zalo
Góc nhọn là gì? Tất tần tật kiến thức chi tiết về góc nhọn của hình học
Kiến thức cơ bản

Góc nhọn là gì? Tất tần tật kiến thức chi tiết về góc nhọn của hình học

Hoàng Hà
Hoàng Hà

29/11/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Góc nhọn là một trong những thể loại góc của hình học. Kiến thức này các em sẽ được học trong chương trình toán lớp 4, cùng với nhiều thể loại góc khác. Vậy nên, để hiểu rõ hơn góc nhọn là gì? Đặc điểm tính chất của loại góc này hãy cùng Monkey khám phá rõ hơn trong bài viết sau.

Góc nhọn là gì?

Trong tất cả các hình trong toán học, chắc hẳn ai cũng biết mỗi hình đều được tạo nên bởi các góc và đỉnh. Điển hình nhất là góc nhọn, thường xuất hiện ở các hình như hình thoi, hình bình hành, hình tứ giác, hình tam giác

Trong toán học, góc nhọn là góc được tạo nên từ 2 đường thẳng có chung một giao điểm trong tam giác bất kỳ hoặc trong mặt phẳng. Giá trị của góc nhọn thường nhỏ hơn 90°, chúng thường nằm trong khoảng > 0 và < 90°. Mọi người có thể dùng eke để xác định giá trị góc nhọn của hình hoặc để phân biệt với các hình khác.

Hình ảnh góc nhọn BAC. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đặc điểm tính chất của góc nhọn

Góc nhọn thường sẽ có những đặc điểm tính chất sau đây:

  • Góc nhọn sẽ được tạo thành bởi hai đoạn thẳng hay đường thẳng cắt nhau một góc nhỏ hơn 90°

  • Góc nhọn sẽ nhỏ hơn góc vuông.

Cách xác định giá trị góc của góc nhọn

Để có thể xác định được giá trị của góc nhọn sẽ phải phụ thuộc vào từng loại hình học. Nhưng về cơ bản sẽ bao gồm những cách sau đây:

Áp dụng tính chất và thước đo góc để xác định giá trị góc nhọn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Áp dụng tính chất của góc

Áp dụng tính chất của góc trên, mọi người có thể nhận thấy rằng với góc nhọn luôn có số đo nhỏ hơn 90°, có nghĩa là nhỏ hơn góc vuông. Vậy nên, với các hình có các góc nhỏ hơn góc vuông thì bạn có thể xác định đó chính là góc nhọn.

Lưu ý: Tùy vào từng hình học và giả thiết của từng bài tập mà các em sẽ suy ra những giá trị góc tương ứng của hình chính xác.

Sử dụng thước đo góc hoặc êke

Eke hoặc thước đo góc chính là những công cụ hỗ trợ xác định giá trị của một góc chính xác nhất bằng bao nhiêu độ. Các em có thể dùng thước để thực hiện đo giá trị của góc, nếu nhỏ hơn 90° chính là góc nhọn.

Các dạng toán về góc nhọn thường gặp

Trong chương trình toán học bậc tiểu học, các bé sẽ được làm quen và giải các dạng bài tập liên quan tới góc nhọn như sau:

Dạng 1: Nhận biết góc nhọn với các góc khác

Phương pháp giải: Ta sẽ dựa vào tính chất, định nghĩa của góc nhọn để nhận biết với các góc khác một cách dễ dàng.

Ví dụ: Trong các hình sau, đâu là góc nhọn?

Giải: Dựa vào tính chất của góc nhọn là góc > 0 và < 90°, ta thấy:

Hình 1: Số đo góc = 0

Hình 2: Số đo góc < 90°

Hình 3: Số đo góc = 90°

Hình 4: Số đo góc > 90°

=> Hình 2 là góc nhọn.

Dạng 2: Viết tên các góc nhọn trong hình cho trước

Phương pháp giải: Ta sẽ dựa vào tính chất của góc để đọc chính xác tên góc và các cạnh liên quan.

Ví dụ: Viết tên góc nhọn và các cạnh của hình chính xác

Giải: Hình trên có góc nhọn đỉnh O, cạnh ON và OM

Dạng 3: Vẽ hình tương ứng với góc nhọn

Phương pháp giải: Dựa vào yêu cầu của đề bài, để các em dùng thước đo góc hoặc eke để vẽ góc nhọn tương ứng với số đo góc tương ứng đưa ra.

Ví dụ: Vẽ góc nhọn đỉnh O, cạnh OX, OY với số đo góc tương ứng bằng 70 độ.

Giải:

Bước 1: Ta vẽ đường thẳng OX

Bước 2: Dùng thước đo góc đặt ngang bằng đường thẳng OX, điểm 0 độ trên thước sẽ đặt ngay tâm O.

Bước 3: Tiến hành xác định điểm 70 độ trên thước tương ứng

Bước 4: Nối đỉnh O tới điểm đã xác định ở bước 3 sẽ được đường thẳng OY.

Bước 5: Ta được góc nhọn AOB = 70 độ.

Bí quyết học và ghi nhớ kiến thức góc nhọn hiệu quả

Đối với kiến thức góc nhọn trong toán hình cũng khá đơn giản, chủ yếu mang tính chất giúp học sinh nhận biết được các góc cơ bản trong hình học. Nhưng đó chính là nền tảng để học các kiến thức cao hơn. Vậy nên, để giúp trẻ nắm vững được kiến thức này, cũng như học thêm nhiều dạng toán liên quan cao hơn thì dưới đây là một số bí quyết để bố mẹ áp dụng:

Xây dựng nền tảng toán học vững chắc cho trẻ cùng Monkey Math

Monkey Math được biết đến là ứng dụng dạy toán tư duy tiếng Anh online dành cho trẻ mầm non và tiểu học. Thông qua ứng dụng này sẽ góp phần giúp trẻ nắm vững được những kiến thức nền tảng toán học hiệu quả nhất, dựa vào những phương pháp tích cực để hỗ trợ việc học trên lớp và ứng dụng thực tế của trẻ tốt hơn.

Cụ thể, Monkey Math đã xây dựng với hệ thống bài học với hơn 400 bài được giảng dạy dưới dạng video, hình ảnh hoạt họa ngộ nghĩnh để hỗ trợ bé tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Tất cả nội dung đều được bám sát với hơn 60 chủ đề toán học, bao gồm các lĩnh vực về hình học, góc,… cùng nhiều kiến thức cốt lõi của toán học để giúp bé nắm chắc ngay từ khi còn nhỏ.

Học toán theo phương pháp tích cực cùng Monkey Math. (Ảnh: Monkey)

Cùng với đó, ứng dụng còn xây dựng hơn 10.000 hoạt động tương tác để bé vừa được học toán, vừa được chơi. Đây là phương pháp dạy học hiệu quả đang được nhiều nền giáo dục trên thế giới áp dụng, giúp tăng khả năng tiếp thu và kích thích tư duy não bộ của trẻ học toán tốt hơn.

Chính vì vậy, bố mẹ hoàn toàn giảm bớt gánh nặng khi dạy bé học toán tại nhà. Cùng với đó, chi phí chưa đến 2000đ/ngày để nâng cao khả năng và niềm yêu thích học toán của trẻ thì chắc chắn bố mẹ nào cũng mong muốn. Bạn có thể tải ứng dụng miễn phí để trải nghiệm cùng con ngay hôm nay.

Tải Monkey Math miễn phí cho điện thoại Android

Tải Monkey Math miễn phí cho điện thoại iOS

Lấy ví dụ về góc nhọn thông qua thực tiễn, trò chơi

Để giúp bé dễ dàng hình dung hơn trong việc nhận biết góc nhọn, bố mẹ nên đưa ra các ví dụ gần gũi trong cuộc sống của bé. Chẳng hạn như hình ảnh kim đồng hồ đang chỉ những giờ như 1h, 2h, 3h20p…. Hoặc sử dụng các bộ đồ chơi về hình học, hay các hình ảnh liên quan tới hình tam giác cũng sẽ thể hiện rõ về góc nhọn, giúp các con dễ hiểu hơn thay vì chỉ giảng dạy số đo góc nhỏ hơn 90 độ.

Cùng bé thực hành thường xuyên là điều không thể thiếu

Khi con đã nắm được lý thuyết về loại góc này, bố mẹ nên cùng con thực hành, luyện tập thường xuyên hơn. Cụ thể, bạn nên yêu cầu trẻ làm các bài tập được giao trên lớp, trong SGK, sách bài tập, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới trên internet, tìm hiểu các dạng kiến thức nâng cao thay vì chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản,…

Chính việc cho bé thực hành thường xuyên sẽ giúp con hiểu rõ cốt lõi của kiến thức này, cũng như kích thích tư duy và năng lực học toán hơn thay vì chỉ học lý thuyết.

Việc cùng bé thực hành thường xuyên rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số bài tập về góc nhọn toán lớp 4 để bé luyện tập

Để nâng cao hiệu quả học toán liên quan tới góc nhọn, dưới đây là một số bài tập để bé có thể cùng luyện tập:

(Nguồn: Tổng hợp)

Kết luận

Trên đây là những kiến thức cơ bản về góc nhọn. Mặc dù lý thuyết khá đơn giản, nhưng khi bước vào thực hành, giải bài tập đòi hỏi các bé phải tìm hiểu kỹ, chăm chỉ học, cũng như áp dụng những bí quyết mà Monkey chia sẻ trên để giúp việc học tập của trẻ đạt kết quả tốt nhất nhé.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!