zalo
Thương số là gì? Cách xác định thương số & các dạng toán thường gặp
Học toán

Thương số là gì? Cách xác định thương số & các dạng toán thường gặp

Ngân Hà
Ngân Hà

17/11/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Thương số là gì? Thương số là một khái niệm quan trọng trong toán học, đặc biệt là trong lĩnh vực đại số. Đơn giản, thương số là kết quả của phép chia giữa hai số. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn và áp dụng linh hoạt trong các bài toán, chúng ta cần nắm vững cách xác định thương số và các dạng toán liên quan. Cùng tìm hiểu ngay!

Thương số là gì?

Thương số là gì? Thương số là một phép tính cơ bản trong toán học, và có thể được hiểu là số lượng lần mà số chia được chứa trong số bị chia. Hay nói cách khác, thương số được tính bằng cách lấy số bị chia chia cho số chia

Ví dụ:

Khái niệm thương số và các thành phần khác trong phép chia. (Ảnh: Hoc10.vn)

Hiểu về phép chia hết và phép chia có dư

Phép chia hết và phép chia có dư là hai loại phép chia cơ bản mà bất cứ học sinh nào cũng phải hiểu rõ, đặc biệt là khi học đến khái niệm thương số là gì. Vậy, phép chia hết và phép chia có dư là gì? Cùng Monkey tìm hiểu ngay sau đây:

Phép chia hết

Phép chia hết là phép chia có số dư bằng 0. Nói cách khác, phép chia hết là phép chia mà sau khi chia, số bị chia còn lại là 0.

Ví dụ: 12 : 3 = 4. Vì số dư của phép tính bằng 0, nên ta gọi đây là phép chia hết.

Phép chia có dư

Phép chia có dư là phép chia có số dư khác 0. Nói cách khác, phép chia có dư là phép chia mà sau khi chia, số bị chia còn lại là một số khác 0.

Ví dụ: 19 : 6 = 3 dư 1. Vì số dư của phép tính bằng 1 (khác 0), nên ta gọi đây là phép chia có dư.

Phép chia hết và phép chia có dư. (Ảnh: Hoc10.vn)

Các dạng toán về thương số trong chương trình học

Dưới đây là các dạng toán thường gặp về “thương số” trong chương trình toán tiểu học hiện nay.

Dạng 1: Xác định số bị chia, số chia và thương trong phép tính chia

Để xác định số bị chia, số chia và thương trong phép tính chia, ta cần quan sát phép tính chia, dựa vào dấu chia, xác định số bị chia và số chia. Thương là số lần số chia xuất hiện trong số bị chia.

Ví dụ: Có phép tính 24 : 6 = 4. Hãy xác định số bị chia, số chia và thương.

Đáp án:

  • Số bị chia là “24”.

  • Số chia là “6”.

  • Thương là “4”.

ĐỪNG BỎ LỠ!!

Chương trình học Toán bằng tiếng Anh, giúp phát triển tư duy một cách toàn diện nhất.

Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

Dạng 2: Thực hiện phép tính

Để thực hiện phép tính chia, ta cần xác định số bị chia, số chia và thương. Sau đó, ta chia số bị chia cho số chia và ghi kết quả.

Ví dụ: Thực hiện phép tính 30 : 5 = ?

Đáp án: 30 : 5 = 6. Vậy kết quả của phép tính là 6.

Các dạng toán về thương số trong chương trình học. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạng 3: Toán đố

Để giải toán đố về thương số, ta cần đọc kỹ đề bài, xác định các dữ kiện cần tìm. Sau đó, ta sử dụng các phép tính về thương số để giải bài toán và kiểm tra kết quả.

Ví dụ: Có 24 cái kẹo, chia đều cho 6 bạn thì mỗi bạn được bao nhiêu cái?

Hướng dẫn giải: 

Ta có:

  • Số bị chia là 24.

  • Số chia là 6.

  • Thương là ?

Tính: 24 : 6 = 4

Vậy mỗi bạn được 4 cái kẹo.

Hướng dẫn giải bài tập trang 74, toán lớp 3 - tập 1, SGK Cánh Diều

Nhằm giúp học sinh dễ dàng nắm bắt các bài học trên lớp, dưới đây là lời giải cho các bài tập trang 74, toán lớp 3 - tập 1, sách Cánh Diều mà bạn có thể tham khảo.

Bài 1, trang 74, toán lớp 3 - tập 1, SGK Cánh Diều

Đề bài:

Đáp án:

Bài 2, trang 74, toán lớp 3 - tập 1, SGK Cánh Diều

Đề bài:

Đáp án:

Bài 3, trang 74, toán lớp 3 - tập 1, SGK Cánh Diều

Đề bài:

Đáp án: 4 chuyến.

Hướng dẫn giải: Ta có phép tính, 14 : 4 = 3 dư 2. Suy ra, chúng ta cần ít nhất 4 chuyến để chở hết số khách mà đề bài cung cấp.

Xem thêm:

  1. Monkey Math - Ứng dụng học toán bằng tiếng Anh số 1 cho trẻ mầm non & tiểu học
  2. Số bị chia là gì? Cách xác định số bị chia & các dạng toán thường gặp
  3. Số chia là gì? Cách tìm số chia & các dạng toán thường gặp

Giúp trẻ học toán cực nhanh và hiệu quả với các mẹo sau

Để giúp trẻ học toán cực nhanh và hiệu quả, có một số mẹo và phương pháp mà ba mẹ có thể áp dụng như sau:

  • Phân loại kiến thức: Sắp xếp kiến thức thành các nhóm chủ đề hoặc loại hình bài toán giúp trẻ dễ dàng theo dõi và nhớ bài học. Việc này cũng giúp con hiểu rõ hơn cấu trúc và mối liên hệ giữa các khái niệm.

  • Thực hành liên tục: Khuyến khích trẻ giải nhiều bài toán khác nhau và thực hành hàng ngày để củng cố kiến thức và phát triển kỹ năng tính toán.

  • Sử dụng toán trong thực tế: Ví dụ, khi mua sắm, hãy cho trẻ tính giá trị của các sản phẩm hoặc tính tiền thối lại. Điều này giúp trẻ thấy rằng toán học không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà còn có ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.

  • Học thông qua trò chơi: Sử dụng trò chơi giáo dục để làm cho việc học toán trở nên thú vị hơn. Các trò chơi như bingo toán học, bài toán câu đố, hoặc thậm chí các ứng dụng học toán trực tuyến như Monkey Math đều có thể kích thích sự tò mò và niềm vui trong quá trình học ở trẻ.

Ngoài ra, Monkey Math còn giúp phát triển 5 năng lực toán học theo chương trình giáo dục phổ thông mới một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, ứng dụng này còn được ví như là một người bạn đồng hành cùng trẻ, hỗ trợ và tăng cường sự hình thành thói quen tư duy logic ngay từ khi còn nhỏ. Còn chần chờ gì mà không đăng ký tài khoản Ngay Tại Đây để nhận ưu đãi lên đến 40% và nhiều tài liệu học tập miễn phí!

Học toán cực dễ với Monkey Math. (Ảnh: Monkey)

Như vậy, bài viết này đã giúp giải đáp câu hỏi “Thương số là gì?” một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Tóm lại, chìa khóa quan trọng nhất  trong quá trình tiếp thu các kiến thức toán học của trẻ đó chính là nền tảng căn bản và sự đồng hành của phụ huynh.

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!