zalo
Tổng hợp đầy đủ công thức tính chu vi các hình học chi tiết nhất
Kiến thức cơ bản

Tổng hợp đầy đủ công thức tính chu vi các hình học chi tiết nhất

Hoàng Hà
Hoàng Hà

02/08/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi học toán hình, ngoài hiểu các loại hình trong toán học thì việc nắm rõ các công thức liên quan rất quan trọng, điển hình nhất là cách tính chu vi. Vậy nên, trong nội dung bài viết sau đây Monkey sẽ tổng hợp đầy đủ công thức tính chu vi của các hình trong toán học để các em có thể nắm rõ và ứng dụng.

Chu vi hình học là gì?

Trước khi tìm hiểu về các công thức tính chu vi của các loại hình học, các em cần hiểu rõ thế nào là chu vi?

Định nghĩa chu vi hình học

Chu vi hình học là độ dài đo được của một đường khép kín bao quanh 1 mặt phẳng 2 chiều, hoặc là độ dài đường bao quanh diện tích của hình đó như hình tròn, chữ nhật, hình vuông…

Ý nghĩa và ứng dụng của chu vi trong thực tiễn

Chu vi của hình học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và thực tế khác nhau, chẳng hạn như:

  • Kiến trúc và xây dựng: Chu vi của hình học được ứng dụng để tính toán lượng vật liệu cần thiết, đo đạc các thành phần trong xây dựg như dầm, cột, tường….
  • Đo đạc và địa lý: Việc áp dụng công thức tính chu vi sẽ được ứng dụng để đo diện tích, khoảng cách đất đai, đánh dấu địa điểm địa lý, xác định biên giới….
  • Thiết kế và nghệ thuật: Cách tính chu vi còn được dùng để tạo nên những hình dạng, tỷ lệ thích hợp trong các tác phẩm, bản vẽ nghệ thuật.
  • Quy hoạch đô thị:  Chu vi hình học còn được ứng dụng trong việc quy hoạch đô thị, giúp tính toán, xác định khu vực đất sử dụng, khu vực hạn chế, vùng bảo vệ hay quản lý các tuyến giao thông.
  • Công nghệ và lập trình: Cách tính chu vi sẽ được ứng dụng để tính toán chính xác những thông số kỹ thuật, kích thước thành phần hình học trong ứng dụng phần mềm, thiết kế máy móc và hệ thống.
  • Giáo dục: Trong toán học công thức tính chu vi sẽ giúp giải quyết chính xác các bài tập toán hình học, phát triển khả năng tư duy logic của học sinh.

Đơn vị đo lường chu vi

Đơn vi đo lường của chu vi thực chất cũng sử dụng đơn vị đo đoạn thẳng như mét (m), centimet (cm), milimet (mm)… trong hệ đo lường quốc tế SI. Nhưng tuỳ vào độ chính xác và quy mô của đối tượng cần tính chu vi mà người ta có thể dùng các đơn vị đo lường tương ứng đi kèm.

Mỗi hình học thường sẽ có cách tính chu vi khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các công thức tính chu vi các hình học đơn giản

Hình học đơn giản ở đây chính là những loại hình thường gặp, phổ biến trong toán học và thực tiễn như hình tròn, tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. Nên công thức tính chu vi của các hình này sẽ như sau:

Công thức tính chu vi hình tròn

Chu vi hình tròn được tính bằng 2 lần bán kính nhân với số PI hay bằng đường kính nhân với số PI.

Công thức: C = 2πr hoặc C = πd

Trong đó:

  • r là bán kính của hình tròn
  • d là đường kính của hình tròn.
  • π (pi) có giá trị xấp xỉ 3.14.

Ví dụ: Cho hình tròn có bán kính là 7m. Tính chu vi.

Lời giải:  Chu vi = 2 x π x 7 = 44m

Công thức tính chu vi hình vuông

Chu vi hình vuông sẽ được tính bằng cách lấy độ dài các cạnh cộng lại với nhau.

Công thức: C = 4a.

Trong đó:

  • C: Chu vi hình vuông
  • a: cạnh hình vuông

Ví dụ: Tính chu vi hình vuông có cạnh là 5cm. Chu vi = 4 x 5 = 20cm.

Công thức tính chu vi hình chữ nhật

Chu vi hình chữ nhật được tính bằng cách lấy độ dài chiều rộng cộng chiều dài nhân với 2.

Công thức: C = 2a + 2b hoặc C = 2(a + b).

Trong đó:

  • C: Chu vi hình chữ nhật
  • a: chiều dài
  • b: chiều rộng

Ví dụ: Hình chữ nhật có chiều dài là 6m và chiều rộng là 4m. Chu vi = 2 x (6 + 4) = 2 x 10 = 20 mét.

Cách tính chu vi hình tam giác

Chu vi tam giác sẽ được tính bằng tổng độ dài 3 cạnh của tam giác.

Nếu a, b và c lần lượt là độ dài ba cạnh tam giác, thì công thức tính chu vi sẽ là: C = a + b + c.

Ví dụ: Tam giác có 3 cạnh lần lượt là 3 mét, 4 mét và 5 mét. Chu vi = 3 + 4 + 5 = 12 mét.

Tuy nhiên, trong hình tam giác được chia thành nhiều loại khác nhau như tam giác thường, tam giác cân, tam giác vuông, tam giác đều… nên sẽ có một số công thức khác biệt. Nên các em có thể tìm hiểu thêm về cách tính chu vi hình tam giác đầy đủ chi tiết nhất NGAY TẠI ĐÂY.

Một số công thức tính chu vi - diện tích hình học trong thực tế. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tính chu vi các hình học đặc biệt

Ngoài những hình học phổ biến, trong toán học các em còn được làm quen với một số hình học đặc biệt và công thức tính chu vi các hình sẽ như sau:

Cách tính chu vi hình tứ giác

Đối với cách tính chu vi hình tứ giác thường sẽ được tính bằng tổng độ dài 4 cạnh của hình.

Công thức: C = a + b + c + d

Trong đó:

  • P: Chu vi hình tứ giác
  • a, b, c, d: Độ dài 4 cạnh của tứ giác.

Ví dụ: Hình tứ giác có các cạnh lần lượt là 5m, 8m, 6m và 10m. Chu vi = 5 + 8 + 6 + 10 = 29 mét.

Ngoài ra, trong hình tứ giác cũng được phân chia thành nhiều loại hình khác. Nên các em có thể tìm hiểu rõ hơn về cách tính chu vi hình tứ giác đầy đủ hơn NGAY TẠI ĐÂY.

Công thức tính chu vi hình elip

Elip là một hình học đặc biệt khá giống với hình tròn, nhưng công thức tính chu vi sẽ được tính như sau:

Công thức: Chu vi (C) ≈ 2 x π x căn bậc hai của ( (a^2 + b^2) / 2 ), trong đó a và b lần lượt là hai bán trục của hình elip.

Ví dụ: Hình elip có bán trục a = 10m và bán trục b = 6m. Chu vi ≈ 2 x 3.14 x căn bậc hai của ((10^2 + 6^2) / 2) ≈ 31.76m.

GIÚP CON HỌC TOÁN KẾT HỢP VỚI TIẾNG ANH SIÊU TIẾT KIỆM CHỈ TRÊN MỘT APP MONKEY MATH. VỚI NỘI DUNG DẠY HỌC ĐA PHƯƠNG PHÁP GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN TƯ DUY NÃO BỘ VÀ NGÔN NGỮ TOÀN DIỆN CHỈ VỚI KHOẢNG 2K/NGÀY.

Lưu ý và sai lầm thường gặp khi tính chu vi

Để giúp việc tính chu vi của hình học đảm bảo chính xác, các em cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Lưu ý về đơn vị đo lường: Hãy đảm bảo các thông số đề bài cung cấp phải cùng đơn vị đo độ dài, nếu dùng mét thì tất cả phải là mét, nếu là đơn vị đo khác cần phải quy đổi cùng đơn vị đo độ dài.
  • Dùng đúng công thức tính chu vi: Mỗi hình học sẽ có cách tính chu vi khác nhau, chưa kể một số hình như hình tam giác, hình tứ giác sẽ phân thành nhiều loại. Vậy nên, các em cần xác định chính xác loại hình học để áp dụng đúng công thức tính toán.
  • Kiểm tra lại kết quả sau mỗi phép tính: Trong toán học, nếu sai một con số hay phép tính thì kết quả cũng sẽ sai. Nên sau mỗi đáp án cần phải kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác nhé.

Bí quyết học kiến thức tính chu vi các hình học hiệu quả

Để giúp việc học kiến thức tính chu vi của hình học hiệu quả hơn, dưới đây là một số kinh nghiệm mà mọi người có thể tham khảo:

Nên luyện tập thực hành thường xuyên để nâng cao khả năng tính toán. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Hiểu rõ khái niệm và công thức: Mỗi hình sẽ có những đặc điểm và công thức tính khác nhau, nên khi giải bài tập hình nào cần phải hiểu rõ hình đó mới có thể giải được bài tập.

  • Luyện tập, thực hành thường xuyên: Vì bài tập hình học khá khô khan, nên cần thời gian và sự kiên nhẫn. Vậy nên, hãy cho các bé được làm nhiều bài tập thực hành để hiểu rõ về kiến thức, tính toán và tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.

  • Xem các ví dụ và giải thích: Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều tài liệu trong sách vở, internet về các ví dụ, cách tính chu vi hình học được giải thích rõ ràng để các con hiểu rõ kiến thức và cách thực hiện phép tính.

  • Tạo liên kết với kiến thức hình học khác: Trong các bài tập nâng cao thường sẽ có sự lồng ghép nhiều hình học khác nhau, cùng nhiều yêu cầu không chỉ tính chu vi mà còn tính diện tích, thể tích… Nên các em cần phải tạo liên kế và hiểu sâu kiến thức của nhiều hình học.

  • Tìm hiểu ứng dụng thực tế: Thay vì chỉ làm bài tập trên sgk, ba mẹ có thể đưa ra các ví dụ liên quan đến thực tiễn để con có thể luyện tập thực hành, cũng như hiểu rõ hơn về ứng dụng của chu vi trong đời sống rất cần thiết.

  • Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên hoặc ba mẹ: Nếu bé gặp khó khăn khi giải bài tập hay không hiểu bài, hãy khuyến khích con mạnh dạn hỏi giáo viên hoặc ba mẹ để được hỗ trợ và giải đáp rõ ràng trong quá trình học.

  • Tạo sự hứng thú học toán cho trẻ cùng Monkey Math: Được biết đến là ứng dụng dạy học toán online dành cho bé mầm non và tiểu học được nhiều phụ huynh tin dùng, Monkey Math sẽ áp dụng nhiều phương pháp dạy học thông qua trò chơi giáo dục, sách bài tập bổ trợ, học toán tích cực qua video, hình ảnh hoạt hoạ… Tất cả sẽ bám sát các chủ đề từ đại số, hình học để giúp con vừa nắm bắt kiến thức, vừa có sự hứng thú hơn khi học. Đảm bảo sau khi học cùng Monkey Math con sẽ cảm thấy yêu môn học và biết cách vận dụng toán vào thực tiễn hay hỗ trợ việc học trên lớp đạt kết quả tốt.

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí, cũng như nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 40% cùng Monkey Math.

Kết luận

Trên đây là những kiến thức tổng hợp về các công thức tính chu vi của các hình học. Tóm lại, với kiến thức này muốn học tốt, ứng dụng tốt đòi hỏi sự kiên nhẫn, thực hành luyện tập thường xuyên. Hy vọng dựa vào những kinh nghiệm mà Monkey chia sẻ sẽ giúp các em học tập và rèn luyện đạt kết quả tốt nhất.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!