Giai đoạn 4 tuổi là lúc các bé phát triển nhanh chóng về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng: "Đây là thời điểm tốt nhất để dạy bé 4 tuổi biết đọc chữ". Tuy nhiên, việc một đứa trẻ tự dưng biết đọc chữ chỉ sau một đêm như các trang báo đưa tin là hoàn toàn "lừa bịp". Tại sao ư? Hãy theo dõi tiếp bài viết để nhận biết được vấn đề một các rõ ràng nhất nhé!
Trẻ 4 tuổi biết đọc chữ - Có phải là “thần đồng” như lời đồn?
Hiện nay, nhất là trên các nền tảng mạng xã hội, các ông bố bà mẹ đang rất xôn xao bởi những tin tức giật gân như: "Thần đồng nhí biết đọc chữ chỉ khi 4 tuổi" hay "Khả năng đọc báo siêu việt của một đứa trẻ lên 4",.... cùng hàng loạt các tiêu đề khác. Tuy nhiên, trường học trẻ biết đọc sách, báo từ sớm không phải là hiếm gặp, cụ thể như:
- Bé Trần Như Tùng (1999 - ngụ tại số 8 ngõ 123 ngách 75, hẻm 32, phố Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) đã biết đọc chữ chỉ sau 2 tháng biết nói, và lúc ấy em chỉ mới lên 2,5 tuổi.
- Gần hơn là chuyện của bé Trần Gia Khánh (2015 - ngụ tại xã Thanh Hà) đã đọc chữ một cách trôi chảy từ khi lên 3.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người phát biểu rằng, việc một đứa trẻ có khả năng đọc và nói nhanh hơn một số trẻ em khác là điều hết sức bình thường. Vì theo mặt di truyền học, sẽ có đứa trẻ này thông minh và nổi trội hơn những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Hiện nay chúng ta được biết nhiều hơn về những đứa trẻ có khả năng "phi thường" hơn, không phải do chúng xuất hiện ngày càng nhiều, mà là vì thông tin đại chúng ngày càng phát triển, cho nên thông tin cũng từ đó mà truyền đi xa hơn.
Vậy nên, chúng ta có thể dễ dàng kết luận rằng một đứa trẻ bình thường vẫn có thể giỏi đọc chữ từ sớm nếu được rèn luyện đúng cách. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên dạy trẻ học chữ từ sớm, vì phần nào sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển não bộ của trẻ. Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết này để tìm ra câu trả lời nhé!
Có nên dạy bé 4 tuổi biết đọc chữ
Có một số ý kiến cho rằng: “Dạy con sớm sẽ đánh mất đi tuổi thơ của con”. Ba mẹ đã từng nghe thấy và quan ngại về điều này bao giờ chưa? Còn quan điểm của mình đối với ý kiến trên thì chỉ đồng ý một phần thôi.
Dạy cho trẻ học chữ ở độ tuổi này là hoàn toàn đúng đắn ba mẹ nhé. 4 tuổi là giai đoạn bé bước sang thời kỳ thay đổi về tình cảm và nhận thức. Một số bé sẽ biết ngoan ngoãn và nghe lời ba mẹ. Tuy nhiên, có trẻ lại nghịch ngợm và khó bảo. Vì vậy ba mẹ cần phải giáo dục trẻ ngay từ lúc này.
Việc học chữ cái tiếng Việt 4 tuổi mang lại rất nhiều lợi ích tích cực đối với sự phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên, ở độ tuổi từ 0-6 tuổi ba mẹ cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhất để áp dụng với bé nhà mình.
Bé chủ động thu nhận kiến thức
Ngôn ngữ luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của các bé. Nhờ việc đọc được chữ và nghe hiểu được lời ba me, ông bà hoặc trên tivi nói nên bộ não của bé liên tục được hoạt động. Từ đó giúp bé có thể tiếp thu kiến thức một cách chủ động và ghi nhớ lâu hơn.
Tâm sinh lí ở trẻ 4 tuổi thường có những thay đổi đặc biệt. Ở giai đoạn này, ngoài những tính cách đã có từ 0-3 tuổi thì bé sẽ hình thành những yêu thích đặc biệt mới, liên quan đến đời sống thường ngày. Vậy nên, nếu bé 4 tuổi biết đọc chữ thì rất có thể hình thành những sở thích liên quan như đọc truyện, viết chữ, nghe hát,...
Giúp trẻ phát triển toàn diện
Theo Luật trẻ em năm 2014, sự phát triển toàn diện về mọi mặt bao gồm: thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và các mối quan hệ xã hội. Đây là một quan niệm rất tiến bộ liên quan đến sự phát triển của trẻ. Và đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ của các bậc phụ huynh.
Tuy nhiên, nếu các con biết đọc chữ cái tiếng Việt thì việc giáo dục trẻ sẽ dễ dàng hơn rất là nhiều. Ba mẹ nên mua cho con những quyển truyện cổ tích răn dạy về tinh thân, thương người, bao dung độ lượng để uốn nắn mặt đạo đức cho con ngay từ khi học mẫu giáo.
Ở thời kì này, phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến con cái, thường xuyên nói chuyện và vui đùa cùng trẻ. Đồng thời, dạy cho con những môn thể thao cơ bản. Đối với các bé nam, ba mẹ có thể dạy con chơi đá bóng, tập bơi,.. Với bé nữ thì có thể dạy con tập yoga, nhảy dây,..
Bồi đắp trí tuệ cảm xúc
Nếu các bậc phụ huynh để ý, bé 4 tuổi thường có những cảm xúc rất thăng trầm. Bé bắt đầu biết yêu ghét rõ ràng. Có thể bé nghe lời mẹ răm rắp, nhưng lại thường xuyên tỏ ra chống đối và không nghe lời ba.
Thế nên, ba mẹ cần phải tìm một cách dạy phù hợp đối với con, làm sao để gắn kết tình cảm gia đình mà vẫn đảm bảo cho sự phát triển của con. Các nghiên cứu chỉ ra rằng: dạy con tập đọc là cách để ba mẹ tương tác với con đạt được tối đa.
Phụ huynh có thể dạy con tập đánh vần tên các thành viên trong gia đình, các con vật yêu thích, hay những món đồ chơi của trẻ. Hãy dùng thái độ bao dung và kiên nhẫn với trẻ ba mẹ nhé! Không thì sẽ bị phản tác dụng, bé sẽ càng xa lánh và tỏ thái độ tiêu cực đấy.
Phát huy khả năng tự lập của bé
Có thể ba mẹ không tin, nhưng các bé ở tuổi này đã bắt đầu muốn được công nhận làm người lớn. Biểu hiện là bé thường bắt chước những hành động của người lớn. Khi bảo gấp quần áo, bé sẽ tự giác làm theo; hoặc bé biết tự lấy đồ ăn và cất bát đũa khi ăn xong.
Sẽ có rất nhiều thuận lợi cho ba mẹ nếu muốn dạy chữ cái tiếng Việt 4 tuổi cho bé ở giai đoạn này. Việc ba mẹ cần làm là tìm thời gian mà bé có khả năng tiếp thu kiến thức tốt nhất và ngồi học cùng bé. Các bé sẽ tích cực học theo và chăm chỉ hơn.
Rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ
4 tuổi là giai đoạn phụ huynh nên hình thành các kỹ năng cho trẻ. Một trong những kỹ năng quyết định đến nhận thức và tư duy nhạy bén của trẻ đó là đọc sách. Nếu bé 4 tuổi biết đọc chữ thì rèn cho con có thói quen đọc sách sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Khi bé biết chữ, việc đọc sách sẽ không chỉ dừng lại ở chỉ tranh, nói tên con vật cho người lớn nghe. Hơn thế nữa, bé con biết kể lại toàn bộ câu chuyện và cảm nhận về những diễn biến xảy ra ở trong sách.
Giúp trẻ hoạt ngôn, khéo ăn khéo nói
Một đứa trẻ giỏi ăn nói, với cái miệng ngọt ngào và sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình với người xung quanh thì lúc nào cũng được yêu quý. Chắc hẳn, ba mẹ nào cũng mong con mình có được tài ăn nói khéo như vậy.
Có câu “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Nên nhiều người quan niệm một đứa trẻ có hoạt ngôn hay không là do từ khi sinh ra đã tạo nên tính cách của trẻ như vậy. Điều này mình không phủ nhận, tuy nhiên không phải đứa trẻ nào khéo ăn khéo nói cũng là do bản năng từ khi sinh ra của bé.
Muốn trở thành một người khéo ăn khéo nói thì cần phụ thuộc rất nhiều vào nền tảng ngôn ngữ vững chắc và sự nhanh nhạy của đầu óc. Ngoài việc dạy cho bé tập đọc ngay từ khi 4 tuổi, ba mẹ nên rèn cho con nói lời cảm ơn xin, xin lỗi đối với những hoạt động diễn ra xung quanh bé. Đồng thời luyện cho con cách nói có đầu đuổi, chủ ngữ, vị ngữ, gọi dạ bảo vâng.
Những phương pháp dạy bé 4 tuổi biết đọc chữ hiệu quả
Ở giai đoạn này, các bé có những thay đổi thể chất, trí tuệ, suy nghĩ, tình cảm cả về mặt tích cực lần tiêu cực. Chính vì thế, ba mẹ không thể dùng các cách thông thường để dạy bảo con được.
Cách dạy trẻ 4 tuổi học bảng chữ cái hiệu quả là ba mẹ nên kết hợp hài hoà giữa kỷ luật và sâu sắc. Vừa mềm dẻo, kiên nhẫn khi trò chuyện, giải thích cho con. Nhưng đồng thời cũng phải có sự nghiêm khắc khi con không nghe lời.
Dưới đây là những cách dạy trẻ 4 tuổi biết đọc chữ dựa trên phương pháp “kỷ luật không đòn roi” . Ba mẹ hãy thử tham khảo và áp dụng cho bé nhà mình nhé. Kết quả sẽ càng tuyệt vời hơn nếu ba mẹ phối hợp nhịp nhàng giữa các phương pháp với nhau.
Sử dụng VMoney - Người bạn đồng hành quen thuộc của bé
Đây là phương pháp đầu tiên mình chia sẻ, và cũng là phương pháp được mình đánh giá cao nhất. Ưu điểm khi sử dụng app VMonkey đó là giúp bé học tập ngay cả khi ba mẹ bận, không thể ngồi bên cạnh dạy và giám sát bé học được.
Với thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, thì việc sử dụng những người bạn “ảo” hỗ trợ việc nuôi dạy trẻ được nhiều phụ huynh tin dùng. VMonkey là sự kết hợp hoàn hảo giữa âm thanh, hình ảnh và màu sắc.
Người bạn này sẽ đồng hành cùng bé trong hành trình học chữ cái tiếng Việt 4 tuổi. Ngoài những bài giảng siêu thú vị cùng ví dụ minh hoạ đặc sắc thì điều đặc biến khiến mình ấn tượng ở VMonkey đó là tính năng truyện tranh tương tác.
Người bạn ảo của bé sở hữu một kho tàng truyện tranh tuyệt vời với nhiều nội dung đa dạng. Nổi bật có thể kể đến như: truyện cổ tích, rèn luyện đạo đức, lối sống cho trẻ, cùng hàng loạt mẩu truyện ngắn khác nữa.
Bé có thể dễ dàng tương tác với câu chuyện chỉ bằng một chạm vào những hình ảnh xuất hiện trong ứng dụng. Khi chạm vào sẽ có cách đánh vật và đọc chữ phát ra giúp bé ghi nhớ lâu hơn.
Sử dụng sách chữ cái tiếng Việt nhiều hình ảnh minh hoạ
Mặc dù có sự xuất hiện của các sản phẩm sách điện tử, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của những quyến sách truyền thống. Lợi ích lớn nhất mình nghĩ sách giấy mang lại được đó chính là không ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
Nhiều ba mẹ vì quá bận rộn mà đưa con cái điện điện thoại hoặc tivi để con xem cả ngày dẫn đến mắt của bé rất yếu. Điều này các bậc phụ huynh có thể nhìn thấy ngay được bởi tỷ lệ các bạn nhỏ bị cận ngày một tăng cao.
Khi mua sách giấy về cho bé 4 tuổi biết đọc chữ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều quan trọng sau:
Sách kết hợp ví dụ sinh động chủ bé yêu thích
Không chỉ riêng trẻ con, kể cả người lớn khi chọn sách cũng luôn chọn những quyển đề cập đến vấn đề mà mình quan tâm. Bởi vậy ba mẹ cần nắm bắt rõ được con mình thích những gì để mua sách sao cho phù hợp. Chọn màu sắc cũng là một yếu tố rất quan trọng.
Nếu bé là con trai, ba mẹ nên chọn những quyển sách có in hình siêu nhân, con gấu hoặc xe ô tô. Với màu sắc thì ba mẹ nên chọn các màu xanh, màu trắng. Ngược lại, nếu bé là con gái ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn sách có hình công chúa, búp bê với màu hồng, màu vàng, màu đỏ.
Ba mẹ đọc sách cho con hàng ngày
Đừng chỉ mua sách về để đấy cho con tự xem và khám phá, ba mẹ hãy tích cực tương tác với các bé nhé. Những em nhỏ khi bắt đầu học chữ cái tiếng Việt 4 tuổi thường cảm thấy rất khó và hay chán nản, bỏ cuộc.
Để giúp bé bớt khó khăn trong giai đoạn này, các bậc phụ huynh cần đọc sách cho con đều đặn mỗi ngày. Những câu chuyện thú vị, những bài học bổ ích sẽ khiến bé tò mò và thôi thúc các bé nhanh chóng đọc được chữ để tự mình mày mò, khám phá.
Trở thành tấm gương sáng cho con
Như mình đã phân tích ở trên, các bé 4 tuổi rất thích học theo những hành động của ba mẹ. Thế nên ba mẹ hãy tự luyện cho mình những thói quen tốt như đọc sách hàng ngày, ngồi vào bàn học vào buổi tối,... Những thói quen nhỏ, tuy đơn giản nhưng giúp ích rất nhiều cho trẻ trong quá trình học chữ đấy.
Nếu bé không học theo ngay thì ba mẹ cũng đường bỏ cuộc nhé. Mỗi lần chán nản, bạn hãy nhớ đến câu răn dạy ngàn đời của cha ông ta “có công mài sắt có ngày nên kim”. Thói quen là cần phải có sự lặp đi lặp lại hàng ngày. Và cũng như vậy, muốn con tự giác học tập đòi công sức và tính kiên trì cao của ba mẹ.
Xem thêm: Tập viết chữ cho bé 5 tuổi đơn giản tại nhà với 7 nguyên tắc
Chọn đồ chơi thủ công chữ cái tiếng Việt 4 tuổi
Với các bé 4 tuổi, ba mẹ không nên chỉ dùng các bảng chữ cái hoặc những đồ chơi xếp hình chữ bằng gỗ bởi vì các bé đã bắt đầu nhận thức được rồi. Phương pháp mà mình khuyên phụ huynh nên sử dụng ở đây là đồ chơi thủ công.
Ưu điểm của đồ chơi thủ công không chỉ giúp sự tương tác của ba mẹ với các bé được nhiều hơn. Mà nó còn giúp phát triển tư duy, trí tuệ của bé một cách hiệu quả.
Ba mẹ cùng con cắt chữ cái
Các bậc phụ huynh có thể in sẵn các chữ cái ra giấy để cắt cho dễ dàng. Hoặc có thể cùng con con viết chữ và cắt theo. Cách này vừa đơn giản, tiết kiệm mà lại rất hiệu quả. Ngoài việc bé nhận thức được mắt chữ bằng cách cắt đi cắt lại nhiều lần. Bé còn học được các kĩ năng như là cầm bút và cắt làm sao cho tỉ mỉ, thật đẹp.
Nếu bé tỏ ra chán nản thì ba mẹ không nên chỉ con cắt chữ cái tiếng Việt 4 tuổi. Ba mẹ cần kết hợp cắt chữ cùng với cắt hình con vật, hoa quả, bông hoa,... Như vậy, bé học được nhiều thứ xung quanh hơn và đỡ gây chán nản.
Ghép và dán chữ lên tường
Cách tốt nhất để làm một điều gì đó thật giỏi đó là luyện tập thường xuyên. Ba mẹ không nên cố định con nhất thiết phải học vào một khung giờ nào đó nhất định trong ngày. Thay vào đó nên dùng phương pháp học tập nhắc lại. Cách này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Ghép và dán chữ lên tường sẽ giúp các bé 4 tuổi biết đọc chữ nhanh chóng. Khi mới bắt đầu, ba mẹ nên ghép cho con các như cái thật đơn giản như chữ ba, mẹ, bà, ông,.. Và sau đó mới nâng cấp độ lên dần. Tránh tình trạng bé vừa học đã gặp phải chữ quá khó, gây chán nản và bỏ cuộc.
Ba mẹ hát, con tìm đúng chữ cái tiếng Việt
Nếu con đã quá chán nản với việc đọc và ghép chữ thì ba mẹ có thể chơi trò chơi cùng con. Cách thức rất đơn giản, trước tiên ba mẹ hãy mở một bài hát vui nhộn nhắm kích thích tinh thần của con. Sau đó, hát theo nhạc và đố con tìm được chữ cái bất kỳ trong bảng chữ cái tiếng Việt 4 tuổi.
Đây sẽ là một cách tuyệt vời vừa giúp các bậc phụ huynh chơi cùng con sau khi làm việc vất vả, mà hơn thế nữa là vun đắp tình cảm gia đình nồng thắm, đoàn kết. Giúp trẻ lớn lên vui vẻ trong tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ.
Chọn ngôn ngữ phù hợp khi dạy trẻ mẫu giáo
Ở giai đoạn 4 tuổi, tâm sinh lí của trẻ rất nhạy cảm. Không chỉ khi dạy học mà trong cuộc sống hàng ngày, ba mẹ cũng cần lựa chọn từ ngữ phù hợp khi nói chuyện cùng bé. Ba mẹ nên gọi con bằng những từ thân mật như là con, bé, cún hoặc tên biệt danh, tên thật của bé.
Trong trường hợp bé làm sai điều gì hoặc không thuộc bảng chữ cái tiếng Việt 4 tuổi, ba mẹ không nên nổi cáu và nói những từ ngữ thô tục với bé. Các bé sẽ rất dễ dàng bị tổn thương tâm lý dẫn đến sợ hãi, xa lánh cha mẹ, hay nguy hiểm hơn là trầm cảm.
Không nên so sánh trẻ với những đứa trẻ khác
Mặc dù rất nhiều chuyên gia đã khuyến cáo về vấn đề này, nhưng mình thấy tình trạng so sánh những đứa trẻ với nhau vẫn nhiều ba mẹ áp dụng khi dạy con. Nhiều người phản bác rằng, có so sánh thì những đứa trẻ mới biết mình kém hơn và cần phải nỗ lực.
Bạn hãy thử nghĩ mà xem, với một đứa trẻ 4 tuổi vừa mới bắt đầu cuộc đời đẹp đẽ liệu có chịu được những so sánh, hắt hủi từ người khác không? Với những đứa trẻ mầm non, chúng ta nên dùng cách nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Không nên tỏ ra tức giận khi bé học không chịu học bài mà hãy dùng thái độ khuyên ngăn hoặc thông qua các câu chuyện giúp bé hiểu được tầm quan trọng của việc học bảng chữ cái. Và cuối cùng, ba mẹ đừng quên thưởng cho con khi con học tốt hoặc đơn giản chỉ là bé tích cực học tập hơn nhé!
Thông qua bài viết bài, chắc hẳn ba mẹ cũng hiểu được thế nào là phương pháp “kỷ luật không đòn roi” rồi nhỉ. Vậy thì còn chần chờ gì nữa, hãy áp dụng ngay phương pháp này để dạy bé 4 tuổi biết đọc chữ đi nào. Chúc ba mẹ thành công!