Học chữ cái là một quá trình không hề dễ dàng, nhất là các bé vừa mới bước vào độ tuổi mầm non. Vì thế mà, ba mẹ cần phải có những phương thức phù hợp để, tự dạy con học chữ cái mẫu giáo tại nhà đúng cách. Hãy cùng tham khảo ngay những phương pháp dạy trẻ 5 tuổi học chữ phổ biến nhất trong bài viết dưới đây nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Tại sao nên dạy chữ cái cho trẻ mầm non tại nhà?
Có nhiều quan điểm của các bậc phụ huynh cho rằng việc cho trẻ học chữ cái mầm non vào lúc 5 tuổi là quá sớm. Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng đây là thời điểm quá trễ để trẻ học chữ. Ngoài ra, còn có các ý kiến khác như đây là một độ tuổi vàng mà trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức.
Vậy, thế nào là sớm, thế nào là trễ? Xin thưa rằng, không có thời điểm nào là muộn cả. Việc trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất ở độ tuổi nào, còn phụ thuộc vào rất nhiều vào các yếu tố khác, như: Môi trường sống của trẻ, chế độ dinh dưỡng, cách ba mẹ chăm sóc,...
Vì thế mà sẽ không bao giờ có một công thức chung cho các bậc phụ huynh để nuôi dạy con trẻ. Việc của bạn là thấu hiểu con trẻ, và chăm sóc chúng một cách hợp lý nhất.
Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, giai đoạn mầm non chính là nền tảng cho sự phát triển sau này của trẻ. Vì khi vào cấp một, trẻ sẽ chuyển tiếp từ việc vui chơi sang việc học tập một cách chính thống trên trường lớp.
Và đã chuẩn bị hành trang cho bé một cách hiệu quả nhất, thì việc dạy chữ cho bé trên trường mầm non là không đủ. Ba mẹ cần phải rèn luyện thêm những kỹ năng cũng như thử áp dụng một số phương pháp dạy con học chữ cái mẫu giáo tại nhà. Để tìm ra đâu là phương án phù hợp nhất với con của mình nhé!
Những cách tự dạy trẻ học chữ tại nhà hiệu quả?
Có rất nhiều cách để giúp trẻ có thể học chữ cái tại nhà, nhưng không phải phương pháp nào cũng phù hợp với con của bạn. Cho nên, bạn cần phải tìm ra một hoặc cũng có thể kết hợp hai đến ba phương pháp dành cho con của bạn.
1. VMonkey - Ứng dụng xây dựng nền tảng tiếng Việt cho trẻ mầm non
Đây là một trong những ứng dụng giúp trẻ học tốt tiếng Việt hiệu quả hàng đầu Việt Nam. Với các chương trình học mới bám sát Bộ GD&ĐT, đã hỗ trợ hàng ngàn trẻ em nước Việt tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn trên lớp.
Với các phương pháp học và bài giảng được nghiên cứu kỹ lưỡng từ đội ngũ phát triển chuyên nghiệp của Monkey. Đảm bảo rằng, những bài học mà con bạn tiếp thu đều đã được qua kiểm duyệt chặt chẽ.
Những phương pháp học mà Monkey áp dụng, đều được sự đánh giáo cao từ các chuyên gia. Như:
-
Học thông qua hình ảnh: Đây là một phương pháp học giúp trẻ có thể tương tác trực tiếp với các nhân vật trong truyện. Từ đó quên đi những điều làm bé xao nhãn, cụ thể là youtube.
-
Học thông qua âm thanh: Đây cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến phát âm của trẻ. Vì thế mà, tất cả âm thanh mà VMonkey sử dụng để được kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo chuẩn phổ thông.
-
Học thông qua trò chơi: Nhận biết được trẻ ở trong độ tuổi này luôn luôn muốn những điều thú vị. Nên, VMonkey đã thiết kế hàng loạt các trò chơi sinh động, giúp trẻ luôn thích thú và bị cuốn theo khi học trên ứng dụng.
Vì đây là một phần mềm được xây dựng dựa trên các tiêu chí để mang lại sự phù hợp nhất cho trẻ ở lứa tuổi mầm non và tiểu học. Nên ba mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cho bé nhà sử dụng thử.
2. Học là phải hành
Đây cũng là một trong những phương pháp phổ biến, không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới cũng áp dụng. Việc cho trẻ chỉ ngồi học tại chỗ một cách ù lì và thụ động. Sẽ giết chết khả năng sáng tạo, trí tò mò và cả niềm say mê với mọi vật của trẻ.
Cho nên, thay vì cho trẻ ngồi học chữ cái liên tục trong vài tiếng, hãy cho trẻ ra ngoài chơi, bên cạnh đó hãy lồng ghép các chữ cái có trẻ học. Điều này không chỉ giúp trẻ có cái nhìn cởi mở hơn về thế giới xung quanh. Mà còn giúp tăng cường trí thông minh cho trẻ một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này ở nhà, với mọi vật dụng ngay trong nhà của bạn. Điều này còn hiệu quả hơn khi bạn dạy trẻ học ghép vần hoặc tập đọc cái đồ vật. Hãy thử ngay phương pháp này nhé.
Xem thêm: Có nên cho con dùng phần mềm học đánh vần tiếng việt lớp 1 hay không?
3. Lặp lại
Đây cũng là một trong các phương pháp dạy học không mấy xa lạ đối với các giáo viên mầm non. Để tăng cường khả năng ghi nhớ cho trẻ, thì việc lặp lại các bài học chiếm vai trò tối quan trọng.
Tuy nhiên, chúng ta không nên lặp lại các bài giảng cho trẻ mà chỉ lặp lại các kiến thức đã học. Điều này sẽ giúp trẻ không bị cảm giác nhàm chán, Cũng như các kiến thức cũng sẽ được ghi sâu vào não bộ của trẻ hơn.
Bạn cũng có thể thử dán các chữ cái với các hình thù khác nhau ở mọi ngóc ngách trong nhà. Đây cũng là một cách hay giúp gợi nhớ mặt chữ cho trẻ một cách thụ động.
4. Làm “sạch” môi trường học của trẻ
Tuy đây không phải là một phương pháp. Nhưng môi trường học là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức và khả năng tư duy của trẻ. Vì thế mà Monkey vẫn sẽ nhắc đến điều này, như là một phương pháp dạy trong bài viết này.
Hãy chú ý quan sát góc học tập, điểm vui chơi hoặc những ngóc ngách mà trẻ thường xuyên lui tới trong nhà. Sau đó, hãy dọn dẹp những thứ không cần thiết.
Không nhất thiết bạn phải sắp xếp đồ vật một cách gọn gàng, chỉ là bạn nên dọn bớt những vật dụng mà bạn không muốn trẻ phải phân tâm đến nó. Vì việc để trẻ nhận ra món đồ mình thích trong một mớ hỗn độn, cũng giúp kích thích sự nhận biết đồ vật bên trong trí não của trẻ.
Hãy dọn dẹp và sắp xếp lại ngay những “điểm chạm” của trẻ. Và bạn cũng có thể kết hợp cách này với các phương pháp học trên để mang lại hiệu quả tối ưu nhất nhé.
Những điểm cần tránh để việc dạy trẻ học chữ cái tại nhà mang lại hiệu quả cao nhất
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp dạy trẻ học chữ cái mẫu giáo tại nhà trên. Thì bạn cùng cần phải tránh đi các lỗi sai mà phụ huynh thường mắc phải sau.
1. Kỳ vọng quá nhiều
Việc đặt kỳ vọng quá lớn lên trẻ chỉ mới 5 tuổi là phải thành thạo bảng chữ cái, viết chữ đẹp đúng. Điều này sẽ vô tình khiến trẻ có một áp lực vô hình về tâm lý. Từ đó ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của trẻ, gây ra xu hướng chống đối không cần thiết.
Thay vào đó, hãy đặt ra cho trẻ những mục tiêu nhỏ kèm một phần thưởng xứng đáng. Vì đây là độ tuổi mà trẻ thích tò mò, vui chơi, và khám phá về mọi thứ. Thế nên, một phần thưởng nhỏ sẽ giúp trẻ tập trung học để được nhận nó, thay vì chuyển sự tập trung đó lên những việc khác xung quanh.
2. Sử dụng đòn roi hoặc dọa nạt trẻ
Đây cũng là một trong số những sai lầm phổ biến nhất của các ông bố bà mẹ Việt. Đúng là khi trẻ sợ, chúng sẽ răm rắp theo những gì mà mình bảo. Nhưng trẻ con không phải là cái máy, bảo gì làm nấy. Mà chúng là những sinh vật nhỏ bé, cần được nâng niu và bảo vệ.
Vì thế mà, thay vì sử dụng đòn roi để con nghe lời và chịu học bài. Thì hãy ngồi xuống tâm sự cùng con, lắng nghe con, để tìm ra đúng nguyên do khiến trẻ biếng học. Từ đó giải quyết vấn đề cũng như tìm ra phương pháp học phù hợp nhất cho con của mình.
3. Luôn chê bai và so sánh con mình
Mỗi con người từ khi sinh ra đều có một sứ mạng của riêng mình, ai cũng là một cá thể riêng biệt, và không ai giống ai. Có một số cha mẹ thường rất kiệm lời khen dành cho con mình, khi chúng làm một điều gì đó tốt hoặc đúng đắn. Nhưng lại thường tỏ ra chê bai và chỉ trích con mình khi chúng mắc sai lầm.
Nhất là họ còn biện minh cho hành động ấy của mình là “Muốn tốt cho con”, “Không muốn con ngủ quên trên chiến thắng”, hay thậm chí tệ hơn là “Tôi chỉ nói những điều tôi nghĩ về đứa trẻ ấy mà thôi”. Hãy nhớ rằng bạn cũng đã từng có sai lầm, bạn cũng đã từng vấp ngã, và bạn đã trưởng thành. Và đứa trẻ này, con của bạn, cũng cần có thời gian để tôi luyện mình.
Hơn cả thế, một số ông bố bà mẹ luôn nhìn thấy con mình chưa đủ tốt và luôn so sánh với con nhà người ta. Điều này sẽ khiến cho đứa trẻ luôn có một bóng ma tâm lý rằng mình phải trở nên hoàn hảo. Mà con người thì không ai hoàn hảo, ngay cả các bậc phụ huynh cũng vậy, vì thế mà đứa trẻ sẽ lớn lên với một tâm lý vô cùng tiêu cực.
Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn không chỉ trong vấn đề học tập, mà còn trong cả quá trình trưởng thành và phát triển sau này của trẻ. Nên, các ba mẹ hãy ngừng chê bai con của mình, và khen thưởng cho những điều mà chúng đã làm tốt nhé.
Trên đây là những cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao dành bố mẹ đang dạy con học chữ cái mẫu giáo tại nhà. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Monkey, đã giúp các bậc phụ huynh thấu hiểu hơn con em của mình. Từ đó, lựa chọn được những phương pháp học phù hợp và hạn chế những sai lầm phổ biến đối với con của mình.