Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Cách phân biệt điệp từ (điệp ngữ) và lặp từ trong tiếng Việt
Học tiếng việt

Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Cách phân biệt điệp từ (điệp ngữ) và lặp từ trong tiếng Việt

Ngân Hà
Ngân Hà

18/07/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Điệp từ là một khái niệm quan trọng trong văn học và ngôn ngữ học, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy, điệp từ là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu định nghĩa, tác dụng và ví dụ về điệp từ. Bằng cách khám phá sâu hơn về khái niệm này, bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của điệp từ trong việc tạo nên sức mạnh và ảnh hưởng của từ ngữ. Hãy cùng tìm hiểu ngay!

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Điệp từ là gì?

Điệp từ là gì? Điệp từ (hay điệp ngữ) là một biện pháp tu từ thường gặp trong văn học, bằng cách lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ với mục đích: nhấn mạnh, khẳng định, tạo cảm xúc,...

Ví dụ, một câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.”

Tác dụng và mục đích của điệp từ là gì?

Mục đích của điệp từ là gì? Như đã trình bày ở trên, điệp ngữ thường được sử dụng trong câu với mục đích rõ ràng nhất là làm nổi bật một vấn đề và ý muốn của tác giả, đồng thời tạo ra cảm xúc mạnh cho người đọc/người nghe.

Điệp từ là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vậy, điệp từ khi sử dụng trong văn học sẽ có những tác dụng cụ thể nào? 

Hiện nay, có tổng cộng 4 tác dụng của điệp ngữ mà bạn nên chú ý:

  • Khơi gợi hình ảnh: Điệp từ giúp tác giả thể hiện rõ hơn những phong cảnh và cảm xúc đang được nhắc đến trong câu. (Ví dụ: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm.”)

  • Khẳng định: Điệp ngữ là biện pháp tu từ giúp tác giả thể hiện sự khẳng định mạnh mẽ về vấn đề mà mình đang nhắc đến một cách mạnh mẽ. (Ví dụ: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”)

  • Biểu thị sự nhấn mạnh: Việc sử dụng điệp từ có chủ đích trong câu đã giúp tác giả dễ dàng thể hiện tình cảm, nỗi lòng của nhân vật hay các vấn đề được đề cập một cách rõ ràng hơn.

  • Tác dụng liệt kê: Để là rõ nghĩa một câu hay một đại ý, tác giả sẽ thường sử dụng điệp ngữ như là một biện pháp tu từ giúp người đọc/người nghe hình dung về sự vật/hiện tượng một cách rõ nét hơn.

Các dạng điệp từ trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, điệp từ có tổng cộng 3 dạng, bao gồm: điệp từ nối tiếp, điệp từ ngắt quãng, điệp từ vòng (chuyển tiếp). Dưới đây là chi tiết về 3 dạng điệp ngữ, mời bạn tham khảo.

Điệp từ nối tiếp

Hiểu một cách đơn giản thì điệp từ nối tiếp là một từ hoặc một cụm từ được lặp đi lặp lại nối tiếp nhau nhằm tạo nhịp điệu dồn dập và điểm nhấn về cảm xúc một cách rõ ràng.

Ví dụ 1:

Hồ Chí Minh muôn năm!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Giây phút thiêng anh gọi Bác ba lần.

-> Cụm từ “Hồ Chí Minh muôn năm!” chính là điệp từ nối tiếp trong đoạn thơ trên.

Ví dụ 2:

Trông trời trông đất trông mây

Trông mưa trông nắng, trông ngày trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm.

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.

-> Từ “trông” chính là điệp từ nối tiếp trong đoạn thơ trên.

Điệp từ nối tiếp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điệp từ ngắt quãng

Điệp từ ngắt quãng được hiểu là việc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ trong đoạn, trong đó các một từ hoặc một cụm được lặp lại có khoảng cách (không nối tiếp). Điều này vô hình chung làm giảm đi tác dụng nhấn mạnh của điệp ngữ. Tuy nhiên, điệp ngữ ngắt quãng này thường được dùng trong thơ ca với mục đích bổ sung ngữ nghĩa, đồng thời giúp người đọc/người nghe cảm thấy dễ chịu hơn.

Ví dụ 1:

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

-> Từ “Nghe” là điệp từ ngắt quãng trong đoạn thơ trên.

Ví dụ 2:

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

-> Cụm từ “Nhớ sao” là điệp từ ngắt quãng trong đoạn thơ trên.

Ví dụ 3:

Nếu mai đây có chết một thân tôi 

Hai mươi tuổi, tim đang dào dạt máu 

Hai mươi tuổi, hồn quay trong gió bão 

Gân đang săn và thớ thịt căng da 

Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa! 

Hai mươi tuổi mới qua vòng thơ bé 

Dù phải chết, chết một đời trai trẻ

-> Cụm từ “Hai mươi tuổi” là điệp từ ngắt quãng trong đoạn thơ trên.

Điệp từ ngắt quãng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điệp từ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

Điệp từ chuyển tiếp hay điệp ngữ vòng thường được sử dụng trong các thể thơ lục bát, thất ngôn bát cú,... Nhằm mang lại sự liền mạch và giúp cho câu thơ không trở nên lủng củng, có một sự gắn kết nhất định giữa câu trước và câu sau. Thường thì từ hoặc cụm từ kết câu trước sẽ được sử dụng để mở đầu cho câu sau.

Ví dụ:

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

-> Cụm từ “Hàm Dương” ở câu 1 và câu 2; Từ “thấy” ở câu 3 và câu 4; Cụm từ “Ngàn dâu” ở câu 4 và câu 5 chính là điệp từ ngắt quãng trong đoạn thơ trên.

ĐỪNG BỎ LỠ!!

Chương trình xây dựng nền tảng tiếng Việt theo phương pháp hiện đại nhất.

Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

Tổng hợp các bài tập về điệp từ thường gặp (tự luyện)

Bài tập 1:

a. Đặt câu có sử dụng điệp từ có tác dụng liệt kê.

b. Đặt câu có sử dụng điệp từ có tác dụng nhấn mạnh.

c. Đặt câu có sử dụng điệp từ có tác dụng khẳng định.

c. Đặt câu có sử dụng điệp từ có tác dụng khơi gợi hình ảnh.

Bài tập 2:

Cho đoạn văn sau:

“Trường em có mái ngói đỏ tươi. Trường em có nhiều cây xanh. Trường em có khoảng sân lớn để vui chơi. Trường em có cả tiếng chim hót véo von suốt ngày. Trường em luôn rộn rã tiếng cười của các bạn học sinh. Em rất yêu trường em!”

Cách lặp từ như trên có phù hợp hay không? Nếu không hãy sửa lại cho đúng.

Bài tập về điệp từ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài tập 3: 

Tìm và giải thích về phép điệp ngữ trong các trường hợp sau:

a. 

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu, rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình, thủy chung”

b. “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

c. 

"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia"

Xem thêm:

Cách phân biệt điệp từ và lặp từ

Tuy điệp từ cũng là một phần của phép lặp từ, nhưng điệp từ lại mang giá trị nghệ thuật cao hơn vì tính tượng hình và tượng thanh của nó khi diễn đạt. Đối với lặp từ thì chúng không có tác dụng gợi hình hay biểu cảm, mà chỉ đơn giản là việc lặp lại về ngữ âm nhằm giúp liên kết các câu hoặc giải thích ngữ nghĩa.

Cách phân biệt điệp từ và lặp từ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bí quyết giúp trẻ học và giải bài tập điệp từ hiệu quả

Để giúp trẻ học và giải bài tập điệp từ hiệu quả, bạn nên áp dụng các bí quyết được chia sẻ ngay dưới đây:

  • Giải thích ý nghĩa và tác dụng của điệp từ: Trước khi trẻ học và giải bài tập điệp từ, hãy giải thích cho họ về ý nghĩa và tác dụng của điệp từ trong văn học. Điều này giúp trẻ hiểu rõ mục đích và cách sử dụng của điệp từ.

  • Cung cấp ví dụ và bài tập thực hành: Cho trẻ xem và phân tích các ví dụ về điệp từ trong văn bản, thơ ca hoặc đoạn hội thoại. Sau đó, hãy yêu cầu trẻ thực hành bằng cách tìm và xác định các điệp từ trong các bài đọc khác nhau. Điều này giúp trẻ làm quen với cách nhận biết và áp dụng điệp từ trong ngữ cảnh thực tế.

  • Tạo ra bài tập sáng tạo: Bạn có thể yêu cầu trẻ viết các đoạn văn hoặc bài thơ sử dụng điệp từ theo ý tưởng và sáng tạo của riêng mình. Điều này khuyến khích trẻ tư duy sáng tạo và ứng dụng điệp từ một cách linh hoạt.

  • Thảo luận và phân tích văn bản: Hãy chọn các đoạn văn hoặc bài thơ có chứa điệp từ và khuyến khích trẻ thảo luận về tác dụng và ý nghĩa của chúng. Giúp trẻ phân tích cách tác giả sử dụng điệp từ để thể hiện ý muốn và tạo cảm xúc.

  • Đọc và nắm vững văn bản có điệp từ: Để hiểu và giải bài tập điệp từ, trẻ cần đọc nhiều văn bản có chứa điệp từ. Hãy khuyến khích trẻ đọc sách, truyện, thơ và văn bản văn học khác để trở nên quen thuộc với cách sử dụng điệp từ và nhận biết chúng trong ngữ liệu thực tế.

  • Luyện tập thường xuyên: Để trở nên thành thạo trong việc nhận biết và sử dụng điệp từ, trẻ cần luyện tập thường xuyên. Hãy cung cấp cho trẻ nhiều bài tập điệp từ và đảm bảo họ có cơ hội áp dụng kiến thức đã học vào các bài văn tường thuật, miêu tả hoặc sáng tạo của riêng mình.

  • Sử dụng các tài liệu học phù hợp: Sử dụng sách giáo trình, tài liệu học trực tuyến hoặc ứng dụng di động liên quan đến ngữ văn và ngữ pháp để trẻ có thể tiếp cận và rèn luyện kỹ năng về điệp từ.

  • Sử dụng phần mềm học tiếng Việt: Hiện nay, đã có rất nhiều bậc phụ huynh lựa cho các ứng dụng học tiếng Việt là một giải pháp học tập tối ưu dành cho con mình. Trong đó, phải kể đến VMonkey - Ứng dụng giúp xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ, thông qua các phương pháp học tập hiện đại (như: truyện tranh tương tác, trò chơi học tập,...). Đồng thời, các câu chuyện của VMonkey cũng được đánh giá cao nhờ tính nhân văn và xây dựng cảm xúc tích cực cho trẻ.

Đăng ký tài khoản VMonkey Ngay Tại Đây để nhận ưu đãi lên đến 40% và nhiều tài liệu học tập miễn phí!

VMonkey - Xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ. (Ảnh: Monkey)

Tóm lại, bằng cách kết hợp các bí quyết trên, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ tiếp cận với các tài liệu và ví dụ thực tế, bạn có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng nhận biết, hiểu và áp dụng điệp từ một cách hiệu quả. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về “Điệp từ là gì?”. Hãy theo dõi Monkey để xem thêm các thông tin hữu ích mới nhất nhé!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online