zalo
[LƯU Ý] 5 Vấn đề quan trọng về học phí bán trú lớp 1 ba mẹ cần biết
Chọn trường

[LƯU Ý] 5 Vấn đề quan trọng về học phí bán trú lớp 1 ba mẹ cần biết

Phương Đặng
Phương Đặng

23/07/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Hình thức học bán trú không chỉ giúp con có thêm thời gian nghỉ ngơi tại trường mà còn tiết kiệm thời gian đưa đón nhiều lần trong ngày của ba mẹ. Vậy học phí bán trú lớp 1 có cao không? Gồm những khoản gì? Liệu có được miễn phí? Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây!

Học phí bán trú và những lợi ích khi đóng phí

Học bán trú là hình thức học sinh lớp 1 sẽ ở tại trường cả ngày. Ngoài giờ học, các con sẽ được cung cấp đầy đủ bữa trưa, bữa phụ chiều và được ngủ trưa trong phòng nghỉ. Khác với nội trú, các con sẽ được về nhà sau khi kết thúc giờ học buổi chiều. 

Học bán trú giúp con có thêm thời gian ăn uống nghỉ ngơi. (Ảnh: Internet)

Hình thức học này rất phù hợp với những bạn nhỏ nhà xa hoặc nhà gần nhưng ba mẹ lại bận rộn, không thể đưa đón con nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, vì vấn đề này nên nhiều ba mẹ còn băn khoăn học phí bán trú có thể cao hơn điều kiện tài chính gia đình, phân vân chưa biết nên cho con học hay không. Vậy thì ba mẹ có thể nhìn nhận những lợi ích khi học bán trú lớp 1 như sau:

  • Đảm bảo sức khỏe cho con: Ăn bán trú và nghỉ trưa tại trường giúp con có thêm thời gian nghỉ ngơi, ăn uống mà không cần vội vàng. Việc sinh hoạt điều độ đảm bảo con khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn, học tập tốt hơn.

  • Gắn bó thân thiết với bạn bè: Ăn ngủ trưa tại trường là cơ hội để con được sinh hoạt tập thể cùng các bạn, nhờ vậy mà con có thêm thời gian tìm hiểu, vui chơi cùng bạn nhiều hơn. Con cũng có thể tìm thấy những người bạn thân thiết của riêng mình.

  • Tạo điều kiện để con tự lập: Tự ăn uống, ngủ nghỉ tại trường giúp con hình thành thói quen tự lập từ những hoạt động cá nhân. Nếu như ở nhà, một số bạn nhỏ vẫn cần ba mẹ đút cơm, dỗ ngủ thì học bán trú tại trường các con sẽ phải tự túc làm điều đó. Hơn nữa, con sẽ cần tự làm những việc nhỏ như lau miệng, uống nước, trải chăn chiếu để phục vụ cho việc nghỉ ngơi của mình.

  • Tối ưu thời gian cho ba mẹ: Không chỉ tiết kiệm thời gian đưa đón con, ba mẹ sẽ có thêm thời gian buổi trưa để sắp xếp, chuẩn bị bữa ăn tối cho con chu đáo hơn. Ngoài ra, nếu ba mẹ muốn dạy thêm con ở nhà thì cũng có thể tận dụng thời gian này để chuẩn bị tài liệu cẩn thận hơn. Nhờ vậy mà trẻ sẽ có những bữa ăn ngon & giờ học thêm vui vẻ cùng gia đình.

Xem thêm: [Chia sẻ] Kinh nghiệm chọn trường cho con vào lớp 1 “đắt giá” nhất

Học phí bán trú lớp 1 gồm những khoản nào?

Theo Khoản 6 Điều 99 Luật Giáo dục 2019 về Cơ chế thu và quản lý học phí, các khoản thu dịch vụ trong hoạt động giáo dục quy định: 

Các khoản thu trong học phí bán trú. (Ảnh: Internet)

a. Chính phủ quy định cơ chế thu và quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.

b. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể, các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập theo thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Theo đó, toàn bộ khoản thu ngoài học phí như tiền bán trú, các hoạt động dạy học thêm,... trước khi ban hành đều được phê duyệt trước. Vì vậy, mức thu học phí bán trú được áp dụng khi có thỏa thuận đồng tình giữa Nhà trường và phụ huynh học sinh.

Ví dụ tại TP. HCM, ngày 12/07 vừa qua, HĐND TP.HCM đã thông qua nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập năm học 2023-2024. Trong đó, đối với khoản thu phí bán trú sẽ bao gồm 5 khoản:

  • Tiền tổ chức phục vụ, quản lý và vệ sinh bán trú: 250.000 - 550.000 đồng/tháng

  • Tiền phục vụ ăn sáng: 60.000 - 220.000 đồng/tháng

  • Tiền mua sắm thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú: 200.000 - 450.000 đồng/năm

  • Tiền công trả lương cho nhân viên nuôi dưỡng: 160.000 - 260.000 đồng/tháng

  • Tiền trông giữ trẻ ngoài giờ (chỉ áp dụng với cấp học Mầm non nên không có trong học phí bán trú lớp 1.)

Lưu ý: Các con số nêu trên có thể thay đổi dựa trên bản phê duyệt của từng tỉnh, thành phố.

Hướng dẫn cách tính & thanh toán học phí bán trú

Căn cứ Công văn 296/SGD&ĐT - KHTC về việc Hướng dẫn nội dung chi học 2 buổi/ngày & bán trú, học phí bán trú được tính bằng tổng của các khoản thu như sau:

Cách tính và thanh toán học phí bán trú. (Ảnh: Internet)

1/ Tiền ăn: Chi cho bữa ăn chính và bữa ăn phụ (bao gồm cả tiền chất đốt) theo thỏa thuận

2/ Tiền cơ sở vật chất cho bán trú: (trang bị giường, chiếu, chăn, khăn mặt, bát, đĩa, cốc, xoong, nồi, bếp gas, điện, nước …) được sử dụng hết cho việc trang bị cơ sở vật chất cho bán trú theo thỏa thuận.

3/ Tiền chăm sóc bán trú: Bồi dưỡng người trực tiếp chăm sóc, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, nhân viên bếp …

Trong đó:

  • 80% cho người trực tiếp chăm sóc, nhân viên phục vụ khác.
  • 20% cho cán bộ quản lý, kế toán, thủ quỹ, thanh tra, công đoàn … và phúc lợi tập thể. Mức chi có thể vận dụng như cách chi học 2 buổi/ngày.

Về quá trình thanh toán học phí bán trú, phụ huynh cần cập nhật thông tin của từng trước vì quy định thu của mỗi trường có sự khác nhau. Thông thường, khoản chi bán trú sẽ được thu cùng với các khoản thu đầu năm khi vào năm học mới.

Chính sách miễn giảm học phí bán trú lớp 1

Ngoài các quy định về mức thu học phí bán trú thông thường, phụ huynh và học sinh khó khăn có thể được hưởng chính sách miễn giảm học phí bán trú. Cụ thể như sau:

Các chính sách miễn giảm học phí bán trú. (Ảnh: Internet)

Điều kiện miễn giảm học phí bán trú

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 116/2016/NĐ-CP chính sách hỗ trợ học sinh trường phổ thông ở xã thôn đặc biệt khó khăn quy định Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở phải bảo đảm một trong các Điều kiện sau:

a) Là học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú;

b) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Nhà ở xa trường Khoảng cách từ 4km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;

c) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn cụ thể như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Hồ sơ và mẫu đơn đề nghị

Tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định về Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ đối với  học sinh tiểu học, trung học cơ sở đang học tại các trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với học sinh tiểu học theo Mẫu số 01, học sinh trung học cơ sở theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này).

b) Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).

Mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí bán trú. (Ảnh: Internet)

Tải mẫu đơn TẠI ĐÂY.

Phương thức miễn giảm

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 65/2011/TTLT-BGDĐT-BTC-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Quyết định 85/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú do Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính – Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

a) Việc chi trả kinh phí hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú được chi trả hàng tháng. Tùy theo điều kiện cụ thể, nhà trường quyết định việc tổ chức nấu ăn cho các em hoặc chi trả tiền mặt cho các em cho phù hợp (khuyến khích cơ sở giáo dục tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh);

b) Việc chi trả kinh phí hỗ trợ nhà ở (đối với học sinh tự lo chỗ ở) được cấp phát trực tiếp bằng tiền mặt cho học sinh. Việc chi trả này thực hiện 2 lần/năm học: lần 1 cấp vào tháng 9, lần 2 cấp vào tháng 1 năm sau.

Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ tại Thông tư này là:

1. Học sinh tiểu học và trung học cơ sở bán trú đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở công lập khác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn do nhà ở xa trường, địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày được xét duyệt theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định cụ thể tại Điều 2 của thông tư này.

2. Trường phổ thông dân tộc bán trú được thành lập theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Làm thế nào để so sánh và chọn mức học phí bán trú lớp 1 phù hợp?

Thông qua các quy định trên, ba mẹ có thể thấy mức phí bán trú lớp 1 của mỗi trường sẽ có phần khác nhau dựa trên quyết định được phê duyệt. Nếu ba mẹ muốn so sánh và lựa chọn trường bán trú phù hợp thì nên tham khảo từ 2 nguồn thông tin:

Tham khảo thông tin từ bộ phận tuyển sinh nhà trường 

Quy định khoản thu bán trú mỗi tỉnh thành đều có mức tối đa nên các trường sẽ đưa mức học phí dựa trên mức trần đó. Ngoài ra, khoản thu bán trú sẽ bao gồm các khoản theo quy định chung, vì vậy phụ huynh cần liên hệ đến bộ phận tuyển sinh hoặc ban quản lý Nhà trường để biết thông tin chi tiết.

Phụ huynh trao đổi trực tiếp với thầy cô tuyển sinh để nắm được học phí cụ thể. (Ảnh: Internet)

Hỏi thăm các phụ huynh có con đang theo học tại trường

Một nguồn thông tin tương đối chính xác là phụ huynh có con đang theo học tại trường. Ba mẹ có thể tìm và hỏi thăm ý kiến các ba mẹ có con đang học bán trú tại trường dự định đăng ký để tham khảo mức thu học phí bán trú trong năm gần nhất. 

Như vậy, với những thông tin trên, ba mẹ đã có thể cân nhắc việc đăng ký và đóng học phí bán trú lớp 1 để tạo điều kiện cho con học tập, nghỉ ngơi tốt nhất. Bên cạnh đó, ba mẹ cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho bé để tránh khỏi bỡ ngỡ trước khi vào lớp 1. Hiểu được điều này, thầy cô Monkey cung cấp giải pháp "Tiền tiểu học" giúp con dần hình thành thói quen học tập có kỷ luật với chuỗi chương trình vừa học vừa chơi gồm 3 môn: Toán, Tiếng Anh, Tiếng Việt

Tính đến nay, cộng đồng phụ huynh và học sinh Monkey đạt tới con số hàng chục triệu. Đây là nơi giúp ba mẹ tham khảo nhiều phương pháp dạy do các ba mẹ khác chia sẻ, hỏi đáp cách dùng chương trình tối ưu, hơn hết là chia sẻ thành tích của các con và động viên nhau cùng cố gắng. 

Ba mẹ quan tâm có thể xem thêm thông tin chi tiết chương trình học TẠI ĐÂY. Đặc biệt, khi ba mẹ đăng ký trọn bộ sẽ nhận được đặc quyền ưu đãi tới 50%, tiết kiệm tới 2.000.000 VNĐ.

Chuỗi chương trình 3 môn tiền tiểu học & Tiểu học của Monkey. (Ảnh: Tác giả)

Trên đây là tổng hợp thông tin về học phí bán trú lớp 1 kèm các quy định Pháp luật liên quan. Ba mẹ có thể tham khảo thêm thông tin từ mỗi trường để nắm được mức thu chi bán trú chính xác nhất. Nếu ba mẹ còn nhiều băn khoăn về vấn đề học phí hay chọn trường, hãy theo dõi chuyên mục Nuôi dạy con của Monkey để đón đọc các bài viết hữu ích về vấn đề này nhé!

 

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!