zalo
Mách bạn một số kinh nghiệm dạy tiếng Việt cho người Pháp
Học tiếng việt

Mách bạn một số kinh nghiệm dạy tiếng Việt cho người Pháp

Ngân Hà
Ngân Hà

25/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bạn là giáo viên ở trung tâm và đang gặp phải những khó khăn khi dạy tiếng Việt cho người Pháp. Đừng quá lo lắng bởi bài viết này Monkey sẽ tổng hợp chi tiết từ A đến Z một số mẹo hay nhất. Giúp bạn tự tin khi hướng dẫn người Pháp học tiếng Việt để đạt hiệu quả cao nhất. Nào hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Monkey nhé!

Những điều cơ bản cần phải học trong tiếng Việt

Đối với những người nước ngoài khi mới bắt đầu làm quen với tiếng Việt. Trước tiên họ cần phải nắm được những điều cơ bản nhất trong tiếng Việt. Dưới đây là một số điều cơ bản mà bạn nên hướng dẫn cho người Pháp khi mới học tiếng Việt.

Bảng chữ cái tiếng Việt

Theo chuẩn mực của Bộ giáo dục, hiện nay bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ và 5 dấu thanh câu, 10 số. Với những người lần đầu tiếp xúc thì đây là con số không quá lớn. Khi viết chữ cái trong bảng thường được thể hiện dưới 2 hình thức đó là viết thường và viết in hoa.

Bảng chữ cái tiếng Việt đầy đủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài những chữ cái truyền thống có sẵn trong bảng chữ cái thì hiện nay Bộ giáo dục còn đang cân nhắc và xem xét ý kiến của nhiều người để thêm vào đó 4 chữ cái. Đó là những chữ cái trong bảng chữ tiếng Anh: f, w, j, z. Tuy nhiên vấn đề này hiện vẫn đang được tranh luận và có nhiều ý kiến trái chiều đưa ra.

Mặc dù 4 chữ cái trên đã xuất hiện trên sách, báo nhưng hiện vẫn chưa có trong bảng chữ cái tiếng Việt. Bạn có thể bắt gặp các chữ cái này trong một số ngôn từ như Showbiz chẳng hạn. Bên cạnh đó để dạy tiếng Việt cho người Pháp tốt thì người học cần phải nắm được các quy tắc về phụ âm, nguyên âm, các dấu.

Các dấu câu trong tiếng Việt

Một điều cơ bản thứ hai bạn cần nắm được khi dạy tiếng Việt cho người Pháp đó là các quy tắc về dấu câu trong tiếng Việt. Dân gian Việt Nam thường có câu nói "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Đây là một câu nói ngụ ý tiếng Việt rất khó. Vì vậy bạn cần nắm chắc các dấu câu sau đây trong Tiếng Việt:

  • Dấu chấm (.): Được sử dụng để kết thúc một câu trần thuật, người đọc chuyển sang một vấn đề khác. Sau dấu chấm bạn phải viết hoa chữ cái đầu tiên và cách một khoảng nhỏ.

  • Dấu hỏi (?): Được sử dụng khi bạn kết thúc một câu nghi vấn nào đó.

  • Dấu cảm (!): Dùng khi bạn kết thúc một câu cảm thán hoặc câu cầu khiến.

  • Dấu lửng (…): Dùng khi bạn không liệt kê hết sự vật, sự việc.

  • Dấu phẩy (,): Dùng xen kẽ trong các câu của đoạn văn.

  • Dấu chấm phẩy (;): Được dùng khi đặt giữa các vế câu, các bộ phận độc lập của câu.

  • Dấu hai chấm (:): Báo hiệu cho người đọc biết một sự liệt kê.

  • Dấu ngang (–): Thường đặt trước các lời đối thoại hoặc trước các bộ phận liệt kê.

  • Dấu ngoặc đơn (()): Dùng giải thích ý nghĩa của một từ nào đó, ngăn cách phần chú thích với các phần khác trong câu.

  • Dấu ngoặc kép (“ ”): Dùng đánh dấu sách, báo được dẫn trong một câu.

  • Dấu móc vuông (dấu ngoặc vuông) ([ ]): Dấu này được dùng nhiều trong văn bản khoa học nhằm chú thích công trình khoa học.

Phát âm trong tiếng Việt

Khi thực hành phát âm trong tiếng Việt bạn cần phải lưu ý đến 3 điều đó là: Nguyên âm, phụ âm và thanh điệu. Vì vậy khi dạy tiếng Việt cho người Pháp bạn cần có một lộ trình rõ ràng để đạt hiệu quả cao.

Nguyên âm

Chính là những âm thanh dao động của thanh quản, khi đọc những nguyên âm này thì luồng khí sẽ không bị cản. Nguyên âm có thể đứng sau hoặc trước phụ âm để tạo thành một tiếng.

Thuộc lòng bảng chữ cái để học tiếng Việt tốt hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi dạy tiếng Việt cho người Pháp bạn nên chia nhỏ ra thành nhiều nhóm. Sau đó căn cứ trên các yếu tố như cách mở khẩu hình miệng, cách đặt lưỡi, dáng môi khi đọc.

Phụ âm

Là những âm thanh được phát ra từ thanh quản qua miệng. Khi phát âm ra thì luồng khí từ thanh quản sẽ bị cản trở lại. Khi dạy tiếng Việt bạn cần phải nhấn mạnh để tạo ra sự khác nhau khi phụ âm đứng đầu và đứng ở cuối. Đồng thời bạn cũng nên dạy người đọc cách mở khẩu hình miệng.

Thanh điệu

Tiếng Việt của chúng ta gồm có 6 thanh điệu. Để người học phát âm chuẩn người dạy cần phân biệt được các đặc trưng của các dấu thanh điệu. Quá trình này cần tiến hành từ mức độ cơ bản đến mức độ cao.

Tại sao người Pháp thường gặp khó khăn trong việc luyện nghe tiếng Việt

Khi học một môn học hay một ngôn ngữ nào đó chúng ta thường gặp phải một số khó khăn. Vì vậy để học tốt nhất bạn nên tìm được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Vậy tại sao người Pháp lại gặp khó khăn khi học tiếng Việt. Hãy cùng xem một số nguyên nhân sau đây nhé!

Nhu cầu học tiếng Việt đang ngày càng nâng cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do thói quen “nuốt từ”

Người Pháp thường có thói quen nói rất nhanh nên sẽ dẫn đến tình trạng nuốt từ khi học tiếng Việt. Hơn nữa tiếng Việt của chúng ta là ngôn ngữ đơn âm tiết vì vậy khi nói chậm hay nói nhanh đều phải phát âm một cách rõ ràng. Nhưng ngược lại tiếng Pháp lại là ngôn ngữ đa âm tiết nên cũng vì đó mà người Pháp thường hay có thói quen nuốt từ.

Ngữ điệu của người Việt quá đa dạng

Một nguyên nhân nữa đó là do tiếng Việt của chúng ta quá đa dạng về mặt ngữ điệu. Khi nghe nhiều người nói từ các vùng miền khác nhau với các ngữ điệu khác. Chắc hẳn mọi người đều gặp phải sự lúng túng. Chẳng hạn khi nghe người miền Bắc và miền Nam nói thì rõ ràng giọng điệu đã có sự khác biệt. 

Xem thêm: Những khó khăn khi dạy tiếng Việt cho người Nhật và các tố chất cần có để trở thành giáo viên

Sự khác biệt về phụ âm

Đây là nguyên nhân quá rõ ràng rồi, tiếng Việt và tiếng Pháp khác nhau hoàn toàn về phụ âm. Vì vậy khi người Pháp mới bắt đầu học tiếng Việt sẽ gặp phải những khó khăn khá lớn. Ngoài ra trong tiếng Pháp còn có một hiện tượng thú vị đó là đúp âm còn tiếng Việt thì không có. Đây có lẽ cũng là trở ngại khá lớn đối với người Pháp.

Lưu ý về khẩu hình miệng khi phát âm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rào cản tâm lý

Trong quá trình học tiếng Việt ngoài những khó khăn ở trên thì chúng ta còn có khó khăn về rào cản tâm lý. Việc ngại nói và sợ sai đôi khi sẽ khiến cho việc học kém chất lượng hơn. Nếu như khi học bạn cứ im lặng và xấu hổ thì chắc chắn việc học sẽ không tốt lên được. Với người Pháp cũng vậy đây cũng là một trong số nguyên nhân khiến cho việc học tiếng Việt chưa thực sự đạt kết quả tốt.

Một số mẹo dạy tiếng Việt giúp người Pháp dễ hiểu và ghi nhớ nhanh hơn

Để việc học tiếng Việt của người Pháp đạt kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số mẹo giúp người Pháp ghi nhớ nhanh và lâu hơn.

Học tiếng Việt kết hợp với văn hóa Việt Nam

Việt Nam chúng ta là một trong những đất nước có truyền thống văn hoá lâu đời và phát triển. Tiếng Việt rất đa dạng về ngôn từ, cách thể hiện, thể loại…Vì vậy để người Pháp học tốt trước hết cần nghiên cứu về truyền thống văn hoá và các tinh hoa của người Việt.

Khi học tiếng Việt bạn sẽ được tìm hiểu nhiều truyền thống văn hoa, các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống…

“Đều đặn” là chìa khóa thành công

Dù là tiếng Việt hay bất cứ loại tiếng nào cũng vậy. Việc rèn luyện chăm chỉ mỗi ngày luôn mang đến cho bạn những thành quả ngọt ngào. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành một chút thời gian từ 1 đến 2 tiếng để nghe, luyện nói. Hoặc bạn có thể đi ra ngoài giao tiếp với người bản địa việc này sẽ rất tốt cho vốn từ vựng của bạn. Hãy chăm chỉ mỗi ngày để đạt được thành công như mong muốn nhé!

Chăm chỉ rèn luyện mỗi ngày để đạt kết quả tốt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đừng sợ các dấu (thanh điệu) trong tiếng Việt quá nhiều

Tiếng Việt được coi là ngôn ngữ có nhiều dấu nhất trên thế giới. Vì vậy khi học tiếng Việt nhiều người thường e ngại về vấn đề thanh điệu. Điều này cũng là nguyên nhân khiến cho người Pháp gặp khó khăn khi học tiếng Việt. Khi dạy tiếng Việt cho người Pháp sẽ có những mẹo riêng giúp họ phân biệt các dấu thanh điệu dễ dàng. Chẳng hạn như các cụm từ “sàu”, “sau”, “sáu”, “sạu” thì trong đó chỉ có từ “sau” và “sáu” là có ý nghĩa.

Trên đây là những bí quyết về phương pháp dạy tiếng Việt cho người Pháp. Hy vọng những thông tin mà Monkey cung cấp sẽ giúp bạn học tiếng Việt tốt hơn mỗi ngày. Chúc bạn học tập thật tốt và đạt kết quả cao!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!