zalo
Cách phát âm l trong tiếng việt và các lỗi sai thường gặp của người Việt
Học tiếng việt

Cách phát âm l trong tiếng việt và các lỗi sai thường gặp của người Việt

Ngân Hà
Ngân Hà

22/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Có rất nhiều cách phát âm l trong tiếng Việt giúp con tự tin hơn khi nói. Nhưng để tìm một phương pháp phù hợp với từng đứa trẻ đòi hỏi sự kiên nhẫn và tìm hiểu kỹ. Hiểu được điều đó, Monkey sẽ giúp bạn dạy con học tiếng Việt tốt hơn thông qua bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm của chữ l trong tiếng Việt

Với đặc điểm của chữ l vô cùng đơn giản chỉ với một nét, là sự kết hợp giữa nét khuyết xuôi và móc ngược bên phải. Chữ l thường xuất hiện trong các từ: là, luôn, lắm,... Và tạo thành các cụm từ có nghĩa như: làng ta, luôn luôn, liên lạc,... Tuy nhiên, với chữ l hoa thường kết hợp giữa 3 nét: Cong dưới, nét lượn dọc và lượn ngang nối liền nhau.

Đặc điểm của chữ l trong tiếng Việt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số lỗi sai trong phát âm của người Việt khi đọc chữ l

Âm l được cấu tạo đơn giản nhưng cách phát âm sẽ gây khó khăn trong việc nhầm lẫn với chữ cái khác. Và đây không phải là nỗi lo lắng của riêng ai, rất nhiều trẻ em thường đọc sai chữ l và đọc thành n. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tìm một biện pháp sửa chữa kịp thời để tránh con thiếu tự tin trong quá trình giao tiếp.

Tại sao chữ l thường bị đọc sai thành chữ n và ngược lại?

Nguyên nhân cơ bản khi phát âm sai giữa hai âm l và n bắt nguồn từ môi trường giao tiếp hay phương ngữ vùng miền nơi trẻ lớn lên. Chẳng hạn, ở các tỉnh phía Bắc như: Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc,... thì việc phát âm nhầm lẫn giữa l và n vô cùng nhiều. 

Ngoài ra, việc giảng dạy trên lớp cũng là một yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến cách đọc của bé. Nếu ở một môi trường học tập tốt, các giáo viên sẽ luôn chú ý và rèn luyện thật kỹ với những bé phát âm chưa chuẩn. Bên cạnh đó, việc khiến bé phát âm sai cũng do bộ máy cấu âm bị khiếm khuyết như lưỡi quá ngắn hoặc quá dài.

Sự nhầm lẫn giữa âm l và n khiến bé khó tự tin khi giao tiếp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Bước 1: Đặt lưỡi vào đúng vị trí: Với âm n nên đặt đầu lưỡi ở chân răng còn âm l thì nên đặt ở chân răng hàm trên, miệng mở to để lấy hơi. Cần lưu ý rằng khi dạy bé phát âm, hãy giúp con dùng tay kiểm tra thử phần khí thoát ra ngoài. Nếu thấy khí thoát ra chưa đúng thì nên chỉnh lại vị trí đặt lưỡi.

  • Bước 2: Luyện tập thường xuyên: Thật vậy, hãy khuyến khích bé luyện tập hàng ngày với tốc độ chậm rồi từ từ chuyển sang nhanh. Điều này giúp tăng sự linh hoạt của đầu lưỡi, làm bộ máy phát âm hoạt động tốt hơn khi phát âm chữ l tiếng Việt. Hãy cho con luyện tập với các từ sau: lo lắng, líu lo, lặng im,...

  • Bước 3: Tìm đọc văn bản: Ở đây, ba mẹ hãy tìm những quyển truyện hay tác phẩm có chứa các từ bắt đầu bằng l hoặc n. Hoặc không, bạn cũng có thể cho con luyện tập với các câu nói dài như: Nói năng nên luyện luôn luôn, lên lớp lú lẫn lại hay nói lầm,...

  • Bước 4: Luyện đọc thông qua giao tiếp hàng ngày: Không gì bằng việc các em luôn nói hàng ngày với ba mẹ và các câu thường có chữ l hoặc n. Hãy khuyến khích và khen thưởng nếu con nói đúng và ủng hộ, chia sẻ nếu bé phát âm chưa chuẩn nhé. Vì những hành động này sẽ luôn là động lực cho bé học nói tốt hơn.

Hướng dẫn cách phát âm chữ l trong tiếng Việt

Dạy trẻ phát âm chữ l thì nên chú ý cách đặt lưỡi của con, khi đọc hãy để đầu lưỡi đặt ở khu vực chân răng hàm trên, miệng mở vừa rộng để lấy hơi. Tiếp theo, uốn nhanh đầu lưỡi cong lên một xíu, bật mạnh mà từ từ để lưỡi hạ xuống khi luồn hơi từ họng để đi qua hai mép lưỡi và bật ra thành tiếng /lờ/ là hoàn thành.

Hướng dẫn cách phát âm chữ l trong tiếng Việt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

VMonkey - Nền tảng tiếng Việt cho trẻ em hiện đại

Với một phương pháp học vô cùng hiện đại, thông qua 3 hình thức: Học qua hình ảnh, qua âm thanh và học qua trò chơi. Cụ thể với cách học qua hình ảnh, VMonkey đã trang bị cho các em một kho truyện đồ sộ với nhiều chủ đề gần gũi như: Bạn bè, gia đình, động vật,... phù hợp với trình độ phát triển của bé.

Với hơn 600 cuốn truyện nhân văn và giàu tính giáo dục, 6 dạng truyện đa dạng với hình thức thể hiện phù hợp với trẻ, 750+ câu hỏi tương tác sau truyện giúp bé củng cố lại kiến thức, bày tỏ quan điểm và rèn luyện khả năng ghi nhớ tốt cho con sau này. 

Một điểm cộng nữa dành cho VMonkey chính là kho sách nói khổng lồ cùng giọng đọc chuẩn, truyền cảm hứng giúp con không bị ảnh hưởng bởi phương ngữ vùng miền. Đối với phần nghe của ứng dụng, VMonkey sẽ hỗ trợ cho sự phát triển phong phú với kho từ vựng đa dạng tạo một môi trường ngôn ngữ tự nhiên cho trẻ.

Xem thêm: Cách phát âm chữ k trong tiếng Việt đơn giản và các nhầm lẫn thường gặp

VMonkey - Nền tảng tiếng Việt cho trẻ em hiện đại. (Ảnh: Monkey)

Ngoài ra, chương trình còn bổ trợ cho học sinh 112 bài học bám sát chuẩn đầu ra bởi hai hình thức: Truyện học vần và trò chơi tương tác giúp bé phân biệt và đọc tốt được 37 âm, 5 thanh và 149 vần. Các cấp độ sách nói đưa ra phù hợp với từng độ tuổi học sinh: 0-2 tuổi, 2-4 tuổi, 4-6 tuổi, 6-8 tuổi và 8-10 tuổi. 

Hiện tại, VMonkey đã có hơn 300 cuốn truyện và được cập nhật mỗi tuần. Các chủ đề đa dạng đến từ:

  • Truyện kinh điển: Bao gồm những câu truyện đến từ nhiều nước trên thế giới như Pháp, Nhật, Nga. Chẳng hạn: Truyện cáo và cò, cậu bé Pinocchio,...

  • Các bài học cuộc sống: Là những câu chuyện mang tính cuộc sống, nuôi dưỡng tâm hồn bé bằng những điều ý nghĩa, mang đến kỹ năng sống tốt hơn cho con như: Mùa hè đáng nhớ, kiên nhẫn hay đôi bàn tay hoa,...

  • Truyện cổ tích, dân gian: Nếu trẻ em Việt đã luôn gắn liền bởi những câu truyện cổ tích tuổi thơ, VMonkey đã trang bị thêm những câu chuyện đa dạng hơn như: Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, thầy bói xem voi,...

  • Thơ: Nhằm rèn luyện một tình yêu con chữ cho trẻ từ nhỏ, thơ là một trong những kiến thức thú vị nằm trong ứng dụng. Bé sẽ được làm quen bởi các tác phẩm quen thuộc như: Mua một giờ của cha, sự tích hoa ban, chiếc diều mây dựa trên các chủ đề: Ngày lễ, tình bạn, gia đình,...

VMonkey được xem là ứng dụng số 1 về phương pháp học hiện đại. (Ảnh: Monkey)

Bên cạnh những đặc tính ưu việt trên, hiện nay VMonkey đã có mặt đầy đủ trên các trang mạng ứng dụng như CH PlayApp Store. Nhằm mang lại sự tiện ích cho ba mẹ khi dạy con học, hãy tải ngay ứng dụng về máy để giúp con mình có thêm người bạn đồng hành trên những chặng đường học tiếng Việt thú vị hơn nhé.

Bài viết đã tổng hợp cách phát âm l trong tiếng Việt và những lỗi thường gặp khi ba mẹ dạy con học. Thông qua đó, bạn có thể tìm ra cho bản thân một phương pháp dạy bé phát âm tốt hơn và xây dựng được nền tảng tiếng Việt vững chắc. Chúc bạn thành công!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!