zalo
Các kỹ thuật cần nắm khi dạy tiếng Việt cho người Anh và những khó khăn thường gặp
Học tiếng việt

Các kỹ thuật cần nắm khi dạy tiếng Việt cho người Anh và những khó khăn thường gặp

Ngân Hà
Ngân Hà

23/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Việt Nam hiện nay luôn là một điểm đến du lịch được ưa chuộng từ những người nước ngoài. Từ đó để giao tiếp một cách tự nhiên, nhu cầu học tiếng Việt của người Anh được tăng cao. Vậy, để giúp cho những vị khách này đạt kết quả tốt nhất, khi dạy tiếng việt cho người Anh bạn hãy lưu ý một số vấn đề như sau.

Những điều cơ bản cần phải học trong tiếng Việt

Để dạy tiếng việt cho người Anh hiệu quả, bạn cần phải giúp học viên vững kiến thức cơ bản đầu tiên rồi mới đến nâng cao. Có như thế thì việc học mới đạt kết quả tốt được. Vậy để bắt đầu dạy tiếng Việt, bạn nên hướng dẫn cho các học viên những điều cơ bản sau đây.

Bảng chữ cái tiếng Việt

Theo như bộ giáo dục thì hiện nay bảng chữ cái của tiếng Việt có 29 chữ cái và 10 số. Đây là một con số không hề lớn đối với những người lần đầu tiếp xúc với tiếng Việt.  Để giúp các học viên nắm bắt rõ hơn, bạn hãy cung cấp bảng chữ cái sau đây cho họ nhé.

Bảng chữ cái tiếng Việt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các dấu câu trong tiếng Việt

Điều cơ bản tiếp theo, các bạn nên hướng dẫn cụ thể cho người Anh cách phân biệt cũng như sử dụng các dấu câu một cách chính xác. Hiện nay, tiếng Việt đang sử dụng với 11 dấu câu như sau.

  • Dấu chấm (.): Dùng để kết thúc một câu trần thuật.

  • Dấu chấm hỏi (?): Dùng để kết thúc một câu nghi vấn.

  • Dấu ba chấm (...): Được sử dụng khi người viết không muốn liệt kê ra hết các sự vật hay hiện tượng trong chủ đề.

  • Dấu hai chấm (:): Dùng để báo hiệu sự liệt kê, nhấn mạnh ý được trích dẫn hoặc là dùng để báo hiệu các nội dung của nhân vật trong cuộc đối thoại.

  • Dấu chấm thang (!): Được sử dụng để kết thúc câu cảm thán hoặc là cầu khiến.

  • Dấu gạch ngang (-): Dùng để đặt trước những lời đối thoại, hoặc ngăn cách các thành phần chú thích với những thành phần khác ở trong câu.

  • Dấu ngoặc đơn (( )): Được sử dụng để giải thích ý nghĩa cho từ.

  • Dấu ngoặc kép (“”): Dùng để đánh dấu các tên sách, tài liệu…

  • Dấu chấm phẩy (;): Dùng để đặt xen kẽ trong câu giúp tách các bộ phận trong một câu ghép.

  • Dấu móc vuông ([]): Dùng để chú thích thêm cho những chú thích đã có trước đó.

Trên đây là các loại dấu câu phổ biến mà bạn cần hướng dẫn cho học viên nắm vững. 

Những khó khăn khi người Anh học tiếng Việt

Đối với những người Anh mới bắt đầu học tiếng Việt, họ sẽ gặp hàng tá vấn đề khó khăn mà khi áp dụng vào thực tế thì họ mới nhận ra. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến nhất mà người Anh thường gặp phải.

Khó khăn về thanh điệu

Đa số những người nước ngoài điều gặp khó khăn về thanh điệu. Bởi vì thanh điệu có thể làm cho nghĩa của một từ thay đổi, việc thay đổi này làm rắc rối đến quá trình nghe và sử dụng từ của họ không được chính xác.

Gặp rắc rối trong từ ngữ xưng hô

Đối với người Anh thì việc xưng hô trong giao tiếp chỉ cần gói gọn giữa “you” và “me”, trong khi đó ở Việt Nam có vô vàn kiểu xưng hô như anh, chị, em, ba, má, mẹ… Vì thế khi giao tiếp, người nước ngoài luôn bối rối và không biết dùng từ nào cho chính xác nhất.

Gặp rắc rối trong từ ngữ xưng hô. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Gặp khó khăn trong việc học ngôn ngữ mới là hết sức bình thường. Không có gì là không thể, chỉ cần có cố gắng và nỗ lực hết mình thì những vấn đề này chỉ cần giải quyết bằng thời gian thôi nhé.

Những kỹ thuật cần biết khi dạy tiếng Việt cho người Anh

Để dạy tiếng Việt cho người Anh đạt hiệu quả, người gia sư hay giáo viên cần nắm vững và áp dụng tốt các kỹ thuật cơ bản sau.

Phụ âm

Để giúp người viết nhận được từng mặt chữ và số lượng phụ âm, người dạy cần cung cấp bảng chữ cái cho các học viên. Bên cạnh đó, người gia sư cần phải hướng dẫn cách đọc cũng như cách mở khẩu hình của miệng sao cho đúng từng phụ âm.

Nguyên âm

Để dạy phần nguyên âm có hiệu quả, các bạn nên chia chúng thành 2 nhóm là nguyên âm có dấu và không dấu.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chia thành các nhóm như “A, Ă, ”, “O, Ô, Ơ”. Bởi lẽ ngôn ngữ của người Anh không có dấu, cho nên khi học tiếng Việt họ sẽ thường nhầm lẫn chúng với thanh điệu, hay có thể bỏ quên dấu trong khi viết.

Sau khi nhóm xong, bạn có thể căn cứ vào các yếu tố như cách mở khẩu hình miệng, vị trí đặt lưỡi hay dáng môi khi đọc để có thể tiếp tục nhóm chúng thêm lần nữa. Việc này sẽ giúp cho các học viên tiếp thu dễ dàng hơn cũng như nhớ được lâu hơn.

Xem thêm: Trẻ 3 tuổi biết đọc chữ - Có nên “bắt ép” con học tiếng Việt khi còn quá nhỏ?

Thanh điệu

Để người Anh phát âm đúng những từ có thêm dấu câu, các bạn phải hướng dẫn cách phân biệt từng đặc trưng của những dấu này. Tất nhiên quá trình này sẽ đi từ thấp cho đến cao, từ đơn giản cho đến phức tạp. Vì vậy, nếu muốn đạt kết quả tốt thì cần phải kiên trì và nỗ lực từ cả hai phía.

Trước khi đi đến một cái gì đó nâng cao hơn, thì phải chắc rằng các học viên đã nắm được cốt lõi, có như thế mới làm điểm tựa đứng vững được. Vì vậy khi dạy tiếng Việt cho người Anh bạn cần hướng dẫn thật chi tiết những thứ căn bản trước đã nhé.

Những kỹ thuật cần biết khi dạy tiếng Việt cho người Anh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những điểm khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh

Hai ngôn ngữ này đều có đặc điểm chung là dùng bảng chữ cái la tinh. Tuy nhiên ở một số khía cạnh khác, hai ngôn ngữ này có những thứ khác biệt như sau.

Không phân biệt giống đực và cái

Tiếng Việt đơn giản ở chỗ là nó không cần phân biệt đực và cái của từng từ vựng như các ngôn ngữ ở Châu Âu khác (trừ tiếng Anh). Người học chỉ đơn giản  nhớ các từ mà không cần phải thuộc thêm bất cứ thứ gì.

Không có số nhiều

Khi cần chỉ một từ gì đó số nhiều trong tiếng Anh thì có từ phải thêm “s” vào đằng sau, có từ cần thêm “es”, còn có từ thì giữ nguyên và cả thậm chí có từ cần phải thay thế bằng từ khác. Rất phức tạp phải không nhỉ?

Còn ở tiếng Việt, từ số ít hay số nhiều đều giống nhau. Người ngoại quốc chỉ cần làm quen một thời gian thì có thể sẽ thành thạo ngay.

Không có các dạng khác nhau của động từ

Ở tiếng Anh, tùy thuộc vào ngữ cảnh mà các động từ sẽ có những hình thức khác nhau. Ví dụ như từ “speak” có thể biến thành “spoken”, “speaking”... tùy vào mỗi hoàn cảnh.

Ngược lại với tiếng Việt, ngôn ngữ này sẽ không hoàn toàn thay đổi trong bất kỳ một hoàn cảnh nào. Ví dụ như “speak” là “nói” bạn có thể dùng trong mọi trường hợp mà không cần phải thay đổi.

Cách phát âm từ tiếng Việt hoàn toàn thống nhất theo một quy luật

Tùy thuộc vào hoàn cảnh và nghĩa của từ mà tiếng Anh sẽ có những cách đọc khác nhau. Ví dụ như “present the present” (hiện tại là một món quà), cùng là một từ nhưng cách đọc cũng như nghĩa sẽ khác nhau hoàn toàn.

Còn ở Việt Nam thì không, tất cả các chữ cái cũng như từ vựng luôn được đọc như một trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Người học chỉ cần học thuộc bảng chữ cái cũng như cách phát âm thì các học viên có thể đọc được bất cứ từ nào mà họ muốn.

Dạy tiếng Việt cho người Anh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những điểm khác biệt trên của tiếng Việt đã làm cho một ngôn ngữ với lời đồn rằng rất phức tạp, bỗng trở nên rất dễ dàng phải không nhỉ? 

Qua bài viết trên, hy vọng những gia sư hay giáo viên dạy tiếng việt cho người Anh có cái nhìn tổng quan hơn về cách dạy cũng như những vấn đề mà học viên của mình đang gặp phải. Từ đó có thể hỗ trợ và hướng dẫn họ để có thể đạt kết quả tốt nhất nhé.

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!