Bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt là điều cần thiết với những chị em bị thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, tim đập nhanh… Cùng tìm hiểu chi tiết cách bổ sung sắt an toàn trong thời kỳ này trong bài viết dưới đây.
Vì sao phụ nữ cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt?
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là nền tảng quan trọng đảm bảo sức khỏe tốt cho nữ giới. Bình thường, nữ giới mất khoảng 50-80ml máu trong chu kỳ kinh nguyệt (khoảng 36% là lượng máu thực tế, 64% là các thành phần khác như chất nhầy cổ tử cung, niêm mạc cổ tử cung, âm đạo). Đối với những bạn nữ trong vài năm đầu hành kinh, lượng máu mất trong mỗi chu kỳ có thể nhiều hơn bình thường. Tình trạng này cũng xảy ra với những người bị rong kinh – kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, không đều và lượng máu ra nhiều.
Vì sao các chị em nên chú ý tới bổ sung sắt trong thời kỳ kinh nguyệt? Thực tế có tới 2/3 lượng sắt trong cơ thể được chứa trong hemoglobin, một loại protein giàu chất sắt tạo nên các tế bào hồng cầu. Nữ giới đang trong thời kỳ “đèn đỏ” hay có chu kỳ kinh nguyệt dày đặc (rong kinh) thường có lượng dự trữ sắt nhỏ hơn do lượng máu mất nhiều, xảy ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy, bổ sung sắt trong thời kỳ kinh nguyệt là điều cần được chú ý, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Những triệu chứng báo hiệu bạn cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt
Mức độ cần thiết của việc bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt ở mỗi nữ giới là khác, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, lượng sắt dự trữ trong cơ thể, chế độ ăn uống hàng ngày của mỗi người… Trường hợp nếu bạn đã nạp đủ sắt cần thiết qua các thực phẩm giàu sắt thì việc bổ sung thêm viên uống sắt có thể không cần thiết. Điều quan trọng là bạn cần nhận ra những biểu hiện thiếu máu do thiếu sắt và tham vấn ý kiến từ bác sĩ để có hướng bổ sung kịp thời nếu cần.
Dưới đây là một vài triệu chứng thiếu sắt bạn nên để ý:
-
Cơ thể yếu, mệt mỏi liên tục: Tình trạng này khá phổ biến, khiến bạn cảm thấy không có tinh thần để làm việc.
-
Nhức đầu, chóng mặt, khó thở, một vài trường hợp có thể bị ngất xỉu: Thiếu máu khiến nồng độ hemoglobin trong các tế bào hồng cầu thấp, không đủ bơm oxy lên não, dễ làm các mạch máu trong não bị sưng lên, gây áp lực và khiến chị em có cảm giác bị đau đầu, đau nửa đầu hay hoa mắt, chóng mặt thậm chí là ngất xỉu.
-
Nước da nhợt nhạt, không khỏe mạnh: Các huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu làm cho máu có màu đỏ do vậy nếu nồng độ sắt trong cơ thể không được đáp ứng thì da của nữ giới sẽ không còn hồng hào nữa. Tình trạng này có thể xảy ra ở toàn bộ cơ thể hoặc một số khu vực nhất định như môi, mắt, mí mắt dưới, nướu…
-
Đánh trống ngực: Như chúng ta đã biết, sắt là chất dinh dưỡng quan trọng thực hiện chức năng vận chuyển oxy. Khi thiếu sắt, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để mang oxy cho cơ thể dẫn đến nhịp tim không đều, cảm giác bị đánh trống ngực… Trường hợp cơ thể bị thiếu sắt trầm trọng , không được can thiệp dễ dẫn đến suy tim, suy phổi…
-
Móng tay giòn, tóc khô, dễ bị gãy rụng: Lượng oxy không đáp ứng đủ cho các hoạt động của cơ thể cũng khiến mô, móng tay, da, tóc trở nên khô yếu. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới chứng rụng tóc nhiều ở các chị em.
-
Một số triệu chứng khác: Một số người sẽ có cảm giác buồn nôn, chân tay bị lạnh, thèm đồ ăn lạ…
Bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt bằng cách nào?
Để tránh những tác động tiêu cực do thiếu sắt gây ra thì bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt nên được nhiều chị em quan tâm bằng cách chủ động bổ sung những thực phẩm ăn uống giàu sắt vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày hoặc uống thuốc bổ sung sắt.
Bổ sung sắt qua nguồn thực phẩm tự nhiên sẵn có
Bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt bằng những thực phẩm tự nhiên luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bởi đây là phương pháp an toàn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học.
Một số thực phẩm bổ sung sắt chị em nên chú ý thêm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là:
-
Các loại đậu: Một chén đậu lăng 198g có chứa khoảng 6.6mg sắt; một nửa cốc đậu đen nấu chín khoảng 86g có khoảng 1.8g sắt; hàm lượng sắt trong 1 cốc đậu xanh nấu chín là 4.6-5.2mg…
-
Các loại hạt: Hạt bí ngô, hạt điều, hạnh nhân là những thực phẩm bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt mà chị em không nên bỏ qua. Chỉ với 28g hạt bí ngô, bạn đã đã nạp vào cơ thể khoảng 2.5mg sắt. Tỉ lệ này với hạt điều và hạnh nhân là 1-1.6mg.
-
Trái cây: Trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời cho cơ thể. Bạn có thể cân nhắc bổ sung nước ép mận (3mg sắt/ 237ml), dâu tây (trung bình chứa khoảng 0.4mg sắt/ 100g), ô liu (3.3-3.5mg sắt/ 100g)…
-
Rau xanh: Rau bina và cải xanh là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và có hàm lượng sắt ấn tượng. 100g rau bina có tới khoảng 2.7mg sắt trong khi đó một bát bông cải xanh nấu chín (khoảng 156g) chứa 1mg sắt…
-
Các loại thịt, cá: Không chỉ là nguồn cung cấp sắt tốt cho cơ thể, đây còn là nhóm thực phẩm giàu đạm cần thiết để cơ thể hoạt động. Bạn có thể cân nhắc bổ sung thịt gà tây (1.4mg sắt/ 100g), thịt bò xay (2.7mg sắt/ 100g), cá ngừ đóng hộp (1.4mg sắt/ 85g)…
Xem thêm:
- Các thực phẩm bổ sung sắt tốt cho cơ thể - Bạn đã biết?
- Khi nào cần bổ sung sắt? 13 nhóm đối tượng nên ưu tiên hàng đầu
Xem xét bổ sung sắt từ viên uống sắt
Bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt bằng các viên uống hay dạng lỏng khá phổ biến bởi sự tiện lợi và hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ loại vitamin hay khoáng chất nào khác, việc bổ sung dưới dạng viên uống tổng hợp cũng cần cẩn trọng và được bác sĩ chỉ dẫn cụ thể để tránh gây những tác dụng phụ, gây “tác dụng ngược” không đáng có, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Dưới đây là một số loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt phổ biến bạn có thể cân nhắc:
-
Now Iron 18mg: Đây là viên uống bổ sung sắt có nguồn gốc từ thực vật nổi tiếng của NOW FOOD (Mỹ). Thực phẩm này dành cho những người bị thiếu sắt nhẹ, chỉ cần uống 1 viên/ ngày. 1 hộp Now Iron 18g có giá khoảng 480.000VNĐ, chênh lệch giá thay đổi tùy thuộc vào nhà phân phối.
-
Viên uống DHC bổ sung sắt 60 ngày: Đây là viên uống bổ sung sắt nổi tiếng từ Nhật Bản, giúp bổ sung sắt cho người lớn. 1 viên DHC chứa khoảng 10mg sắt heme – sắt có nguồn gốc từ động vật giúp cơ thể dễ hấp thụ. Giá tham khảo trên thị trường là 280.000 VNĐ/ gói (120 viên).
-
Puritan's Pride Iron Ferrous Sulfate: Viên uống được khuyến nghị cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, phụ nữ bị rong kinh, đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc vừa trải qua quá trình phẫu thuật. Đây là sản phẩm của tập đoàn Puritan's Pride (Mỹ). So với nhiều loại thuốc bổ sung sắt trên thị trường, Puritan's Pride Iron Ferrous Sulfate có giá cao hơn, khoảng 615.000 VNĐ/ lọ (100 viên).
-
Salus-Haus Floradix Iron + Herbs: Đây là thực phẩm bổ sung sắt dạng lỏng được sản xuất bởi Salus-Haus (Đức), thích hợp cho cả phụ nữ muốn bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt và trẻ từ 12 tuổi trở lên. Giá tham khảo cho Salus-Haus Floradix Iron + Herbs là 520.00 VNĐ.
-
Thorne Iron Bisglycinate: Đây là thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ Mỹ phù hợp với người lớn thiếu sắt và các vận động viên có nhu cầu sắt lớn hơn người bình thường. Giá tham khảo của Thorne Iron Bisglycinate là 315.00 VNĐ/ lọ (60 viên).
Lưu ý đặc biệt quan trọng khi bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt
Để sắt phát huy tác dụng và đảm bảo cơ thể hấp thụ tốt thì bạn cần chú ý khi bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là cách bổ sung sắt qua các viên uống thực phẩm chức năng.
-
Hàm lượng sắt nạp vào cơ thể: Nhu cầu sắt cho từng đối tượng là khác nhau. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), nữ giới 14-18 tuổi cần 15mg sắt/ ngày. Nữ giới 19-50 tuổi cần khoảng 18mg sắt/ ngày. Giới hạn trên (hàm lượng sắt tối đa) cơ thể có thể chấp nhận ở nữ giới từ 14 tuổi là 45mg/ ngày.
- Thời điểm bổ sung sắt: Nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày? Thông thường, bạn nên uống trước khi ăn 30 phút hoặc từ 1 đến 2 giờ đồng hồ sau khi ăn. Để có thời gian bổ sung sắt tối ưu phù hợp với tình trạng sức khỏe, bạn cần tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ.
-
Chọn viên uống bổ sung sắt: Nếu có nhu cầu bổ sung sắt bằng thực phẩm chức năng, bạn nên chọn những loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và uống theo chỉ dẫn của bác sĩ hay khuyến nghị được nhà sản xuất ghi trên nhãn.
-
Ưu tiên bổ sung sắt từ nguồn thực phẩm tự nhiên: Các loại viên uống đều tiềm ẩn ít nhiều những tác dụng phụ ngoài ý muốn, nhất là khi bạn sử dụng liều cao. Bởi vậy, chú ý bổ sung sắt bằng các loại thực phẩm sẵn có trong bữa ăn hàng ngày luôn được khuyến khích hơn cả.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em có nhiều thông tin hữu ích, đảm bảo bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt đúng cách và an toàn cho sức khỏe. Theo dõi website Monkey mỗi ngày để đón đọc thêm nhiều kiến thức dinh dưỡng thú vị khác bạn nhé!
Iron Supplements for Heavy Menstruation - Ngày truy cập: 01/08/2022
https://www.livestrong.com/article/421001-iron-supplements-for-heavy-menstruation/
Iron - Ngày truy cập: 01/08/2022