zalo
Những khó khăn khi dạy tiếng Việt cho người Nhật và các tố chất cần có để trở thành giáo viên
Học tiếng việt

Những khó khăn khi dạy tiếng Việt cho người Nhật và các tố chất cần có để trở thành giáo viên

Ngân Hà
Ngân Hà

25/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Có thể nói việc dạy tiếng Việt cho người Nhật đang nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía bạn bè quốc tế nói chung và người bạn hữu nghị - Nhật Bản. Sự thành công này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ Việt - Nhật thêm bền chặt và tốt đẹp. 

Tuy nhiên để có thể truyền đạt được hết các kiến thức và sự tinh túy của tiếng Việt đến bạn bè quốc tế lại là một bài toán khó khăn cần các giáo viên trau dồi và hoàn thiện liên tục. Vậy đâu là lời giải đáp để mã hóa những khó khăn ấy và liệu rằng những giáo viên dạy tiếng Việt cần có những tố chất nào để trở thành một người theo nghề giáo chuẩn mực nhất?

Sự phát triển của tiếng Việt tại đất nước Mặt Trời Mọc

Sự phát triển bất ngờ và vượt bậc của tiếng Việt tại đất nước hoa anh đào đang trở thành chủ đề dậy sóng tại Việt Nam.  Tín hiệu tích cực này đã và đang khơi gợi niềm tự hào dân tộc đồng thời khuyến khích việc học tiếng Việt trong và ngoài nước.  

Dấu ấn đầu tiên trong chặng đường phát triển tiếng Việt tại Nhật Bản có thể nhắc đến đó chính là việc thành lập một khoa tiếng Việt chuyên biệt trong các trường đại học tại Nhật. 

Một số trường tiêu biểu đi đầu trong việc áp dụng tiếng Việt vào hệ thống trường học có thể kể tên như đại học Tokyo, đại học Ngoại Ngữ Kanda, đại học Osaka. Hành động này như một sự minh chứng cho niềm đam mê tiếng Việt của nhiều bạn trẻ Nhật, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của tiếng Việt trên diện rộng.

Thứ hai, kỳ thi năng lực tiếng Việt được tổ chức tại Nhật. Đây chính là cột mốc quan trọng chứng tỏ sự nghiêm túc và công nhận của cộng đồng người Nhật đối với tiếng Việt.  

Và cuối cùng là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều cuộc thi hùng biện tiếng Việt và các blog học tiếng Việt trong cộng đồng người Nhật. Điều này giúp quan hệ Việt - Nhật thêm phần khắng khít và thân tình đồng thời chứng minh vị trí của tiếng Việt trên sàn đấu quốc tế.

Sự phát triển của tiếng Việt trong cộng đồng người Nhật. (Ảnh: Laodongnhatban.com.vn)

Những điều cơ bản cần phải học trong tiếng Việt

Đối với một ngôn ngữ, bảng chữ cái được xem như là linh hồn của chính ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ ấy. Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Để tiếp thu tiếng Việt một cách hiệu quả nhất thì yếu tố cơ bản nhất chính là bảng chữ cái, dấu thanh và cách phát âm chuẩn.

Bảng chữ cái tiếng Việt

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thì bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 29 chữ cái, 10 dấu số và 5 dấu thanh.

Bảng chữ cái tiếng Việt. (Ảnh: Vietnam123.vn)

Các dấu câu trong tiếng Việt

Sự đa dạng và tinh hoa của tiếng Việt không chỉ dừng lại ở mỗi con chữ mà còn là sự kết hợp đồng điệu và hài hòa với dấu câu. Tiếng Việt hiện nay có 11 dấu câu bao gồm: 

  1. Dấu chấm (.)

  2. Dấu hỏi (?)

  3. Dấu cảm (!)

  4. Dấu lửng (…)

  5. Dấu phẩy (,)

  6. Dấu chấm phẩy (;)

  7. Dấu hai chấm (:)

  8. Dấu ngang (–)

  9. Dấu ngoặc đơn ()

  10. Dấu ngoặc kép (“ ”)

  11. Dấu móc vuông (dấu ngoặc vuông) ([ ])

Mỗi dấu câu sở hữu một chức năng riêng biệt tuy nhiên nếu biết cách kết hợp âm tiết, chữ cái, dấu thanh và dấu câu phù hợp thì đó lại chính là sự hoàn mỹ trong ngôn ngữ. Do đó, muốn đạt đến trình độ này, người dạy tiếng Việt cho người Nhật cần phải truyền đạt thật kỹ càng và chi tiết nhất những điểm cơ bản để người học có thể nắm bắt được nền tảng tốt và tiếp thu tiếng Việt theo cách hiệu quả.

Nắm vững các dùng dấu câu trong văn bản tiếng Việt. (Ảnh: Thuvienkhoahoc.net)

Phát âm trong tiếng Việt

So với các ngôn ngữ khác, kho tàng tiếng Việt vô cùng giàu có. Điều này được chứng minh trong việc kết hợp nguyên âm, phụ âm và thanh điệu trong cùng một tiếng, một từ và phức tạp hơn là một câu. Đây cũng là tính đặc thù và đặc trưng của tiếng Việt, tuy nhiên, cũng là điểm cản trở người học tiếng Việt nhiều nhất.

Nguyên âm

Người dạy tiếng Việt cho người Nhật nên chia nhỏ nguyên âm ra làm 2 dạng : nguyên âm không dấu và nguyên âm có dấu. Ví dụ như: “ A,Ă,”; “U,Ư”; “O,Ô,Ơ”; “ E,Ê”. Sở dĩ có sự phân chia như vậy để nhằm tránh trường hợp học viên người Nhật nhầm lẫn giữa thanh điệu và các dấu này khiến họ hoang mang trong suốt thời gian đầu nhận biết mặt chữ.  

Cải thiện kỹ năng phát âm nguyên âm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau đó giáo viên tiến hành hướng dẫn cho học viên cách đọc chuẩn các chữ trên, bao gồm vị trí đặt lưỡi, cách bật hơi, kỹ thuật mở khẩu miệng và tông giọng của mỗi từng chữ. Ví dụ điển hình, các chữ cái như “ i.e,ê” sẽ không cần tròn môi trong khi “o,ô,u” là những chữ cần khẩu hình miệng mở tròn.

Bảng chữ cái nguyên âm tiếng Việt. (Ảnh: Sentayho.com.vn)

Phụ âm

Tiếp theo chính là phụ âm.  Bảng chữ cái tiếng Việt có rất nhiều phụ âm vì thế người dạy cần phân loại kiến thức cần học theo ngày để đảm bảo học viên bắt kịp tiến độ học. Cũng như cách học với nguyên âm, giáo viên dạy tiếng Việt cho người Nhật nên hướng dẫn chi tiết cách thức đọc từng chữ, vị trí của lưỡi và khẩu hình miệng. 

Đối với người Nhật, âm “ t” và âm “ th” là hai âm thường xuyên bị nhầm lẫn trong phát âm nhất vì thế giáo viên hãy giúp học viên nhận ra sự khác nhau và hướng dẫn cách đọc chính xác nhất.

Một điểm cần lưu ý đối với các phụ âm mà giáo viên nên lưu ý trong quá trình dạy là sự khác nhau của vài phụ âm đầu và cuối. Một ví dụ điển hình là  các âm kết thúc bằng vần “ich”, “êch” thường có xu hướng sẽ đọc như “ c” và âm “ ch” thường sẽ được phát âm phổ biến là “chờ”.

Thanh điệu

Tiếng Việt có 5 dấu thanh lại có đến 6 thanh điệu khác nhau: thanh ngang ( không dấu), sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Chính có sự góp mặt của thanh điệu trong tiếng Việt mà âm sắc tiếng Việt đa dạng và thu hút với những âm thăng trầm tùy thuộc vào thanh điệu của từng từ. Để học được thanh điệu, giáo viên hoặc gia sư dạy tiếng Việt cho người Nhật nên chỉ ra rõ điểm khác nhau khi phát âm các thanh âm này đồng thời cho học viên tập nói, luyện nghe thường xuyên để quen với những thanh điệu trên.

Khó khăn của người Nhật khi học tiếng Việt

Nắm được cơ bản là thế nhưng khi tiếp xúc trực tiếp và từng bước tiến sâu vào trong ngôn ngữ của người Việt nhiều người Nhật khó có thể tránh khỏi những lúc “ yếu lòng” bởi sự “ phong ba bão táp” của tiếng Việt. Cùng Monkey điểm qua một khó khăn mà học viên thường hay mắc phải trong quá trình học.

Gặp trở ngại khi sử dụng tiếng la tinh thay cho chữ tượng hình

Tiếng Việt khác với nhiều thứ tiếng trên thế giới vì tiếng Việt đặc thù là sử dụng chữ cái la tinh trong khi Nhật Bản lại sử dụng chữ tượng hình. Việc khác nhau giữa hai bảng chữ cái gây không ít khó khăn cho người học trong việc nhận dạng mặt chữ. Giáo viên nên sử dụng một vài hình ảnh kèm theo các từ biểu thị phía dưới hoặc gợi ý cho người Nhật khi bắt đầu học tiếng Việt những cuốn truyện đơn giản ít chữ để nhận diện mặt chữ tốt hơn với hình ảnh.

Sự khác nhau về chữ la tinh và chữ tượng hình. (Ảnh: Trungtamnhatngu.edu.vn)

Khó phát âm chuẩn theo thanh điệu Việt Nam

Tiếng Nhật của sở hữu cho riêng mình 3 thanh điệu là cao, thấp, ngang tuy nhiên tiếng Việt có đến tận 6 thanh do đó việc có sự nhầm lẫn giữa các thanh là việc khó có thể tránh khỏi. Chỉ cần lệch đi thanh điệu của một từ thì nghĩa của cả câu sẽ lập tức thay đổi. Ví dụ chúng ta có chữ “cá” và “cà”.

“Tôi muốn mua cá” sẽ khác hoàn toàn với “ Tôi muốn mua cà”. Vì “ cá” ý chỉ một loài rau củ màu đỏ trong khi cá là sinh vật dưới biển có mang và vây. Vì thế giáo viên dạy tiếng Việt cho người Nhật khi dạy đến phần thanh điệu cần tập trung hướng dẫn và chỉnh sửa những lỗi sai học viên thường mắc phải.

Xem thêm: Những điều cần biết khi dạy tiếng Việt cho người Hàn

Gặp rắc rối về từ ngữ xưng hô

Có thể nói người Việt Nam có một hệ thống các đại từ và danh từ xưng hô cực kỳ đa dạng và phức tạp. Việc chọn ngôi xưng hô đúng hoàn cảnh và đối tượng người nghe không phải là chuyện đơn giản. 

Từ các cấp bậc lớn như “ ông, bác, chú, cậu,dì, dượng” đến các cập bậc nhỏ hơn “ em, con, cháu” đều đòi hỏi sự quan sát và hiểu văn hóa Việt Nam để chọn ngôi xưng và xưng hô đúng mực. Đây chính là điểm khó mà mỗi người Nhật khi tiếp cận tiếng Việt đều phải khó khăn trải qua.

Tìm kiếm ngôi xưng hô phù hợp. (Ảnh: Phạm Nguyên Trường)

Những tố chất cần có của một giáo viên dạy tiếng Việt cho người Nhật

Để có thể trở thành một giáo viên dạy tiếng Việt cho người Nhật theo một phiên bản tốt nhất thì người dạy cần lưu ý những điều sau:

Am hiểu các phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Không nói ngoa khi bảo rằng nghề giáo mang tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với giáo dục và nhận thức người học. Do đó, giáo viên dạy tiếng Việt cho người Nhật cần phải nắm bắt rõ các phương pháp dạy học từ truyền thống đến hiện đại, biết cách áp dụng hiệu quả vào trong thực tiễn và lựa chọn chính xác từng cách thức giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng học. 

Ngoài ra, không ngừng trau dồi và đổi mới tư duy dạy học để bắt kịp xu hướng và tiếp cận người học một cách dễ dàng. Một mẹo nhỏ cho giáo viên là hãy linh động trong các phương pháp dạy học và áp dụng nhiều hình ảnh minh họa, video để bài giảng thêm sức hút. 

Hiểu rõ văn hóa Việt Nam và Nhật Bản

Vì tính chất đặc thù của công việc do đó giáo viên dạy tiếng Việt cho người Nhật cần phải nắm rõ những đặc điểm và nét đẹp văn hóa của hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. Điều này sẽ giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận với học viên đồng thời giải thích chi tiết những điểm tương đồng và khác nhau giữa hai nước. Đây cũng chính cầu nối giúp bài giảng thêm sinh động và cuốn hút hơn.

Tự tin và kiên nhẫn

Là một giáo viên, bạn phải là người làm chủ mọi “ cuộc chơi”. Để có được điều ấy, sự tự tin là yếu tố cần thiết.  Trước những câu hỏi hóc búa của học viên thì một cái đầu lạnh và sự tự tin là kim chủ bài giúp bạn thoát khỏi sự bối rối ngại ngùng. 

Ngoài ra hãy tập cho mình sự kiên nhẫn.  Kiên nhẫn trong quá trình dạy học và cách thức truyền đạt chậm rãi nhưng chắc chắn. “Dục tốc thì bất đạt” vì thế mọi trái ngọt đều cần sự tỉ mỉ và kiên nhẫn từ phía giáo viên. Hãy đặt mong muốn của học viên lên hàng đầu, thay vì mong muốn của bản thân đề ra mà đốt giai đoạn thì kết quả khó được như ý.

Phong thái tự tin là yếu tố cần thiết mà mỗi giáo viên cần có. (Ảnh: Tesolcourse.edu.vn)

Có khả năng hoạt náo

Khả năng hoạt náo và khuấy động lớp là điều không phải ai cũng có thể đạt được. Tuy nhiên là một giáo viên thì việc giữ cho không khí lớp học vui tươi, sinh động là điều cần nên duy trì và cải thiện qua mỗi buổi học. Một mẹo nhỏ cho các giáo viên dạy tiếng Việt cho người Nhật rằng hãy áp dụng các trò chơi ôn tập trước và sau mỗi buổi học để giảm căng thẳng cho học viên đồng thời giúp việc tiếp thu bài học tiếng Việt trở nên dễ chịu hơn.

Monkey hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp cho những thầy cô giáo đang trong quá trình dạy tiếng Việt cho người Nhật có thể những bí kíp bỏ túi hữu hiệu trong quá trình dạy học. Nào hãy tự tin trau dồi các tố chất bản thân và bức phá những giới hạn để trở thành phiên bản giáo viên dạy ngôn ngữ tuyệt vời nhất nhé!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!