zalo
Mức học phí lớp 1 mới nhất là bao nhiêu? Gồm những khoản nào?
Chọn trường

Mức học phí lớp 1 mới nhất là bao nhiêu? Gồm những khoản nào?

Phương Đặng
Phương Đặng

21/07/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Tiền học phí lớp 1 mới nhất là bao nhiêu? Cần đóng những khoản gì? Mức thu có gì khác giữa các trường công lập, trường tư và trường quốc tế? Chi tiết ba mẹ hãy tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!

Mức học phí lớp 1 mới nhất là bao nhiêu?

Học phí là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu mà phụ huynh quan tâm khi chọn trường tiểu học cho con. Ngoài các khía cạnh về chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất, học phí ở mỗi loại trường lại có điểm khác nhau. Cụ thể, căn cứ Điều 99 Luật Giáo dục 2019 quy định:

  • Trường công: Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

  • Trường tư thục: Cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các dịch vụ khác bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý. Ngoại trừ trường hợp đã nêu ở trên sẽ được Nhà nước hỗ trợ một phần.

  • Trường quốc tế: Các trường quốc tế được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các dịch vụ khác bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý. Thực hiện công khai chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo và mức thu theo cam kết trong đề án thành lập trường, công khai cho từng khóa học, cấp học, năm học theo quy định của pháp luật.

Mức học phí lớp 1 mới nhất. (Ảnh: Internet)

Mặt khác, căn cứ theo Điều 14 Nghị định 81/2021/NĐ-CP cũng quy định như sau:

Đối tượng không phải đóng học phí

1. Học sinh tiểu học trường công lập.

2. Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Các ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Trường Tiểu học được phép và KHÔNG được phép thu các khoản nào?

Ngoài khoản thu học phí cố định, các trường sẽ có phát sinh thêm các khoản thu khác như tiền học thêm, tiền bảo hiểm cho học sinh, tiền ăn uống đối với học sinh bán trú, nội trú, v.v… Dưới đây là những khoản ĐƯỢC và KHÔNG ĐƯỢC thu theo quy định pháp luật:

Các khoản được phép thu

Học sinh tiểu học ngoài việc được miễn (đối với trường công) hoặc được hỗ trợ học phí (đối với trường tư) thì phụ huynh có thể phải đóng một số khoản thu khác như:

Tiền dạy thêm, học thêm trong trường

Theo Điều 7 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về thu, quản lý tiền học thêm thì thu tiền học thêm là để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.

Trong đó, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường. Đồng thời, nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.

Phụ huynh cần đóng tiền học thêm nếu con tham gia. (Ảnh: Internet)

Bảo hiểm y tế học sinh

Căn cứ theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, học sinh là một trong những đối tượng phải mua bảo hiểm y tế và thuộc nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng (theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 146).

Cụ thể, mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh được quy định tại Điều 7 Nghị định 146 là 4,5% mức lương cơ sở. Đồng thời, theo Điều 8 Nghị định này, học sinh sẽ được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng.

Mức đóng bảo hiểm y tế cho học sinh được tính như sau:

Mức đóng = Mức lương cơ sở x 4,5% x Số tháng tham gia

Ngoài ra, theo khoản 7 Điều 13, thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh tiểu học. Trong đó, giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học.

Tiền quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu

Điều 9 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định: Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi.

Hiện nay, phần lớn các trường tiểu học đều có đồng phục riêng cho học sinh và tiền may đồng phục thường sẽ được thu vào đầu năm học

Các khoản viện trợ, quà, biếu, tặng, cho

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT, các trường được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau:

  • Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục;

  • Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.

Ngoài các khoản thu trên, các trường có thể sẽ thu thêm các loại tiền khác như: Tiền phục vụ bán trú (tiền ăn, tiền các thiết bị phục vụ bán trú,…); tiền học 02 buổi/ngày; tiền nước uống… Các khoản thu này sẽ được quy định cụ thể tùy từng địa phương sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

Các khoản KHÔNG được phép thu

Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định, ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện và các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như:

  • Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường;

  • Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;

  • Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường;

  • Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục;

  • Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Lưu ý: quy định này chỉ áp dụng với các trường công lập.

Nhà trường không được phép thu phí xây dựng mới công trình trong trường. (Ảnh: Internet)

So sánh tiền học phí lớp 1 trường công lập, tư thục và quốc tế

Chi tiết về học phí và các khoản thu khác tại 3 trường công lập, trường tư và trường quốc tế có những điểm khác biệt như sau. (Đơn vị tính: 1000 VNĐ)

 

Trường công

Trường tư thục

Trường quốc tế

Học phí

Miễn phí

3.000/ tháng

Tiểu học Nguyễn Siêu: 8.500/ tháng

Trường Quốc tế Việt - Úc: 123.9/ 10 tháng

Khoản thu khác

Tiền ăn: 450 

Dịch vụ bán trú: 130

Tiếng Anh: 150

Học thêm 2 buổi: 100

Nước: 12

Cuối buổi: 180

Sữa học đường: 50

Các khoản quỹ đầu năm gồm cơ sở vật chất, đồng phục, bảo hiểm và quỹ phụ huynh: 3.000 - 4.000

Phí hồ sơ xét tuyển vào trường: 300

Phí ghi danh: 3000

Bán trú: 500

Ăn sáng, trưa, quà chiều: 70/ ngày

Đón muộn: 200/ tháng

Phí học các môn bổ trợ, nâng cao, Tiếng Anh, thể thao, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kỹ năng sống: 3.000/ tháng

Chương trình Tiếng Anh liên kết: 1.500

Phí ghi danh: Từ 1.000

Phí giữ chỗ: 10.500

Quỹ hỗ trợ phát triển trường: 9.500

Tiền ăn: 1.800/ tháng

Đăng ký xe đưa đón: 2.000/ tháng.

Các khoản này chưa bao gồm đồng phục, sách giáo khoa, đồ dùng học tập...

Tổng cộng

14.000/ 9 tháng

9.700/ tháng

300.000 - 560.000/ năm

Lưu ý:

  • Học phí trường tư thục nói trên được tham khảo từ trường Liên cấp Tiểu học & THCS Ngôi sao Hà Nội. 

  • Tùy từng trường sẽ có mức thu khác nhau.

  • Các khoản thu khác trường quốc tế được tham khảo từ trường Quốc tế Việt - Úc. Ba mẹ có thể tham khảo thêm học phí, khoản thu các trường quốc tế khác TẠI ĐÂY.

Như vậy, với những thông tin trên, ba mẹ đã nắm được mức học phí lớp 1 của mỗi trường. Bên cạnh đó, ba mẹ cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho bé để tránh khỏi bỡ ngỡ trước khi vào lớp 1. Hiểu được điều này, thầy cô Monkey cung cấp giải pháp "Tiền tiểu học" giúp con dần hình thành thói quen học tập có kỷ luật với chuỗi chương trình vừa học vừa chơi gồm 3 môn: Toán, Tiếng Anh, Tiếng Việt

Tính đến nay, cộng đồng phụ huynh và học sinh Monkey đạt tới con số hàng chục triệu. Đây là nơi giúp ba mẹ tham khảo nhiều phương pháp dạy do các ba mẹ khác chia sẻ, hỏi đáp cách dùng chương trình tối ưu, hơn hết là chia sẻ thành tích của các con và động viên nhau cùng cố gắng. 

Ba mẹ quan tâm có thể xem thêm thông tin chi tiết chương trình học TẠI ĐÂY. Đặc biệt, khi ba mẹ đăng ký trọn bộ sẽ nhận được đặc quyền ưu đãi tới 50%, tiết kiệm tới 2.000.000 VNĐ.

Chuỗi chương trình 3 môn tiền tiểu học & Tiểu học của Monkey. (Ảnh: Tác giả)

Trên đây là tổng hợp thông tin về học phí lớp 1 của 3 trường công lập, tư thục và quốc tế. Dựa vào mức phí tham khảo, ba mẹ có thể cân nhắc chọn trường phù hợp cho con và đảm bảo điều kiện tài chính gia đình. Ba mẹ hãy tiếp tục đón đọc các bài viết trên chuyên mục Nuôi dạy con của Monkey để cập nhật thêm thông tin về chọn trường cũng như kiến thức nuôi con nhé!

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!