zalo
Dạy tiếng Việt cho người Đài Loan cần phải chú ý điều gì?
Học tiếng việt

Dạy tiếng Việt cho người Đài Loan cần phải chú ý điều gì?

Ngân Hà
Ngân Hà

24/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Dạy tiếng Việt cho người Đài Loan đang trở thành một phần tất yếu trong đời sống văn hóa Việt - Đài khi nhiều lãnh thổ trên thế giới đang dần tiến đến xu thế hội nhập. Chính sự hiểu biết ngôn ngữ này đã thúc đẩy nền kinh tế của hai nước đồng thời đẩy mạnh nhu cầu giao tiếp và trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia. 

Tuy nhiên để dạy học và truyền đạt tiếng Việt - ngôn ngữ mẹ để của chúng ta đến bạn bè Đài Loan thì lại là một câu hành trình khác với nhiều rào cản ngôn ngữ hơn bao giờ hết. Vậy làm cách nào để vượt qua điều ấy và người Việt khi dạy tiếng Việt cần lưu ý điều gì, cùng Monkey tìm hiểu ngay nhé! 

Những điều cơ bản cần phải học trong tiếng Việt

Người Việt mình có câu “Chưa học bò đã lo học chạy” ám chỉ việc nếu muốn đi sâu vào gốc rễ của mọi vấn đề thì trước tiên phải tìm hiểu chi tiết căn bản và nền móng của sự việc. Việc học cũng không phải ngoại lệ. 

Nếu muốn hiểu được ý nghĩa của từng con chữ, lời nói thâm thúy và tinh hoa của tiếng Việt thì việc đầu tiên mà người dạy tiếng Việt cho người Đài Loan cần làm là giới thiệu và khai thác các yếu tố nhỏ nhất hình thành tiếng Việt; đó chính là bảng chữ cái và dấu câu.

Bảng chữ cái tiếng Việt

Theo như quy chuẩn của Bộ Giáo Dục quy định và ban hành thì bảng chữ cái Tiếng Việt sẽ bao gồm 29 chữ cái trong đó có tất cả 12 nguyên âm, 17 phụ âm và 10 chữ số. Ngoài ra, vẻ đẹp của tiếng Việt còn nằm ở thanh điệu và cách đặt dấu câu; bao gồm 5 thanh âm. Đây không phải là lượng kiến thức quá lớn cho người nước ngoài, cụ thể người Đài khó có thể tiếp thu ngay lần đầu tiên. 

Ngoài ra, khi truyền đạt thông tin về bảng chữ cái, người dạy tiếng Việt cho người Đài Loan nên cần chú ý đến các quy tắc phụ âm, nguyên âm và dấu thanh để có thể giúp bạn bè người Đài hiểu được tại sao lại có sự biến đổi như thế. Đồng thời qua đó thấy được sự khác biệt về nghĩa của từ khi chỉ cần sự thay đổi về dấu hoặc thay đổi từ. Ví dụ ta có chữ “mặc” và “mặt”.

  • Mặc: Hành động khoác quần áo vào cơ thể 

  • Mặt: Một bộ phận cơ thể từ trán đến cằm người

Chỉ cần thay đổi phụ âm cuối cùng là nghĩa của từ cũng đã thay đổi toàn bộ nên vì thế người dạy cần lưu ý điều trên.

Bảng chữ cái tiếng Việt. (Ảnh: Vietnam123.vn)

Các dấu câu trong tiếng Việt

Có thể nói, điểm nhấn ấn tượng của tiếng Việt so với lại nhiều ngôn ngữ khác chính là cách đặt dấu câu trong từng câu văn viết của người Việt. Sở hữu 11 dấu câu bao gồm:

  1. Dấu chấm (.)

  2. Dấu hỏi (?)

  3. Dấu cảm (!)

  4. Dấu lửng (…)

  5. Dấu phẩy (,)

  6. Dấu chấm phẩy (;)

  7. Dấu hai chấm (:)

  8. Dấu ngang (–)

  9. Dấu ngoặc đơn ()

  10. Dấu ngoặc kép (“ ”)

  11. Dấu móc vuông (dấu ngoặc vuông) ([ ])

Vì thế, hàm ý trong mỗi câu nói của người Việt đều mang một ý nghĩa sâu sắc và tinh tế. Chỉ cần dấu câu thay đổi, sự liên kế của từ trong câu, cũng như giữa câu trong bài trở nên rời rạc và thiếu tính thống nhất.

Các loại dấu câu trong tiếng Việt. (Ảnh: Thuvienkhoahoc.net)

Khó khăn của người Đài Loan khi học tiếng Việt

Đối với người dạy tiếng Việt cho người Đài Loan, việc tiếp cận học viên và nắm bắt chi tiết về những trở ngại liên quan đến việc học ngôn ngữ của họ là điều cần nên làm. Điều này sẽ giúp người dạy hiểu rõ đâu là yếu điểm mà học viên cần cải thiện, qua đó tạo tiền đề cho giáo viên chuẩn bị tài liệu giảng dạy đầy đủ, chính xác và đi vào đúng trọng tâm người học quan tâm.

Sau đây là một số trở ngại tiêu biểu mà người Đài Loan học tiếng Việt thường gặp phải trong suốt quá trình đầu học tiếng Việt.

Gặp trở ngại khi sử dụng tiếng la tinh thay cho chữ tượng hình

Khác với bảng chữ cái tiếng Việt - bảng chữ cái La-tinh, thì chữ Phồn Thể và Giản Thể của người Đài là hai loại ngôn ngữ theo dạng chữ tượng hình. Sự khác biệt này đã gây nên trở ngại không  nhỏ cho học viên người Đài, nhất là trong việc ghép chữ tạo từ, thêm dấu và phát âm.

Tuy nhiên, trở ngại này hoàn toàn có thể khắc phục nếu người dạy tiếng Việt cho người Đài Loan định hướng đúng phương pháp cho người học thông qua các cách nhận diện mặt chữ, luyện tập thường xuyên và áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.

Khó phát âm chuẩn theo thanh điệu Việt Nam

Điều thứ hai mà nhiều người Đài Loan khi học tiếng Việt thường hay mắc phải chính là cách phát âm theo thanh điệu sắc, huyền, ngã, hỏi, nặng. Sự đa dạng trong ngôn từ của tiếng Việt cũng một phần được hình thành từ sự đa dạng về âm tiết và thanh điệu. 

Người nước ngoài khi học tiếng Việt thường có xu hướng sẽ phát âm và nhận diện cách đọc quy về tiếng ngôn ngữ mẹ đẻ và khiến họ khó có thể phát âm chuẩn và chính xác cách đọc đúng của từ trong tiếng Việt. Lâu dần theo một cách không có ý thức, việc này trở thành thói quen và khó có thể chỉnh sửa.

Vượt qua rào cản về thanh điệu để phát âm đúng. (Ảnh: Installmentsvfacr.com)

Vì thế khi gặp các vấn đề trên, người dạy phải lập tức giúp học viên sửa lỗi và hướng dẫn họ đọc theo cách phát âm đúng nhất. Muốn làm được điều này, việc đầu tiên giáo viên tiếng Việt cần phải truyền đạt đến người học chính là cách nhận diện âm tiết - bộ phận nhỏ nhất của tiếng Việt sau đó mới tiến dần đến ghép âm và thanh và cuối cùng là phát âm theo hướng dẫn của giáo viên về thanh điệu. 

Gặp rắc rối về từ ngữ xưng hô

Có thể nói không chỉ người nước ngoài mà cả người Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn trong việc xưng hô thường nhật. Việc xưng hô đúng đích danh, vị trí cũng như giới tính người đối diện sẽ giữ mối quan hệ thêm phần khắn khít và lâu bền. Đồng thời ngược lại, việc xưng hô không theo khuôn mẫu hay chuẩn mực sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển mối lâu dài từ hai phía. 

Do đó khi giáo viên dạy cho người Đài Loan cách xưng hô đúng thì trước tiên họ cần phải nắm cơ bản về các vai vế, giới tính, tuổi tác,... đầu tiên. Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp cho người học một sơ đồ tư duy với hình ảnh minh họa cụ thể để việc học trở nên sinh động và thực tế. Và có như thế thì người học mới dễ dàng hình dung được khi nào dùng anh, chị, dì, chú, bác, cậu, mợ, anh, em, tôi, bạn,... trong đúng ngữ cảnh thích hợp.

Xem thêm: Các kỹ thuật cần nắm khi dạy tiếng Việt cho người Anh và những khó khăn thường gặp

Những cuốn sách học tiếng Việt “gối đầu giường” cho người Đài Loan

Để giúp các bạn học tiếng Việt có được nguồn sách chất lượng đồng thời hỗ trợ người dạy Tiếng Việt cho người Đài Loan có được tài liệu tham khảo chất lượng với thiết kế lộ trình học bài bản, chi tiết và đầy đủ ví dụ thực tiễn, Monkey xin phép giới thiệu các nguồn sách uy tín mà người Đài Loan nào cũng cần nên có.

Bộ Giáo Trình Học Tiếng Việt Cho Người Trung Quốc, Đài Loan

Cái tên đầu tiên không thể bỏ qua trong danh sách này chính là bộ sách Tiếng Việt 123. Với thiết kế thông minh cùng với hình ảnh minh hoạ sinh động và đơn giản, đây chính là cuốn bí kíp mà người Đài Loan nào cũng cần phải có. 

Sách bao gồm phần bài học thực tiễn hội thoại - từ vựng - ngữ pháp kết hợp với ngữ âm và nghe - đọc - viết và phần bài tập được phân bổ hợp lý (sau mỗi 5 bài học).

Sách Tiếng Việt 123 cho người Đài Loan bắt đầu học tiếng Việt. (Ảnh: Phohen.com)

Tiếng Việt cho người Trung Quốc tập 1

Cuốn sách này như là sự khởi đầu tuyệt vời cho những người Đài đang có ý định học tiếng Việt. Người dạy tiếng Việt cho người Đài Loan cũng có thể tham khảo qua cuốn sách này để hiểu biết thêm về cách thức dạy từ đơn giản nhất lên nâng cao. 

Sách Tiếng Việt cho người Trung Quốc tập 1. (Ảnh: Phohen.com)

Tự học tiếng Việt dành cho người Trung Quốc 

Cuốn sách này được ví như người bạn đầu đời của mỗi người Đài Loan khi học tiếng Trung. Cuốn sách gồm 3 quyển, mỗi quyển gồm 15 bài khác nhau và đây là quyển đầu tiên. Quyển 1 bao gồm 400 từ vựng mới được phân bổ thông qua nhiều cuộc đối thoại giao tiếp thực tế trong sách. Ngoài ra, sách còn có cả phần bài tập để học viên củng cố kiến thức sau mỗi bài học.

Tự học tiếng Việt dành cho người Trung Quốc. (Ảnh: Mcbooks.vn)

Hy vọng rằng những nguồn sách thú vị và bổ ích này sẽ giúp quá trình dạy tiếng Việt cho người Đài Loan của các giáo viên trở nên chuyên nghiệp và bài bản nhất. Vậy thì chần chờ gì nữa mà không cùng Monkey sắm ngay vài cuốn sách bổ ích và bắt đầu hành trình cải thiện tiếng Việt để mở rộng quan hệ quốc tế ngay nào!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!