Học vẽ con vật trông ngộ nghĩnh, đáng yêu và chân thân hơn khi bé học vẽ, bố mẹ có thể hướng dẫn con tại nhà theo những bước chi tiết mà Monkey chia sẻ ngay sau đây nhé.
Lợi ích của việc học vẽ con vật cho trẻ
Bé học vẽ nói chung, vẽ con vật nói riêng là bộ môn mang tới nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Chẳng hạn như:
-
Phát triển kỹ năng vận động: Thông qua việc học vẽ bé sẽ biết cách điều khiển các ngón tay khéo léo để tạo ra những hình ảnh, đường nét theo ý muốn của mình. Cũng như đòi hỏi sự kết hợp giữa mắt và tay nhuần nhuyễn để tạo nên những bức tranh ấn tượng.
-
Tăng cường trí nhớ: Thông qua hoạt động vẽ tranh, bé sẽ phải có khả năng quan sát và ghi nhớ tốt đặc điểm của con vật để vẽ lại chúng chính xác. Đây là một cách giúp rèn luyện trí nhớ của con hiệu quả.
-
Phát triển khả năng tư duy logic: Thay vì bé vẽ tranh, tô màu lộn xộn nhưng khi được học vẽ chắc chắn bé sẽ biết cách nhận diện màu sắc, đường nét, hình khối… Từ đó giúp bồi dưỡng khả năng tư duy các vật thể trong thế giới của bé.
-
Phát triển sự sáng tạo: Việc học vẽ tranh là cơ hội để bé phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của mình trong từng trang giấy hiệu quả.
-
Gia tăng cảm xúc tích cực: Học vẽ tranh là yếu tố giúp bé giải tỏa căng thẳng, đắm chìm vào thế giới màu sắc thú vị hơn. Đồng thời, dựa vào từng bức tranh của bé cũng giúp ba mẹ hiểu được suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của con tốt hơn.
-
Hình thành những đức tính tốt đẹp cho trẻ: Thông qua việc vẽ con vật sẽ giúp bé hình thành đức tính yêu thương động vật hơn.
Dạy bé học vẽ con vật cần chuẩn bị những gì?
Để hỗ trợ bé học vẽ hình các con vật dễ dàng, thuận lợi hơn thì ba mẹ cần chuẩn bị những yếu tố sau đây:
-
Chọn lớp học vẽ cho bé phù hợp với độ tuổi: Nếu để phát triển tiềm năng hội hoạ của trẻ, ba mẹ nên cho con tham gia các lớp học vẽ chuyên nghiệp để được thầy cô hướng dẫn bài bản hơn.
-
Chuẩn bị môi trường học vẽ cho bé phù hợp: Trường hợp cho bé học vẽ tại nhà, ba mẹ nên chuẩn bị bàn ghế hoặc mặt phẳng trống để bé thỏa sức chơi đùa với màu sắc mà không lo dính bẩn lên tường, sàn nhà, bàn ghế…
-
Mặc quần áo bảo vệ cho bé khi vẽ: Ba mẹ nên chuẩn bị tạp dề học vẽ, hoặc những bộ đồ cũ để bé học vẽ mà không lo bị bám màu trên áo quần giặt khó ra.
-
Chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ cho bé học vẽ: Giấy vẽ, bút chì, bít màu, bút sáp, bút lông, màu nước… chính là những nguyên liệu không thể thiếu khi học vẽ. Ba mẹ nên chuẩn bị những đồ dùng an toàn, phù hợp với độ tuổi của các bé nhé.
-
Đưa ra các quy ước trước khi bé vẽ: Với việc học vẽ của trẻ, ba mẹ nên đưa ra những nguyên tắc nhất định yêu cầu bé thực hiện như sử dụng đúng công dụng của từng nguyên liệu, không dùng màu để vẽ bậy lên tường, sau khi vẽ xong cần cất đồ dùng đúng vị trí… Đây là yếu tố rèn luyện tinh thần kỷ luật, tự giác cho bé rất cần thiết.
Các kỹ năng cơ bản khi dạy bé vẽ con vật
Để hỗ trợ việc dạy bé học vẽ con vật dễ dàng hơn, ba mẹ hãy trang bị một số kỹ năng cơ bản sau đây:
-
Kỹ năng quan sát, phân tích đặc điểm hình dạng của con vật: Mỗi con vật sẽ có những đặc điểm, hình thù riêng nên bé cần phải quan sát kỹ chúng để có thể vẽ nên được hình thù con vật chuẩn xác nhất.
-
Kỹ năng vẽ các đường cơ bản để tạo hình con vật: Với các bé mới học vẽ, có thể mượn các hình khối cơ bản như hình tròn, hình vuông, hình tròn… để vẽ nên đặc điểm của từng con vật. Chẳng hạn với hình con thỏ, phần thân có thể sử dụng hình oval, phần đầu hình tròn, chân hình chữ nhật nhỏ…
-
Kỹ năng cầm bút, màu vẽ: Không giống như cầm bút viết bài, khi học vẽ đòi hỏi bé phải cầm bút màu, bút chì cũng phải đúng. Đặc biệt, không được tì bút quá mạnh dễ bị gãy, cũng như hình vẽ chỗ đậm, chỗ nhạt. Kỹ năng này ba mẹ nên hướng dẫn và “cầm tay chỉ việc” để bé dễ hiểu hơn.
Hướng dẫn vẽ các loại con vật đơn giản cho bé
Dưới đây Monkey sẽ hướng dẫn cách vẽ một số con vật đơn giản mà ba mẹ có thể hướng dẫn cho con cùng vẽ theo nhé:
Hướng dẫn bé cách vẽ con cá
Bước 1: Phác thảo chú cá
Để đảm bảo bé vẽ chú cá nằm ngay giữa trang giấy, bạn nên hướng dẫn bé chia giấy thành 4 phần bằng nhau, tương ứng với trục dọc và ngang. Trong đó tâm của 2 trục là nơi bé vẽ cá.
Bước 2: Vẽ mang cá
Hướng dẫn bé vẽ một đường cong mềm mại ngay bên trong đường viền, vừa giúp phân chia giữa đầu và thân cá, vừa làm mang cá.
Bước 3: Vẽ Đùi Đuôi
Tiến hành vẽ thêm đường cong khác lên phần thon của thân cá, phía trước đuôi.
Bước 4: Vẽ Vây ngực
Để vẽ vây cá chuẩn, đẹp, ba mẹ có thể hướng dẫn con vẽ hai đường cong nối liền nhau. Chú ý là hai điểm của của những đường con này phải nối với nhau tạo thành vây ngực.
Bước 5: Hoàn thành tất cả các vây của cá
Các bé tiếp tục vẽ các vây cá dán ở phần dưới và đầu cá, lần lượt là vây bụng và vây lưng. Đồng thời, từ phần vây lưng, hãy vẽ một hình cong dài nối trực tiếp lên thân của con cá.
Sau đó, vẽ thêm hình tam giác “ngược” phía dưới để làm thành vây bụng.
Bước 6: Vẽ miệng của cá
Ở góc khuôn mặt chú cá, hướng dẫn con vẽ một đường chéo nhỏ nối từ trên xuống dưới như hình dạng một nửa hình thoi.
Bước 7: Vẽ đôi mắt tròn
Để vẽ chuẩn chú cá hơn, đừng quên vẽ thêm đôi mắt tròn cho chú cá nhé. Bé có thể vẽ một vòng tròn nhỏ trên khuôn mặt, cộng thêm một vòng tròn nhỏ khác màu đen để tượng trưng cho con ngươi để làm nổi bật mống mắt chú cá là được. Chú ý, khi tô bóng mắt cho cá, ba mẹ nên hướng dẫn con chỉ nên tô bóng toàn bộ con ngươi, thừa phần mống mắt để tạo hiệu ứng lấp lánh cho chú cá hơn nhé.
Hướng dẫn bé học vẽ con chó
Bước 1: vẽ mõm
Vẽ mõm chú chó khá đơn giản, hãy bắt đầu bằng cách vẽ một hình bầu dục vừa phải.
Bước 2: Vẽ đầu con chó
Tiếp đến vẽ phần thân chú chó bằng hình chữ U ngược phía so với hình bầu dục. Đây sẽ là phần đầu. Tiếp đến, ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ vẽ thêm một hình tam giác hoặc hình tròn nhỏ để làm mũi.
Bước 3: vẽ tai chú chó
Để vẽ tai chú chó, ba mẹ hướng dẫn bé vẽ 2 đường cong nói phần đầu, phần mõm như hình minh hoạ sau.
Bước 4: vẽ mắt và miệng
Để vẽ đôi mắt, bé chỉ cần vẽ 2 dấu chấm tròn nhỏ cân đối, vẽ thêm cặp chân mày để chú chó trông đáng yêu hơn. Và phần miệng có thể vẽ theo hướng dẫn sau để chú cho trông tươi tắn hơn nhé.
Bước 5: hoàn thành
Cuối cùng, các bé chỉ cần vẽ thêm cặp chân sau, trước và chiếc đuôi nữa cho chú chó là hoàn thành rồi.
Hướng dẫn bé học vẽ con gà
Hướng dẫn bé vẽ con mèo
Bước 1: Vẽ đầu con mèo
Để vẽ đầu con mèo, các bé sẽ vẽ một hình tròn ở ngay chính giữa tờ giấy, hơi cao một chút.
Bước 2: Vẽ mắt và mũi mèo
Tiếp tục vẽ mũi mèo với một hình tam giác ngược nhỏ. Đôi tai sẽ là hình tam giác xuôi. Lưu ý nên vẽ phần tai và miệng khác màu với đầu chú mèo nhé.
Bước 3: Hoàn thiện các chi tiết trên khuôn mặt chú mèo
Sau khi đã vẽ xong mắt, mũi thì ba mẹ có thể hướng dẫn bé vẽ đầy đủ các chi tiết con lại trên khuôn mặt chú mèo theo hướng dẫn như hình minh hoạ sau.
Bước 4: Vẽ râu mèo
Cách vẽ này đơn giản khi chỉ cần vẽ mỗi bên má sẽ là 3 chiếc râu để nhận dạng được đặc điểm của chú mèo hơn.
Bước 5: Vẽ chân mèo
Vẽ chân mèo, các bé có thể vẽ hình dáng chữ U ngược khá đơn giản.
Bước 6: Vẽ móng vuốt và đuôi
Một đặc điểm giúp nhận dạng những chú mẹo chính là chiếc đuôi và bộ móng vuốt. Vậy nên, sau khi vẽ xong bé có thể dễ dàng tô màu theo màu sắc mình yêu thích nhé.
Hướng dẫn vẽ một số con vật khác cho bé
Xem thêm: Học vẽ chân dung: Kỹ thuật và hướng dẫn học chi tiết nhất
Một số kinh nghiệm giúp bé học vẽ con vật hiệu quả
Để hỗ trợ bé học vẽ nói chung, vẽ con vật nói riêng tốt hơn thì ba mẹ có thể áp dụng thêm một số kinh nghiệm sau đây:
-
Khuyến khích trẻ sáng tạo và thể hiện ý tưởng cá nhân trong việc vẽ con vật: Không nhất thiết phải vẽ chính xác như mẫu, bé có thể thỏa sức sáng tạo hình con vật mà mình yêu thích theo nhiều phạm trù khác nhau, nhưng vẫn phải đảm bảo có đặc điểm nhận dạng chính xác của từng con nhé.
-
Cho bé thử nghiệm các kỹ thuật và phong cách vẽ độc đáo: Ngoài vẽ theo mẫu hay tô màu tranh con vật, ba mẹ có thể cho bé vẽ nhiều bức tranh có liên quan tới con vật hơn như tranh phong cảnh sở thú, hoạt động của các con vật, tranh trừu tượng… để kích thích sự hào hứng trong trẻ tốt hơn.
-
Khích lệ và động viên trẻ trong quá trình học và sáng tạo: Trong giai đoạn đầu khi học bé sẽ có chút hào hứng, nhưng càng về sau con có thể nhanh chán. Vậy nên, ba mẹ cần động viên, khích lệ và có lời khen ngợi cho những tác phẩm của con nhé.
-
Cho bé tham gia các hoạt động vẽ: Ngoài cho con học vẽ tại nhà, ba mẹ cũng nên tạo điều kiện cho bé tham gia các hoạt động vẽ tranh cùng bạn bè, hay tại các trung tâm… để con có cơ hội học hỏi, trải nghiệm và tiếp thu nhiều kiến thức mới khi học vẽ tốt hơn.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cách học vẽ con vật mà ba mẹ có thể tham khảo để hướng dẫn cho bé làm quen, học tập. Với việc cho con học vẽ từ sớm sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của bé. Hy vọng, thông qua bài viết này ba mẹ và các bé sẽ được thoả sức trong niềm đam mê hội hoạ hiệu quả hơn nhé.