Bổ sung sắt là việc làm cần thiết đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng, phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Vậy 1 năm bổ sung sắt mấy lần là đủ? Dù đem đến những lợi ích quan trọng cho cơ thể nhưng cũng giống như bất kì loại vitamin và khoáng chất nào khác, bổ sung sắt cũng cần phải đúng liều lượng và thời điểm mới phát huy hết tác dụng của nó. Câu trả lời sẽ có ngay trong bài chia sẻ dưới đây của Monkey!
Trả lời: “1 năm bổ sung sắt mấy lần”?
Sắt là một trong những vi chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng không thể thiếu. Cơ thể chúng ta cần sắt để tạo ra hemoglobin, myoglobin và một số hoóc môn. Hemoglobin là một loại protein trong tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận trong cơ thể trong khi đó myoglobin là một loại protein có nhiệm vụ cung cấp oxy cho cơ bắp. Thiếu sắt lâu dài khiến máu không chứa đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh làm nhiệm vụ cung cấp oxy cho cơ thể khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều triệu chứng như mệt mỏi, thiếu năng lượng, khó tập trung, khó thở, đau đầu, tim đập nhanh, đau lưỡi, rụng tóc…
Bổ sung sắt là điều cần thiết với những người bị thiếu sắt, thiếu máu nhưng bổ sung như thế nào mới là điều quan trọng. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là thời gian bổ sung sắt hợp lý là bao lâu – 1 năm bổ sung sắt mấy lần là đủ? Thực tế, thời gian uống bổ sung sắt có thể khác biệt ở mỗi người, tùy thuộc vào tình trạng thiếu sắt của người đó. Thông thường, những người lớn và trẻ thành niên có thể bổ sung sắt hàng ngày theo hàm lượng khuyến nghị liên tục các ngày trong tuần trong khoảng 3 tháng liên tiếp/ năm.
Với những đối tượng trẻ từ sơ sinh đến khoảng 12 tuổi việc 1 năm bổ sung sắt mấy lần còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như trẻ có bị sinh non không hay cân nặng của trẻ như thế nào. Theo cuốn sách “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam” được NXB Y Học (Bộ Y tế) phát hành, trẻ nên bổ sung sắt dự phòng 50% nhu cầu mỗi ngày có thể chia làm nhiều đợt trong năm, mỗi đợt khoảng 2-3 tháng. Để đảm bảo cơ thể hấp thu sắt tốt nhất với hàm lượng hợp lý, nhất là với trẻ nhỏ, bạn đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ sung khoáng chất nào, bao gồm cả sắt.
Dưới đây là bảng lượng khoáng chất sắt khuyến nghị mỗi ngày để bạn tham khảo:
Giai đoạn |
Lượng khuyến nghị/ ngày |
Trẻ em |
|
0 – 6 tháng |
0.27mg |
7-12 tháng |
11mg |
1-3 tuổi |
7mg |
4-8 tuổi |
10mg |
9-13 tuổi |
8mg |
Nữ giới |
|
14-18 tuổi |
15mg |
19-50 tuổi |
18mg |
Từ 51 tuổi trở lên |
8mg |
Phụ nữ có thai |
27mg |
Phụ nữ dưới 19 tuổi đang cho con bú |
10mg |
Phụ nữ từ 19 tuổi trở lên, đang cho con bú |
9mg |
Nam giới |
|
14-18 tuổi |
11mg |
19 tuổi trở lên |
8mg |
*Nguồn: Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health - NIH)
Sắt có thể gây hại cho cơ thể nếu bạn nạp quá nhiều. Với những người khỏe mạnh, bổ sung sắt liều cao có thể gây khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy… Giới hạn trên (giới hạn tối đa của sắt hàng ngày) bao gồm lượng tiêu thụ sắt từ tất cả các nguồn như thực phẩm, đồ uống, chất bổ sung sẽ giúp bạn kiểm soát lượng sắt đưa vào cơ thể tốt hơn:
Nhóm tuổi | Giới hạn trên |
Sơ sinh đến 12 tháng | 40mg |
Trẻ 1-13 tuổi | 40mg |
Nam/ nữ thiếu niên từ 14-18 tuổi | 45mg |
Người lớn từ 19 tuổi trở lên | 45mg |
*Nguồn: Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health - NIH)
Như đã chia sẻ sắt là khoáng chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng với cơ thể nhưng không phải ai cũng cần bổ sung sắt bởi có những người đã đạt đủ nhu cầu sắt mỗi ngày qua chế độ ăn hàng ngày từ những nguồn thực phẩm giàu sắt trong tự nhiên. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ xem mình có phải là đối tượng nên ưu tiên bổ sung viên uống sắt không.
Những đối tượng nào nên uống bổ sung sắt?
Bất kì ai cũng có thể gặp tình trạng thiếu sắt, thiếu máu nhưng nó phổ biến ở một số nhóm sau đây:
-
Phụ nữ mang thai: Lượng sắt cần gấp đôi so với những người bình thường.
-
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Đặc biệt là những trẻ sinh non, không được bú sữa mẹ đầy đủ.
-
Nữ giới có thời gian hành kinh dài: Thời gian hành kinh dài cùng với lượng máu ra nhiều khiến chị em rất dễ bị thiếu máu thiếu sắt.
-
Người bị chảy máu đường tiêu hóa: Những đối tượng bị chảy máu dạ dày, đại tràng hay ruột non cần được chú ý bổ sung sắt.
-
Người ăn thuần chay hoặc ăn chay: Những người thực hiện chế độ ăn chay cắt giảm các thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu sắt nên cũng nằm trong nhóm dễ bị thiếu sắt.
-
Người thường xuyên đi hiến máu: Hiến máu không gây hại cho cơ thể nhưng việc hiến máu thường xuyên, nhiều lần trong năm dễ khiến cơ thể bị thiếu máu, thiếu sắt.
-
Người vừa thực hiện phẫu thuật dạ dày: Sau phẫu thuật lượng dịch dạ dày sản xuất giúp chuyển hóa và hấp thụ sắt bị ảnh hưởng, dễ gây thiếu sắt thiếu máu.
-
Những người đang sử dụng thuốc làm giảm hấp thu sắt: Sử dụng một số loại thuốc giảm acid trong dạ dày cũng có những tác động tương tự như trên, ảnh hưởng đến dịch dạ dày có nhiệm vụ chuyển hóa sắt.
-
Bệnh nhân ung thư: Các khối u và phương pháp điều trị bằng hóa chất cũng dễ ảnh hưởng đến hàm lượng sắt trong máu.
-
Người có cường độ vận động cao: Cơ bắp vận động với cường độ cao khiến cơ thể cần nhiều carbs hơn và nhu cầu sắt cũng lớn hơn để thực hiện chức năng chuyển hóa carbs cho cơ thể.
-
Những người bị nghiện rượu: Uống nhiều rượu khiến lượng hồng cầu trong máu giảm nhanh chóng, gây thiếu máu thiếu sắt.
-
Người bị thiếu máu do di truyền: Ví dụ như những bệnh nhân Thalassemia, hay hồng cầu lưỡi liềm.
-
Người bị thiếu máu cơ tim cục bộ: Đây cũng là đối tượng nên được chú ý theo dõi để bổ sung sắt nếu cần.
Chi tiết: Khi nào cần bổ sung sắt – 13 nhóm đối tượng nên ưu tiên hàng đầu
Nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày
1 năm bổ sung sắt mấy lần quan trọng nhưng yếu tố quyết định rất nhiều đến lợi ích nó mang lại cho cơ thể lại phụ thuộc vào việc bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày. Theo khuyến cáo từ FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cho biết, thời gian tối ưu bổ sung sắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là bạn thuộc nhóm đối tượng cần bổ sung sắt nào và thời điểm bạn ăn bữa đầu tiên.
-
Phụ nữ có thai: Những phụ nữ có thai được khuyên bổ sung sắt vào buổi sáng nếu không gặp vấn đề gì về sức khỏe như ốm nghén hay đau dạ dày. Trường hợp bị ốm nghén hay gặp các vấn đề về tiêu hóa có thể uống sắt vào cuối ngày.
-
Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt: Thông thường các viên uống bổ sung sắt được uống trước khi ăn 30 phút đến 1 – 2 giờ.
-
Nam giới trưởng thành và thanh thiếu niên: Các chuyên gia khuyên nhưng đối tượng này nên bổ sung sắt cùng với một cốc nước vào buổi sáng trước bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
-
Những người luyện tập thể dục thể thao: Uống trước 1 giờ khi luyện tập thể dục thể thao hoặc sau khi luyện tập khoảng 2 giờ đồng hồ.
-
Những người ăn chay hoặc thuần chay: Uống trước bữa ăn sáng khi bụng còn đói với 1 cốc nước.
Chi tiết: Bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày? Cách để cơ thể hấp thu sắt tốt nhất
Bổ sung sắt an toàn từ các thực phẩm tự nhiên giàu sắt
Bạn sẽ không còn phải quá bận tâm đến việc 1 năm bổ sung sắt mấy lần nữa nếu biết cách đáp ứng đầy đủ vi khoáng chất này qua các thực phẩm sẵn có trong bữa ăn hàng ngày. Một số gợi ý về các thực phẩm giàu sắt dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng bữa ăn cho bản thân và gia đình:
Tên thực phẩm |
Hàm lượng sắt |
Động vật có vỏ |
|
Trai |
3mg/ 100g |
Sò |
7mg/ 100g |
Rau xanh |
|
Cải bó xôi |
2.7mg/ 100g |
Bông cải xanh |
1mg/ 156g |
Các loại thịt, cá |
|
Cá ngừ đóng hộp |
1.4mg/ 85g |
Thịt gà tây |
1.4mg/ 100g |
Thịt bò xay |
2.7mg/ 100g |
Gan bò |
6.5mg/ 100g |
Các loại hạt, đậu |
|
Đậu lăng nấu chín |
6.6mg/ 198g |
Hạt bí ngô |
2.5mg/ 28g |
Hạt diêm mạch |
2.8mg/ 185g |
Đậu phụ |
3.4mg/ 126g |
Một số thực phẩm khác |
|
Sô cô la đen |
3.4mg/ 28g |
Bổ sung sắt là cần thiết nhưng quyết định hiệu quả lại nằm ở thời điểm uống cũng như 1 năm bổ sung sắt mấy lần. Mong rằng với những thông tin tổng hợp chia sẻ phía trên bạn đã có thêm những kiến thức dinh dưỡng để tăng cường vi khoáng chất thiết yếu này. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất và tránh những tác dụng phụ không đáng có, bạn đừng quên tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa. Nếu muốn nhận thông báo chia sẻ những thông tin hữu ích sớm nhất từ Monkey, bạn hãy CLICK “NHẬN CẬP NHẬT” ngay trên đầu bài viết nhé!
Dietary Iron and Iron Supplements - Ngày truy cập: 14/07/2022
https://www.webmd.com/diet/supplement-guide-iron
Who Should Take Iron Supplements? - Ngày truy cập: 14/07/2022
https://www.healthline.com/nutrition/iron-supplements-who-should-take
12 Healthy Foods That Are High in Iron - Ngày truy cập: 14/07/2022
https://www.healthline.com/nutrition/healthy-iron-rich-foods