zalo
Hướng dẫn cách dạy trẻ tập đánh vần lớp 1 ngay tại nhà
Học tiếng việt

Hướng dẫn cách dạy trẻ tập đánh vần lớp 1 ngay tại nhà

Ngân Hà
Ngân Hà

07/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hẳn có nhiều ba mẹ không biết được rằng có nên tập đánh vần lớp 1 cho bé tại nhà hay không. Và tưởng rằng đây là một câu hỏi đơn giản nhưng thật ra lại rất khó trả lời. Tuy nhiên, lời giải đáp đang nằm trong bài viết này của Monkey, mời các ba mẹ cùng theo dõi nhé!

Bí quyết để việc dạy trẻ tập đánh vần lớp 1 tại nhà

Để dạy bé đánh vần lớp 1 hiệu quả ngay tại nhà, không chỉ dựa vào các kiến thức sẵn có của các bậc phụ huynh mà còn là những kỹ năng giáo dục được rèn luyện. Sau đây là một số "bí mật" mà giáo viên thường áp dụng khi dạy đánh vần lớp 1 cho học sinh của mình. Cụ thể như:

  • Cho trẻ làm quen và ghi nhớ bảng chữ cái: Một lưu ý nhỏ rằng, đừng dạy trẻ ghi nhớ bằng cách "học vẹt" mà hãy khiến trẻ có cảm giác thích thú hơn với bảng chứ cái tiếng Việt bằng các cách, như:
    • Dạy từ thông qua thẻ chữ cái: Đây là phương pháp giúp kích thích thị giác của trẻ, từ đó giúp trẻ có ấn tượng sâu sắc và ghi nhớ mặt chữ tốt hơn.
    • Dạy chữ cái thông qua các hoạt động hằng ngày: Bằng cách chỉ vào các từ cái xuất hiện ngẫu nhiên để trẻ đọc theo.
  • Hãy bắt đầu bằng những từ đơn giản: Đây là những từ gần gũi với bé nhất, các từ đơn mà bé thường gọi, như:  “ba”,”bà”, “bố”, “mẹ”, “mèo”, “chó”,…
  • Dạy trẻ ghép vần theo đúng lộ trình:
    • Bước đầu, học ghép phụ âm + nguyên âm đơn + dấu: Trong Tiếng Việt, có 12 phụ âm bao gồm a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y và 17 phụ âm gồm có: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, t, v, x.
    • Khi thành thục hơn thì mới dạy trẻ cách ghép phụ âm + nguyên âm đôi + dấu: 7 nguyên âm đôi là ia, iê, yê, ua, uô, ưa, ươ. 

Mặc dù, khi áp dụng các kỹ thuật nói trên có thể tăng tỷ lệ dạy trẻ tập đánh vần lớp 1 thành công đến 80%. Tuy nhiên, 20% còn lại sẽ phụ thuộc vào sự nhẫn nại của phụ huynh khi dạy, và sự kiên trì của trẻ. Vì thế mà, đừng quên việc luyện tập thường xuyên ngay cả khi đã trở nên thành thạo nhé!

Một số lưu ý cần nhớ khi tập đánh vần cho trẻ lớp 1 ngay tại nhà

Có rất nhiều bậc phụ huynh đã mặc phải các sai lầm không đáng có, khiến cho việc dạy trẻ tập đọc hay tập đánh vần ngay tại nhà kém hiệu quả đi rất nhiều. Vì thế mà, bạn cần phải ghi nhớ các lưu ý sau đây để tránh đi những lỗi sai đáng tiếc khi dạy trẻ đánh vần. Cụ thể như:

  • Nên chọn thời điềm thích hợp nhất để dạy trẻ học. Thời điểm thích hợp là khoảng thời gian mà trẻ không bị xao nhãng bởi thiết bị điện tử hay các vấn đề khác. Bên cạnh đó, khung thời gian thích hợp cho trẻ lớp 1 học là từ 10-15 phút mỗi ngày, vì còn nhỏ nên khả năng tập trung của trẻ không được lâu.
  • Luôn bình tĩnh và kiên nhẫn với con em mình. Sẽ có nhiều đứa trẻ có khả năng tiếp thu kiến thức khá chậm và khó hiểu các ngôn từ. Vì thế mà, bà mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm hiểu, thay vì quát mắng. Từ đó khắc phục phương pháp giảng dạy của mình, để nâng cao tính hiệu quả khi dạy trẻ tập đánh vần lớp 1.

Trên đây là một số lưu ý cần nhớ ngay cả trước và trong khi dạy trẻ tập đánh vần lớp 1. Vậy, các bậc phụ huynh có nên dạy học sinh lớp 1 tập đánh vần ngay tại nhà hay không? Hãy cùng Monkey đào sâu vào vấn đề này ngay ở phần tiếp theo của bài viết.

Ba mẹ có nên dạy học sinh lớp 1 tập đánh vần ngay tại nhà hay không?

Nhiều ba mẹ có thể đang hoang mang không biết được rằng có nên dạy bé ghép vần lớp 1 ngay tại nhà hay không? Câu trả lời là nên nhé ba mẹ. Và để giải thích cho việc nên dạy bé tập đánh vần lớp 1 thì phụ huynh hãy đọc qua những ý sau đây nha.

Lớp 1 là độ tuổi thích hợp để dạy đánh vần cho bé

Các bé từ khi được sinh ra cho đến khi bước vào lớp 1 được phân cấp cụ thể từng độ tuổi với khả năng học tiếng Việt của bé, như sau:

  • Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: Các bé ở độ tuổi này có thể bắt chước đọc, nói theo ba mẹ các từ đơn giản như là “ba”, “bà”,... Các bé đã có thể phản ứng được với những âm thanh quen thuộc như lúc ba mẹ gọi tên bé.

  • Từ 1 tuổi đến 2 tuổi: Đến lúc này thì bé có thể phát âm được đa dạng các từ ngữ nhiều hơn và có thể trả lời được những câu hỏi đơn giản. Chẳng hạn như hỏi bé là con mèo kêu như thế nào, nếu bé thường được nghe được thấy chú mèo thì sẽ có thể trả lời được ngay.

  • Từ 2 đến 3 tuổi: Đây là độ tuổi phù hợp để cho bé tiếp xúc với bảng chữ cái tiếng Việt. Vì các bé đã dần có thể nhận diện được các mặt chữ, đọc và phát âm được các từ đơn giản. 

  • Từ 3 tuổi đến khi bé vào lớp 1: Bé lúc này đã được phát triển nhiều hơn về tư duy cũng như là trí thông minh. Do đó mà trẻ có thể học thuộc được bảng chữ cái và các con số nếu như ba mẹ dạy con đúng cách. 

Và sau khi bé đã thuộc được bảng chữ cái thì bước tiếp theo trong quá trình học tiếng Việt của bé đó là học ghép vần. Sau khi bé đã bước vào lớp 1, chỉ học ở trên trường lớp thôi thì chưa đủ, mà ba mẹ hãy dành chút thời gian để dạy cho bé cách đánh vần lớp 1 năm 2020 hiệu quả, mà ba mẹ có thể tìm ra nhiều cách ở trên mạng Internet. 

Học chữ thêm tại nhà giúp bé học tiếng Việt lớp 1 đánh vần được hiệu quả hơn

Các bé khi được ba mẹ cho đi học lớp 1, nhiều ba mẹ nghĩ rằng bé chỉ học trên trường lớp thôi là đủ rồi, không cần phải học thêm gì ở nhà. Tuy nhiên như vậy là không nên, vì các bé sẽ khó hình thành được thói quen ý thức học tập trong tương lai. Đồng thời là bé sẽ mau quên bài vở trên lớp do không được thực hành nhiều tại nhà.

Do đó, ngoài việc cho bé học chữ, tập đọc tiếng Việt và ghép vần tại lớp thì ba mẹ hãy dành thời gian cùng bé học thêm tại nhà. Ba mẹ có thể dạy đọc tiếng Việt cho bé thông qua các quyển sách tiếng việt lớp vần đơn và đôi, để có thể cùng bé học tập tại nhà.

Ngoài ra thì ba mẹ cũng có thể tìm thêm nhiều cách tập đánh vần lớp 1 cho bé từ nguồn mạng Internet, để có thể làm phong phú thêm phương pháp dạy trẻ. Và đừng quên là hãy kiên nhẫn thực hành để trẻ có thể từng bước làm quen với bài vở nhé.

Hướng dẫn đánh vần tiếng Việt lớp 1 giúp bé mạnh dạn hơn khi đến lớp

Nhiều bé nhỏ có tính nhút nhát sẽ dễ bị tụt lại so với lớp, vì các bé sẽ gặp nhiều vấn đề như ngại hỏi bài giáo viên, ngại hỏi bạn bè,... Do đó mà khi bé không theo kịp các bạn thì lại không dám hỏi bài, khiến cho việc học của bé ngày càng đi xuống.

Trong trường hợp này, ba mẹ hãy chủ động quan tâm đến bé bằng cách hỏi thăm tình trạng học tập, cũng như là chủ động dạy đọc tiếng Việt tại nhà cho trẻ. Một khi bé đã có thể thành thạo được bảng chữ cái tiếng Việt thì việc học tại lớp cũng trở nên dễ dàng hơn với bé nhiều. 

Thêm nữa, ba mẹ cũng nên hướng dẫn đánh vần lớp 1 cho trẻ, vì khi trẻ học tiếng Việt lớp 1 ghép vần là một môn quan trọng. Vì thế, nếu như trẻ được hướng dẫn cách đánh vần lớp 1 ngay từ trước khi đến lớp, trẻ sẽ có thể dễ nắm được bài vở và tự tin hơn trong việc học tiếng Việt.

Xem thêm: Bảng chữ cái tiếng Việt hoạt hình giúp tăng hứng thú học cho trẻ

Ba mẹ dạy đọc tiếng việt mỗi ngày giúp bé thành thạo và tăng thêm tình cảm gia đình

Các bé sau khi đến trường lớp, sẽ hòa vào không khí nhộn nhịp của những giờ vui chơi và cả thời gian học tập dài mệt mỏi. Khi về nhà sẽ rất cần đến sự quan tâm của ba mẹ, vì vậy ba mẹ đừng phớt lờ đi những lo âu của bé về môn học hay bất kỳ vấn đề gì nhé.

Việc học ghép vần trên lớp là một môn mới mà bé cần phải làm quen và tiếp thu. Vì vậy mà sẽ có nhiều bé hơi chậm nhớ bài một xíu, do đó sẽ tốt hơn rất nhiều nếu như ba mẹ dành một ít thời gian hướng dẫn cách đánh vần lớp 1 cho bé. Nhờ đó mà trẻ sẽ có thể phát triển ngôn ngữ nhanh hơn và đồng thời gắn kết thêm tình cảm giữa ba mẹ và bé.

Ngoài ra thì trong lúc dạy trẻ, ba mẹ hãy lưu ý cảm xúc và thái độ của mình nếu như các bé có tiếp thu chậm nhé. Vì các bé rất nhạy cảm khi thấy biểu cảm hay lời nói khó chịu từ ba mẹ mà trở nên buồn bã. Hãy luôn thông cảm với những lỗi sai của trẻ, mà thường xuyên cổ vũ và động viên trẻ vượt qua những lỗi sai đó nha.

VMonkey - Ứng dụng dạy tiếng Việt lớp 1 ghép chữ hiệu quả nhất hiện nay

Nếu như ba mẹ muốn tìm một giải pháp khác tiện lợi hơn cho việc tập đánh vần lớp 1 cho bé thì ứng dụng VMonkey là một lựa chọn tối ưu cho ba mẹ. Ứng dụng này được sáng tạo ra nhằm xây dựng nên một nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ thông qua cách dạy học độc đáo từ âm thanh, hình ảnh và cả trò chơi.

Các bé sẽ được lắng nghe cách đọc ghép vần chuẩn theo Bộ GD&ĐT với giọng đọc êm dịu và rõ ràng thông qua phương pháp học bằng âm thanh. Tiếp đến là học thông qua hình ảnh, các bé sẽ được tương tác ấn chạm trên màn hình cảm ứng của ứng dụng, có nhiều bài tập và cách học ghép vần thú vị giúp bé ghi nhớ lâu hơn. Cuối cùng là trò chơi giải trí giúp bé giải lao sau những lúc học mệt mỏi nhưng vẫn không quên giúp trẻ ôn tập lại bài học một cách thú vị. 

Sau khi trẻ được học khóa học từ ứng dụng thì ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng tiếng Việt của trẻ. Khả năng đọc tiếng Việt và cách đánh vần của bé sẽ được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, ứng dụng còn hướng tới quá trình phát triển về mặt tâm hồn của bé với những câu chuyện nhân văn, ý nghĩa, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.

Bài viết trên đây đã nêu một số lý do, các kỹ thuật cần áp dụng, cũng như các lưu ý cần nhớ mà ba mẹ nên dạy các bé tập đánh vần lớp 1 tại nhà. Mong rằng sau khi ba mẹ đọc qua bài viết, có thể giải quyết được khúc mắc cũng như là chủ động quan tâm đến khả năng học tiếng Việt của trẻ nhiều hơn. Nếu thấy bài viết này hữu ích, thì đừng ngừng ngại mà chia sẻ những thông tin này đến người thân và bạn bè của chính mình nhé!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey