zalo
Đâu là những phương pháp thai giáo tháng thứ 6 mà bố mẹ cần biết?
Giáo dục sớm

Đâu là những phương pháp thai giáo tháng thứ 6 mà bố mẹ cần biết?

Thúy Anh
Thúy Anh

08/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thai giáo tháng thứ 6 là bắt đầu cho nửa sau của chặng đường thai kỳ 280 ngày. Đồng nghĩa với việc, những giác quan của trẻ đã và đang dần hoàn thiện. Vậy bố mẹ nên áp dụng những phương pháp thai giáo nào để giúp con phát triển khỏe mạnh và thông minh trong giai đoạn này, tất cả sẽ được Monkey giải đáp ở bài viết dưới đây.

Thai nhi trong tháng thứ 6 đã phát triển như thế nào?

Trong 4 tuần của tháng 6 này, con yêu sẽ có nhiều thay đổi:

Thai nhi ở tháng thứ 6. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Thai nhi sẽ có chiều dài cơ thể gần 30cm và có trọng lượng khoảng hơn 600 gam.

  • Trẻ đã có đầy đủ lông mi và lông mày. Đôi mắt của trẻ cũng phát triển đủ để cảm nhận sự khác biệt của ánh sáng và bóng tối.

  • Hệ thống cơ quan hô hấp và vị giác của trẻ cũng đang dần hoàn thiện. Các đường nét trên khuôn mặt của thai nhi cũng trở nên rõ ràng hơn.

  • Thai nhi cũng thường xuyên đạp vào thành bụng (thai máy), khoảng 4-5 lần/ giờ. Mẹ nên quan sát và theo dõi tần số thai máy của trẻ, nếu số lần giảm đi có thể là trẻ đang ngủ. Tuy nhiên nếu trong nhiều tiếng liên tục luôn số lần đạp giảm đi, mẹ bầu cần phải đi thăm khám kịp thời.

Cơ thể của người mẹ cũng có một số dấu hiệu thai kỳ như sau:

  • Hầu hết các mẹ bầu sẽ tăng cân nhiều ở tháng này (4-7kg tùy cơ địa). Bụng và đùi của người mẹ cũng dẫn xuất hiện nhiều vết rạn.

  • Các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, táo bón vẫn tiếp tục duy trì. Tình trạng bốc hỏa/ nóng trong cũng diễn ra thường xuyên hơn do cơ thể người mẹ phải đốt lượng lớn calo mỗi ngày.

  • Bụng càng lớn khiến cho di chuyển của mẹ bầu trở nên khó khăn hơn và tình trạng đau lưng sẽ diễn ra cho đến sau khi sinh.

Cơ thể của mẹ cũng xuất hiện nhiều vết rạn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những lưu ý quan trọng khi mang thai tháng thứ 6

Dấu hiệu bất thường nên đi khám

Nếu cơ thể mẹ bầu có những dấu hiệu mà Monkey liệt kê dưới đây. Hãy đi đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để thăm khám kịp thời.

  • Âm đạo tiết dịch nhiều, bất thường, có màu đỏ tươi kèm sốt cao, đau và ớn lạnh.

  • Thường xuyên nhức đầu và chóng mặt dẫn đến choáng ngất.

  • Hay tiểu rát và đau buốt kéo dài.

  • Buồn nôn và nôn kèm theo sốt cao từ 38,5 liên tục, toàn thân ớn lạnh.

  • Tay chân của mẹ bầu sưng phù nhiều.

  • Thai nhi kém vận động, mẹ không cảm nhận được thai nháy của con.

Những kiêng kỵ cần tránh

Khi thực hành thai giáo tháng thứ 6, mẹ bầu nên hạn chế di chuyển đường xa. Tránh mang vác, bưng bê các vật nặng, vận động mạnh. Nên kết hợp nghỉ ngơi và các bài vận động nhẹ giúp lưu thông máu. Tránh phải đi giày cao gót, những đôi dép êm và thấp sẽ là lựa chọn thích hợp cho giai đoạn này.

Mẹ bầu cũng cần lưu ý và phòng tránh mắc trầm cảm khi mang thai. Luôn tạo niềm vui và thư giãn tâm trí mỗi ngày. Chia sẻ với chồng và người thân để nhận được sự giúp đỡ lập tức trong giai đoạn này.

Mẹ bầu nên kết hợp vận động và nghỉ ngơi phù hợp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Các món như: Hải sản ướp lạnh, thịt chưa chín, thực phẩm chứa nhiều caffeine, đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, các món ăn cay,... Là những món ăn không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Vì thế mẹ bầu nên xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh. Nên bổ sung các nhóm vitamin (A, B, C,...) và rau xanh, củ quả tươi mỗi ngày. Các nhóm thực phẩm giàu acid folic, carbohydrate, protein, chất béo từ thực vật được khuyến khích mẹ bầu ăn.

Mẹ bầu nên tránh các thức ăn nhanh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên đảm bảo uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Những loại nước ép hay sinh tố từ rau củ tươi cũng rất tốt cho cơ thể mẹ bầu.

7 phương pháp thai giáo tháng thứ 6 tốt nhất cho bé

Âm nhạc là không thể thiếu

Như đã chia sẻ ở trên, âm nhạc sẽ giúp tinh thần của mẹ bầu trở nên thư giãn. Khi đó cơ thể của mẹ có thể sản sinh ra hormone hạnh phúc, giúp ích cho quá trình phát triển chỉ số cảm xúc của trẻ.

Ngoài ra những âm điệu từ các bài hát cổ điển, ca dao, đồng dao có nhịp điệu chậm rãi rất tốt cho thính giác của trẻ. Đặc biệt ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai này, khi mà đôi tai của trẻ đang dần hoàn thiện.

Tuy nhiên nếu nghe nhạc không đúng cách rất dễ dẫn đến nhiều tác dụng phụ. Vì thế mẹ bầu cần chú ý chỉ nên nghe nhạc với âm lượng nhỏ hơn 70 dB. Mỗi ngày chỉ nên nghe từ 2 đến 3 lần, mỗi lần nghe không quá 20 phút.

Nghe nhạc là một phương pháp thai giáo tháng thứ 7. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giao tiếp với thai nhi hàng ngày

Trò chuyện với trẻ chính là một cách đơn giản mà bất cứ mẹ bầu nào cũng nên thực hiện mỗi ngày khi áp dụng thai giáo tháng thứ 6. Thông qua những câu chuyện bố mẹ kể mỗi ngày, con yêu sẽ cảm nhận được tình cảm của bố mẹ dành cho mình. Chính tình yêu đó sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện. 

Ngoài ra, khi nghe bố mẹ nói chuyện với mình. Thai nhi sẽ dần học tập và phát triển được khả năng ngôn ngữ từ trong bụng mẹ.

Không có giới hạn chủ đề nào khi bố mẹ muốn trò chuyện với con, bất kỳ niềm vui nào trong ngày mẹ cũng có thể chia sẻ với con. Mẹ có thể lựa chọn những thời điểm con thức hoặc trước khi đi ngủ để trò chuyện. Khi trò chuyện mẹ có thể kết hợp với vuốt ve để có thể cảm nhận những tương tác của con.

Một số bài tập vận động

Vận động là một cách thai giáo tháng thứ 6 tốt nhất để thể chất của mẹ và bé đều phát triển khỏe mạnh. Có thể chia thành 2 loại bài tập chính:

  • Bài tập cho mẹ: Theo nhiều chuyên gia, mẹ bầu nên vận động khoảng 30 phút mỗi ngày. Có nhiều hình thức vận động thích hợp với các mẹ bầu: yoga, pilates, nâng tạ, đi dạo,... Tùy vào thể trạng và sở thích mẹ có thể chọn từ 1 cho đến nhiều hình thức vận động

  • Bài tập cho bé: Massage hay vuốt ve bụng từ 5-10 phút mỗi ngày sẽ kích thích khả năng vận động của trẻ. Tuy nhiên bố mẹ nên tránh xoa vào phần bụng dưới sẽ gây co thắt tử cung.

Các bài tập yoga rất tốt cho cơ thể mẹ bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi mẹ bầu vận động, cơ thể sẽ tiết ra chất endorphin đem lại cảm giác hưng phấn, giảm thiểu căng thẳng và lo lắng cho mẹ bầu. Vận động nhẹ với cường độ hợp lý cũng giúp hạn chế tình trạng béo phì cho các mẹ bầu.

Xem thêm: Thai giáo tháng thứ 5: Mốc quan trọng để con thông minh ngay từ trong bụng mẹ

Nghe truyện, đọc thơ cho thai nhi

Một hình thức thai giáo ngôn ngữ khác là nghe truyện nói hoặc đọc thơ cho con nghe. Nếu áp dụng phương pháp này xuyên suốt quá trình mang thai sẽ giúp kích thích khả năng ngôn ngữ của con phát triển. Sau khi ra đời con sẽ nhận ra ngôn ngữ mẹ đẻ và nhanh tập nói hơn.

Một số câu truyện thai giáo phù hợp cho tháng thai kỳ thứ 6 này là:

  • Thỏ trắng tốt bụng

  • Bồ câu chăm chỉ

  • Nàng tiên mưa

  • Làm tốt sẽ nhận lại điều tốt

  • Chú vịt xám

Ngoài ra bố mẹ có thể tìm thêm những truyện thai giáo được chọn lọc, đa ngôn ngữ từ các ứng dụng truyện nói được Monkey phát triển. Với app VMonkey có những câu chuyện được kể bằng tiếng Việt và app Monkey Stories với những câu chuyện được kể bằng tiếng Anh. Tùy vào mục đích thai giáo mà bố mẹ có thể chọn ứng dụng phù hợp để giáo dục con nhé!

Các bài thơ ngắn kết hợp với giọng đọc của bố mẹ cũng là một cách thức thai giáo hiệu quả để con phát triển ngôn ngữ. Một số bài thơ hay có thể kể đến là:

  • Yêu mẹ

  • Thăm nhà bà

  • Mẹ và bé

  • Mèo đi câu cá

  • bàn tay cô giáo

Các hoạt động vẽ tranh, tô màu

Nếu bố mẹ muốn con yêu sau khi được sinh ra có xu hướng yêu cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật. Thì mẹ bầu không nên bỏ qua hoạt động nghệ thuật này.

Thai giáo bằng vẽ tranh, tô màu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi vẽ tranh hoặc tô màu, mẹ bầu sẽ tiếp xúc và sáng tạo nên các tác phẩm đa dạng màu sắc. Quá trình này sẽ giúp mẹ bầu thư giãn, phục hồi tinh thần sau một ngày dài. Trẻ cũng sẽ cảm nhận được niềm vui đó từ mẹ, tâm trạng và cảm xúc của trẻ cũng dần bình tĩnh hơn.

Nếu có khả năng vẽ, mẹ bầu có thể lựa chọn chủ đề và thoải mái phác thảo chúng trên giấy. Hoặc mẹ bầu có thể chọn những sách tô màu để tô điểm thêm màu sắc cho chúng.

Học cách giữ cảm xúc

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy cảm xúc của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển cảm xúc của trẻ. Nếu trong thai kỳ, tâm trạng của mẹ luôn vui tươi sẽ tạo một môi trường tích cực để trẻ phát triển. Ngược lại, khi mẹ bầu luôn trong trạng thái tiêu cực sẽ làm gia tăng các stress hormone khiến trẻ cũng sẽ gặp phải những căng thẳng tương tự.

Yếu tố cảm xúc cũng được nhắc đến trong thai giáo theo quan điểm của Phật Giáo. Theo đó con trẻ từ trong bụng mẹ đã phải chịu nhiều khổ sở, chúng không có quyền lựa chọn được ăn gì, cảm thấy ra sao. Mọi cảm xúc vui, buồn của con sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cảm xúc của người mẹ.

Vì thế để mẹ vui vẻ, bé hạnh phúc luôn là mục tiêu mà nhiều phương pháp thai giáo hướng đến. Mẹ hãy thể hiện lòng biết ơn và trao cho con những cảm xúc tích cực bằng cách nói với con những lời cảm ơn vì con đã đến bên mẹ nhé!

Trên đây là 7 phương pháp thai giáo tháng thứ 6 cho trẻ mà bố mẹ nên biết. Hy vọng những chia sẻ của Monkey sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức để giúp con phát triển toàn diện từ trong bụng mẹ. Chúc các mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và tràn đầy niềm vui mỗi ngày.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!