Việc trẻ 3 tuổi biết đọc chữ có thật sự tốt hay không, vẫn còn là một vấn đề đang gây ra tranh cãi nảy lửa giữa các bậc phụ huynh. Và ngay cả các chuyên gia về lĩnh vực giáo dục cho trẻ cũng nhanh chóng tham gia vào cuộc chiến này. Vậy, đâu là ý kiến đúng giữa 2 phe: Đồng ý và phải đối. Hãy đọc tiếp bài viết này của Monkey để tìm kiếm câu trả lời cho chính bản thân mình nhé!
Trẻ 3 tuổi biết đọc chữ - Có phải là “thần đồng” như lời đồn?
Hiện nay, có rất nhiều trang báo mạng nổi tiếng đưa những tin tức như: “Trẻ 3 tuổi biết đọc chữ tại Nghệ An” hay “Cậu bé biết đọc, làm toán từ lúc 3 tuổi” thậm chí là “Bé hơn 2 tuổi tự nhiên đọc được chữ…”. Và hầu hết các bậc phụ huynh đều tin rằng nếu trẻ biết đọc hay viết ngay từ lúc 2-3 tuổi thì chính là thần đồng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là những trường hợp không hề hiếm gặp. Cụ thể như:
- Nguyễn Bá Hoàng Việt là một trong những em bé biết đọc rất sớm tại Việt Nam, khi chưa đầy 2 tuổi. Cháu bé này không chỉ có thể đọc các cụm từ quen thuộc, mà còn đọc trôi chảy các trang báo.
- Trần Như Tùng, sinh năm 1999 cũng biết đọc khi 2 tuổi rưỡi, sau 6 tháng đã biết nói. Phải đến 1 năm sau khi biết đọc, bé mới biết nhận mặt các chữ cái cụ thể. Và theo lời mẹ của cháu Tùng, bé học giỏi nhưng không có khả năng đặc biệt gì cả.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải - Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, chuyện trẻ đọc sớm xét về mặt di truyền quần thể là khá bình thường. Trích lời ông: "Các tính trạng của cá nhân trong trong quần thể luôn đi từ cực tiểu đến cực đại, chẳng hạn về sắc da thì sẽ có những người da rất sẫm, có người da rất sáng. Về trí tuệ cũng vậy, có những người từ rất ngốc nghếch đến rất thông minh".
Tuy đây là điều bình thường với một số trẻ em, nhưng đối với phần lớn thì trẻ thường sẽ bắt đầu biết nói từ năm 3 tuổi. Và sau một quá trình rèn luyện thì trẻ sẽ nhận biết được mặt chữ, đồng thời biết đọc.
Vậy thì, có nên dạy trẻ đọc bảng chữ cái tiếng Việt từ năm 3 tuổi hay không? Hay theo dõi tiếp phần bài đọc sau đây để tìm ra câu trả lời nhé!
Có nên dạy trẻ học bảng chữ cái từ quá sớm?
Rất nhiều ba mẹ, nhất là các bậc phụ huynh Việt Nam luôn muốn con mình là giỏi nhất và có một nền tảng vững chắc trước khi bước vào trường học. Vì thế mà, khi trẻ vừa biết nói hay ở giai đoạn 3 tuổi, các ông bố bà mẹ Việt dễ mắc sai lầm là ép con mình phải biết đọc như một đứa trẻ lên 6. Điều này vô hình chung đã khiến chúng trở nên sợ hãi con chữ, từ đó vô tình làm giảm tốc độ ghi nhớ của não bộ và gây ra tác dụng ngược cho trẻ.
Ở độ tuổi này, trẻ cần phải được giáo dục đúng cách để phát triển tư duy lẫn thể chất, chứ không chỉ là học chữ. Việc bố mẹ tập đọc cho trẻ 3 tuổi, có thể khiến con của bạn bị mất đi các cơ hội phát triển khả năng sáng tạo, sự tò mò vốn có và các trí thông minh khác như EQ.
Thậm chí, tệ hơn nữa, các bậc phụ huynh còn thúc ép trẻ học các lớp năng khiếu mà con không thật sự thích, như: Nhảy, múa, hát, tiếng Anh, piano... Và những điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến quá trình phát triển thật sự của trẻ.
Những tác hại khi dạy trẻ học chữ từ quá sớm:
-
Tư thế ngồi học của trẻ: Đây là độ tuổi trẻ rất hiếu động và luôn tò mò về mọi thứ xảy ra xung quanh mình. Việc bắt ép trẻ ngồi học, chỉ khiến trẻ sinh ra tâm lý chán ghét và chỉ muốn rời khỏi chỗ, vì trẻ nhỏ rất khó để tập trung. Điều này dần dà sẽ trở thành một thói quen xấu cho sự trưởng thành sau này của trẻ.
-
Hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ: Sáng tạo là một trong những yếu tố cực kỳ quan trong giúp trẻ dễ dàng thành công hơn trong tương lai. Việc bắt não bộ ghi nhớ nhiều thông tin khi còn quá nhỏ, sẽ khiến trẻ mất đi khả năng sáng tạo vốn có.
-
Khả năng phát triển tư duy của trẻ bị vùi lấp: Như trên, việc bắt ép trẻ ghi nhớ bảng chữ cái hay học thuộc từ ghép khi còn quá nhỏ. Sẽ khiến cho trẻ sinh ra tính “ì”, không suy nghĩ và lười tư duy.
-
Sự vận động cho trẻ không được chú trọng: Vận động là một trong những các yếu tố giúp cơ thể khỏe hơn và giàu năng lượng. Và việc bắt trẻ chỉ ngồi học không chỉ khiến cho sức đề kháng của trẻ giảm dần, mà còn khiến trẻ trở nên ù lì hơn.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc cho trẻ làm quen với mặt chữ từ sớm, sẽ giúp trẻ có lợi thế hơn trên con đường học vấn sau này. Vì thế mà, các bậc phụ huynh vẫn có thể dạy con em mình học tiếng Việt khi còn nhỏ, nhưng với 1 tần suất và phương pháp học phù hợp. Nếu như được giáo dục đúng cách, con của bạn có thể phát triển tư duy và khả năng sáng tạo nhanh hơn bao giờ hết.
5 Cách dạy trẻ 3 tuổi đọc chữ hiệu quả nhất
Hiện nay, trên internet có rất nhiều phương pháp để giúp cha mẹ có thể giáo dục sớm ngôn ngữ cho trẻ. Tuy nhiên, vì có quá nhiều lựa chọn, nên các bậc phụ huynh vẫn rất loay hoay và không biết đâu sự lựa chọn nào là tối ưu nhất cho con của mình.
Vì thế mà, Monkey đã tổng hợp top 5 các cách dạy trẻ đọc chữ hiệu quả nhất, giúp ba mẹ dễ dàng đưa ra quyết định hoặc kết hợp các phương pháp lại với nhau.
1. VMonkey - Xây dựng nền tảng tiếng Việt cho trẻ 3 tuổi
Nhắc tới việc dạy trẻ học tiếng Việt nói chung hay bảng chữ cái nói riêng, thì phải kể đến ứng dụng VMonkey. Đây là một phần mềm hỗ trợ trẻ học tốt tất cả các kỹ năng về tiếng Việt, hơn hết là chương trình được thiết kế để bám sát Bộ DG&ĐT. Từ đó giúp trẻ học và tiếp thu kiến thức trên lớp một cách tốt hơn.
Điểm đặc biệt nhất của ứng dụng này đó chính là kho truyện tranh tương tác khổng lồ. Với hơn 7000 đầu truyện thuộc nhiều thể loại khác nhau, giúp đa dạng trải nghiệm của người học. VMonkey sẽ giúp ba mẹ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ), hỗ trợ trẻ phát huy trí tưởng tượng và sự sáng tạo có sẵn, hơn thế là tăng cường vốn hiểu biết và nhận thức về thế giới xung quanh.
Đến với VMonkey, trẻ không còn phải học chữ cái một cách khô khan, mà có thể tương tác ấm chạm ngay trên chính thiết bị di động của mình. Điều này còn vô cùng phù hợp với độ tuổi năng động và thừa năng lượng của trẻ.
Hơn hết, đội ngũ phát triển sản phẩm của Monkey luôn làm việc cực lực mỗi ngày. Để đảm bảo việc cung cấp mới nội dung hàng tuần cho trẻ. Xóa bỏ hoàn toàn định kiến, học vài tuần là chán của các cha mẹ dành cho những ứng dụng hỗ trợ giáo dục trẻ nói chung. Chỉ với hơn 1 nghìn đồng để trải nghiệm các phương pháp học hiện đại nhất cho con của mình, còn ngại gì mà không THỬ NGAY.
2. Nhận biết chữ cái thông qua tên của trẻ
Tên của bé luôn luôn có một ý nghĩa thú vị nào đó. Để dạy bé nhận biết ngay các ký tự bên trong tên của trẻ, nghe qua thì có vẻ là một việc khá khô khan. Tuy nhiên, đây là cách tốt nhất để giúp bé ghi nhớ mặt chữ mà không tốn quá nhiều sự cố gắng của trẻ.
Bạn có thể áp dụng cách liên tưởng đến đồ vật, hay có thể mua những khối lập phương có khắc chữ. Hoặc đơn giản hơn là tạo ra một bài hát học cách đánh vần tên của trẻ với giai điệu đơn giản. Bạn sẽ ngạc nhiên với tốc độ học chữ của con bạn đấy.
Xem thêm: Lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo thường gặp và cách khắc phục hoàn toàn
3. Tạo môi trường thú vị với các con chữ
Đừng dán các chữ cái khô khan khắp nhà bạn, điều này tưởng chừng là một cách hợp lý nhất, nhưng thật ra nó không có quá nhiều tác dụng như bạn tưởng tượng. Thay vào đó, hãy cắt dán các chữ cái theo chủ đề mà trẻ yêu thích nhất, như: Xe cộ, hoa, hay các nhân vật hoạt hình mà bé nhà bạn yêu thích.
4. Học chữ cái thông qua bài hát
Hiện nay, trên thị trường âm nhạc có rất nhiều bài hát nói về bảng chữ cái, cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn các bài nhạc có giai điệu và lời hát phù hợp với độ tuổi của con bạn.
Hơn hết là bạn có thể kết hợp việc cho bé lặp lại bài hát và nhún nhảy, điều này sẽ kích thích não bộ của trẻ ghi nhớ. Bên cạnh đó, còn giúp tăng cường thể chất cho trẻ nhỏ.
5. Phát triển trí não và ngôn ngữ thông qua câu đố tư duy
3 tuổi là thời điểm mà trẻ rất nhạy cảm với câu đố, nhận dạng màu sắc và các khối hình. Bạn có thể tận dụng ngay thời điểm để giúp trẻ học chữ cái thông qua các câu đố tư duy có sẵn. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm kiếm các câu đố dành cho trẻ trên Internet và sau đó nên biến tấu một chút để phù hợp hơn với con của bạn.
Trên đây là những thông tin để trả lời cho câu hỏi “Trẻ 3 tuổi biết đọc chữ có là quá sớm hay không?”. Hy vọng thông qua bài viết này, ba mẹ sẽ có cái nhìn khách quan hơn về việc giáo dục sớm cho trẻ. Và từ đó sẽ có những quyết định giáo dục đúng đắn cho con em mình. Chúc bạn thành công!