Nếu như bạn là một gia sư dạy tiếng Việt cho người Hàn trong giai đoạn mới vào nghề, thì chắc hẳn bạn còn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy. Để giúp các bạn tự tin và làm tốt công việc của mình, hôm nay Monkey sẽ cung cấp một số thông tin về phương pháp dạy mà bạn không nên bỏ qua.
Một số lý do học tiếng Việt của người Hàn
Tùy vào nhu cầu của mỗi cá nhân mà có người sẽ chọn học tiếng Việt là vì để đi làm, hay có người học chỉ đơn giản là yêu thích ngôn ngữ này… Tuy nhiên, khi khảo sát tại một khoa tiếng việt tại đại học Hàn Quốc thì Monkey đã tổng hợp được một số lí do sau đây.
-
Việt Nam sẽ là một nước cực kỳ phát triển trong tương lai. Vì vậy, khi học tiếng Việt sẽ có nhiều cơ hội có việc làm tốt.
-
Tiếng Việt đang là một ngôn ngữ phổ biến tại xứ sở Kim Chi. Cho nên việc lựa chọn theo học tiếng Việt là một điều rất bình thường.
-
Có rất nhiều người Hàn luôn yêu thích và mong muốn được sống, làm việc tại mảnh đất hình chữ S. Vì thế họ lựa chọn ngay khoa tiếng Việt ngay khi bước chân vào cánh cổng đại học.
-
Vì có nhiều bạn bè là du học sinh Việt. Cho nên để giao tiếp thật gần gũi với họ, một số người Hàn đã không ngần ngại chăm chỉ học tiếng Việt.
Qua những lí do trên, chắc hẳn các bạn cũng đã thấy được sự phổ biến của tiếng Việt ở Hàn Quốc. Vì vậy, việc người Hàn học tiếng Việt không còn gì lạ lẫm đối với đất nước này.
Những điều cơ bản cần phải học trong tiếng Việt
Để giúp các bạn có thể dễ dàng hơn trong công việc của mình. Sau đây là phương pháp dạy tiếng Việt cho người Hàn Quốc cơ bản mà bạn cần biết.
Bảng chữ cái tiếng Việt
Ngôn ngữ nào cũng vậy, để bắt đầu học thì cần phải nắm rõ bảng chữ cái của ngôn ngữ đó. Dưới đây là bảng chữ cái tiếng Việt mà bạn cần cung cấp cho các học viên.
Việc nắm rõ bảng chữ cái rất quan trọng, bạn nên hướng dẫn từ cốt lõi cho đến nâng cao. Như vậy phương pháp giảng dạy của bạn mới đảm bảo có hiệu quả tốt.
Các dấu câu trong tiếng Việt
Chắc hẳn đối với những người ngoại quốc khi học tiếng Việt thì sẽ cảm thấy khó khăn nhất bởi các dấu câu. Vì vậy, bạn hãy giúp cho người Hàn hiểu rõ và nắm chắc cách phân biệt cũng như sử dụng các loại dấu câu một cách chính xác nhé.
Tùy vào mỗi hoàn cảnh, trường hợp hay nghĩa của ngữ cảnh mà sử dụng những dấu câu chính xác nhất. Sau đây là 11 dấu câu mà tiếng Việt sở hữu:
-
Dấu chấm (.): Dấu này sẽ có tác dụng khi kết thúc câu trần thuật, báo hiệu một câu đã kết thúc. Giúp cho người đọc hiểu rằng câu chuyện sẽ được chuyển sang bối cảnh khác. Sau dấu này chữ cái viết đầu tiên phải được viết hoa.
-
Dấu chấm hỏi (?): Dấu chấm hỏi có tác dụng kết thúc câu nghi vấn hay câu hỏi nào đó. Và cũng như dấu chấm, thì sau dấu hỏi chữ cái đầu chúng ta cũng sẽ phải viết hoa.
-
Dấu ba chấm (...): Dấu này được sử dụng khi người viết không muốn liệt kê ra hết tất cả các sự vật, hiện tượng…
-
Dấu hai chấm (:): Được dùng để báo hiệu cho một sự liệt kê.
-
Dấu chấm thang (!): Dấu này được dùng để kết thúc câu cầu khiến hoặc là câu cảm thán. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng để tỏ thái độ ngạc nhiên hoặc mỉa mai đối với những sự kiện vừa nêu.
-
Dấu gạch ngang (-): Dùng để đặt đầu dòng những bộ phận sẽ liệt kê, đặt đầu dòng trước các lời đối thoại, hoặc là dùng để ngăn cách các bộ phận chú thích với những bộ phận khác trong câu.
-
Dấu ngoặc đơn (()): Dùng để giải thích các ý nghĩa của từ hoặc là chú thích nguồn gốc cho dẫn liệu.
-
Dấu ngoặc kép (“”): Dấu này được dùng để đánh dấu các tên sách, tài liệu hay báo dẫn ở trong câu.
-
Dấu chấm phẩy (;): Nó được dùng để ngăn cách các vế ở trong câu hoặc là nằm ở đằng sau các bộ phận được liệt kê.
-
Dấu phẩy (,): Dùng để tách các vế trong câu ghép, các bộ phận phụ với nòng cốt của câu hay được dùng để tách những bộ phận cùng loại với nhau.
-
Dấu ngoặc vuông ([ ]): Dùng để chú thích các công trình khoa học của tác giả.
Trên đây là những dấu câu tiếng Việt rất thông dụng mà bạn cần phải nắm vững khi dạy tiếng Việt cho người Hàn.
Phát âm trong tiếng Việt
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập với khối lượng phụ âm và nguyên âm khá là lớn, đặc biệt nó còn đi kèm với cả thanh điệu. Vì vậy, đây được xem là một rào cản lớn đối với những người đang theo học tiếng Việt.
Do đó, người gia sư hay giáo viên dạy tiếng Việt cho người Hàn cần chia các lộ trình phù hợp cho từng học viên. Các bạn có thể làm thành 3 nội dung như sau: nguyên âm, phụ âm và thanh điệu.
Phương pháp dạy nguyên âm hiệu quả
Để giúp người Hàn học tốt, bạn hãy chia nguyên âm thành 2 dạng cơ bản gồm nguyên âm không dấu và nguyên âm có dấu.
Bên cạnh đó, khi dạy bạn nên chia thành các nhóm như: “O, Ơ, Ô”, “A, Ă, ”, “U, Ư”. Bởi vì ngôn ngữ của các học viên thường không có dấu như tiếng Việt, cho nên sẽ thường bỏ quên những dấu này trong cả quá trình viết, hay cũng có thể nhầm lẫn với thanh điệu.
Sau khi chỉ ra những nhóm nguyên âm và nhóm chúng lại thành một, bạn có thể căn cứ vào các yếu tố như vị trí đặt lưỡi, khẩu hình miệng hay dáng môi khi đọc để tiếp tục nhóm chúng lại với nhau.
Ví dụ: Nhóm nguyên âm ở hàng trước sẽ không cần tròn môi khi phát âm như là “i, e, ê”. Trong khi đó nhóm nguyên âm ở hàng sau phát âm cần tròn môi bao gồm o, ô, u…
Tuy đây là phương pháp căn bản nhưng người dạy cần phải lưu ý ngay lúc đầu để các học viên có thể nắm vững được cái cốt lõi.
Phương pháp dạy phụ âm
Người Hàn khi học tiếng Việt thường thì sẽ dễ nhầm lẫn chữ V với chữ B. Vì vậy khi giới thiệu đến bảng chữ cái, người dậy cần phải giúp cho các học viên nhận diện được từng mặt chữ và số lượng phụ âm.
Ngoài ra để việc học trở nên có hiệu quả hơn, bạn cần thực hành cho từng người đọc và hướng dẫn cách mở khẩu hình miệng cho mỗi phụ âm. Quan trọng khi dạy, bạn cần phải chăm chú và chỉ ra các lỗi sai để sửa cho từng học viên.
Bên cạnh đó, bạn phải lưu ý nhấn mạnh với những người đọc rằng sẽ có sự khác nhau giữa một số phụ âm đầu và phụ âm cuối.
Ví dụ: Các âm đứng cuối trong vần “ech”, “ich” thường có xu hướng đọc thành âm “c”, trong khi phụ âm đứng đầu là “ch” sẽ được đọc là “chờ”.
Còn riêng với phụ âm “nh”, khi nó đứng đầu hoặc đứng một mình thì sẽ được đọc bằng âm mặt lưỡi. Nhưng khi đứng cuối ở các vần như “inh”, “anh” thì lại trở thành âm gốc lưỡi.
Vậy, việc phân biệt các phụ âm cũng như cách phát âm sẽ dễ dàng giúp cho các học viên dễ dàng nắm bắt. Từ đó mà quá trình học ngữ pháp hay luyện nghe nói sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nhiều.
Phương pháp dạy thanh điệu
Trong tiếng Việt sẽ có 6 thanh điệu bao gồm “huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã và không dấu”.
Để người Hàn có thể phát âm một cách đúng nhất, người dạy cần hướng dẫn cách phân biệt các đặc trưng của những dấu lẫn âm vực của từ khi mà thêm dấu câu, để giúp cho học viên được đọc chính xác nhất.
Tất nhiên, quá trình trên cần phải đi từ thấp cho đến cao. Đặc biệt là phải có sự kiên trì của cả người học lẫn người dạy. Bạn có thể sử dụng một số bài hát tiếng Việt có từ ngữ dễ học để giúp các bạn học viên nắm bắt dễ dàng và thích thú hơn.
Khó khăn của người Hàn khi học tiếng Việt
Thường thì những người có ý định học một ngôn ngữ mới đều sẽ nảy sinh một câu hỏi “học ngôn ngữ ấy có khó không? Có dễ hiểu không?”. Để giải đáp cho những học viên học tiếng Việt ở xứ sở Kim Chi, sau đây sẽ là một số vấn đề gặp phải khi bắt đầu học tiếng Việt.
Gặp trở ngại khi sử dụng tiếng Latinh thay cho chữ tượng hình
Tất nhiên rồi, đây có thể được coi là vấn đề đầu tiên và cực kỳ quan trọng. Nếu như người Việt học tiếng Anh hay người Anh học tiếng Việt sẽ đơn giản hơn nhiều, bởi vì cả 2 ngôn ngữ này điều dùng bảng chữ cái Latinh.
Còn đối với những người sử dụng chữ tượng hình như Hàn Quốc, Trung Quốc thì việc làm quen với bảng chữ cái mới cũng là một vấn đề khá khó khăn.
Khó phát âm chuẩn theo thanh điệu Việt Nam
Tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều thanh điệu nhất so với những ngôn ngữ khác. Thanh điệu sẽ làm nghĩa của từ thay đổi, và vì tính phức này mà việc nghe và sử dụng chính xác là một điều khó khăn đối với người Hàn Quốc.
Gặp rắc rối về từ ngữ xưng hô
Trong tiếng Anh, việc xưng hô chỉ đơn giản sử dụng giữa “i” và “you”. Trong khi đó, với người Việt Nam có rất nhiều kiểu xưng hô như: Ông, ba, cha, mẹ, cô, bác, chú, dì…. Vì vậy khi giao tiếp bằng tiếng Việt, người Hàn Quốc thường bối rối và không biết cách xưng hô như thế nào, để rồi có những trường hợp dở khóc dở cười như “anh chào dì”, “em chào ông”...
Xem thêm: Dạy tiếng Việt cho người Đài Loan cần phải chú ý điều gì?
Thế mới nói việc học tiếng Việt thật khó khăn, nhưng không có gì là không thể. Cứ nỗ lực từng ngày ắt sẽ có ngày thành công thôi nhé.
Top 7 cuốn sách học tiếng Việt dành cho người Hàn hay nhất hiện nay
Ngoài những giờ lên lớp được sự hướng dẫn của gia sư hay giáo viên, thì người dạy cần phải khuyến khích việc tự học cũng như nghiên cứu ở nhà. Dưới đây là top 7 cuốn sách học tiếng Việt dành cho người Hàn mà các bạn có thể cung cấp cho học viên tham khảo.
Tiếng Việt 123 (Tiếng việt cho người Hàn)
Sách có hơn 100 bài tập đa dạng như sắp xếp câu, điền từ, viết câu hỏi… giúp rèn luyện cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Giúp cho các học viên ôn tập và nắm vững những hệ thống từ vựng cũng như ngữ pháp đã học.
Tiếng Việt dành cho người Hàn (Sơ cấp)
Cuốn sách bao gồm hệ thống phụ âm, nguyên âm, thanh điệu với một cách giải thích đầy chi tiết và rõ ràng. Giúp cho người đọc phát âm được tốt nhất. Bên cạnh đó, sách còn bao gồm hơn 20 bài học với những chủ đề thông dụng thường ngày, giúp cho các học viên được tiếp cận gần hơn với cuộc sống đời thường.
Sách dạy tiếng Việt dành cho người Hàn
Cuốn sách này thì sẽ phù hợp với người dạy hơn, khi mà bạn sử dụng nó thì giúp tiết kiệm được hơn 70% thời gian soạn bài trước khi đứng lớp, rất phù hợp với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy.
Combo sách tiếng Việt dành cho người Hàn (Sơ cấp + tiếng Việt)
Với hơn 20 bài học có nhiều chủ đề đa dạng, mỗi bài học sẽ bao gồm các phần như: Hội thoại, từ vựng, ngữ pháp, luyện tập bài đọc và phần nghe… giúp cho người học được củng cố lại toàn bộ kiến thức một cách đơn giản và dễ hiểu.
Tài liệu dạy tiếng Việt cho người Hàn
Sách gồm 15 bài học với những chủ đề thân thuộc trong cuộc sống, mỗi bài học sẽ bao gồm các phần hội thoại, từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm. Giúp cho người học tiếp cận và làm quen với một số vấn đề cơ bản khi mới bắt đầu học tiếng Việt.
Tiếng Việt dành cho người Hàn
Cuốn sách bao gồm phần giới thiệu ngữ âm tiếng Việt, cùng những bài học về từ vựng, ngữ pháp, hội thoại… Giúp cho các học viên dễ dàng tự học và ôn luyện tại nhà.
Tự học tiếng Việt dành cho người Hàn
Cuốn sách này sẽ giúp cho các học viên tự học được từ vựng dễ dàng, học qua các mẫu câu rất cơ bản, học qua các biểu hiện và ngữ pháp và tất nhiên sẽ có học thông qua những cuộc hội thoại.
Với những cuốn sách này luôn được biên soạn cẩn thận và chu đáo, bên cạnh đó có tính ứng dụng cao, giúp cho người học tiếp thu dễ dàng và thực hành được một cách tốt nhất.
Trên đây là một số phương pháp dạy tiếng Việt cho người Hàn cơ bản và phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết, sẽ giúp cho quá trình giảng dạy của bạn trở nên hiệu quả và đạt được thành tựu tốt nhất.