ 51 tuổi trở lên

8mg

Phụ nữ đang mang bầu

27mg

Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú

9mg

  • Một số loại thực phẩm nên tránh: Để không làm giảm tác dụng cũng như sự hấp thụ viên uống bổ sung sắt, bạn nên tránh sử dụng cùng với canxi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế uống sữa hay trà sau khi uống sắt.

  • Đa dạng các nguồn thực phẩm: Viên uống bổ sung sắt là cần thiết nhưng nguồn bổ sung sắt tự nhiên từ các loại thực phẩm rất quan trọng bởi ngoài sắt, các loại thực phẩm còn chứa các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh và đảm bảo hoạt động trơn tru của các cơ quan chức năng.

Xem thêm: Nên bổ sung sắt bao lâu thì ngưng?

Bổ sung sắt từ nguồn thực phẩm tự nhiên như thế nào?

Như vậy chúng ta đã có câu trả lời giải đáp băn khoăn khi nào cần bổ sung sắt và một vài lưu ý khi bổ sung viên uống này. Dù bổ sung viên sắt như thế nào thì chúng cũng không thể thay thế được chất sắt từ các nguồn thực phẩm tự nhiên, điển hình như:

Thực phẩm giàu sắt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Các loại đậu: Đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành, đậu hũ là những nguồn cung cấp sắt tuyệt vời.  

  • Bánh mì ngũ cốc và nguyên hạt: Nếu cần bổ sung chất dinh dưỡng sắt thì hạt diêm mạch, yến mạch lúa mì spenta là những lựa chọn chắc chắn bạn nên ưu tiên.

  • Rau lá xanh: 100g rau bina có tới 2.7mg sắt (đáp ứng khoảng 15% nhu cầu sắt của cơ thể; Ngoài rau bina, bông cải xanh cũng là lựa chọn tuyệt vời khi loại rau này cung cấp 6% nhu cầu sắt cho cơ thể với 156g nấu chín…

  • Các thực phẩm khác: Cá ngữ, trai, nghêu, sò.. cũng là nguồn thực phẩm bổ sung sắt bạn nên chú ý đưa vào thực đơn dinh dưỡng của gia đình.

Những thông tin giải đáp khi nào cần bổ sung sắt trên đây hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để xây dựng thực đơn ăn uống đủ chất, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh cho bản thân và gia đình. Thông tin mới về dinh dưỡng và nhiều chủ đề thú vị khác liên tục được cập nhật trên website của Monkey, bạn hãy ghé đọc mỗi ngày để tích lũy cho mình những thông tin hữu ích và đầy thú vị nhé!

Who Should Take Iron Supplements? - Ngày truy cập: 08/7/2022

https://www.healthline.com/nutrition/iron-supplements-who-should-take

Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route) - Ngày truy cập: 08/7/2022

https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/proper-use/drg-20070148

Đào Vân
Đào Vân

Tôi là Đào Vân, biên tập viên có hơn 4 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!
Mã mới