zalo
Trường mầm non là gì? Mục tiêu và vai trò của trường mầm non trong sự phát triển của trẻ
Chọn trường

Trường mầm non là gì? Mục tiêu và vai trò của trường mầm non trong sự phát triển của trẻ

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

13/04/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Trường mầm non là gì? Hiện nay, trẻ em trong độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi là đủ điều kiện theo học tại cơ sở giáo dục mầm non. Vậy vai trò, ý nghĩa của giáo dục mầm non đối với sự phát triển của trẻ là gì? Tất cả đều được nhà nước quy định cực kỳ rõ ràng trong các thông tư, văn bản pháp luật. Hãy cùng Monkey tìm hiểu hơn về những thông tin này nhé. 

Trường mầm non là gì? 

Trường mầm non là cơ sở giáo dục nhận chăm sóc, giáo dục trẻ trong độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi. Điều này đồng nghĩa trường mầm non là sự kết hợp giữa nhà trẻ và trường mẫu giáo. Bởi nhà trẻ là cơ sở trông trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 36 tháng. Trong khi đó, nhà trẻ là cơ sở trông và dạy trẻ trong độ độ tuổi 3-6. 

Trường mầm non là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Loại trường mầm non hiện nay

Theo Điều 4 Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT, quy định về các loại hình trường mầm non như sau: 

  • Trường mầm non công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.

  • Trường mầm non dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.

  • Trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động".

Mục tiêu của giáo dục mầm non

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

(Trích Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT)

Nhiệm vụ của trường mầm non là gì? 

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non được quy định tại Điều 3 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT. 

  • Xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường.

  • Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

  • Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường công lập; quản lý, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

  • Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định. Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

  • Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục.

  • Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong phạm vi được phân công; thực hiện hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non khác trên địa bàn nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục theo phân công của cấp có thẩm quyền.

  • Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

  • Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

  • Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động phù hợp trong cộng đồng.

  • Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

(Trích Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT)

ĐỪNG BỎ LỠ!!

Chương trình xây dựng nền tảng tiếng Việt theo phương pháp hiện đại nhất.

Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

Một số yêu cầu đối với trường mầm non

Theo thông tư 51/2020/TT-BGDĐT, một số yêu cầu đối với cơ sở giáo dục mầm non được nêu rõ, liên quan đến nội dung học, phương pháp giáo dục và sự đánh giá trẻ. 

Yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non

1. Bảo đảm tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; bảo đảm tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.

2. Phù hợp với sự phát triển tâm lý, sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

Yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non

1. Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm lý, sinh lý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.

2. Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hoà giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.

Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Yêu cầu về đánh giá sự phát triển của trẻ 

Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày.

Yêu cầu về đánh giá sự phát triển của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

5+ Vai trò của trường mầm non đối với sự phát triển của trẻ

Giáo dục mầm non có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đây là giai đoạn nền tảng, giúp trang bị và thúc đẩy nhiều kỹ năng quan trọng của trẻ trước khi vào lớp 1. Cụ thể như sau: 

Hỗ trợ trẻ phát triển hoạt động thể chất, tinh thần

Khi học mầm non, trẻ sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động thể chất, rèn luyện thể dục mỗi ngày. Cùng với đó, các chương trình học, vui hát, âm nhạc, ca múa tại trường cũng khiến trẻ vui vẻ và hạnh phúc mỗi khi tới trường. Những điều này góp phần thúc đẩy, phát triển đời sống thể chất và tinh thần của bé. 

Nâng cao tiềm năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ

Các giờ học trên lớp, bao gồm cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ là tiền đề quan trọng giúp con phát triển tiềm năng ngôn ngữ của mình. Việc thường xuyên được giao tiếp với bạn cùng lớp, với giáo, kết hợp với phụ huynh ở nhà sẽ giúp trẻ mạnh dạn và không ngại đám đông. 

Nâng cao tiềm năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tạo tiền đề cho trẻ trước khi vào lớp 1

Trong chương trình giáo dục mầm non, trẻ sẽ được học nhiều kiến thức quan trọng, tạo tiền đề trước khi vào lớp 1. Ví dụ như: bảng chữ cái, số, phép tính cơ bản,... Bên cạnh đó, các kiến thức kỹ năng quan trọng cho trẻ như tự ăn, tự đi vệ sinh, ngủ đúng giờ, sinh hoạt đúng giờ cũng giúp con tự lập hơn khi bước vào lớp 1. 

Xem thêm:

  1. VMonkey - Ứng dụng giúp xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ
  2. Học phí trường mầm non công lập là bao nhiêu? Gồm những khoản nào?

Xây dựng nền tảng tâm lý tốt cho trẻ

Khi học mầm non, trẻ sẽ được giao lưu, tiếp xúc với rất nhiều người, bao gồm: cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Được tiếp xúc gần gũi với mọi người mỗi ngày sẽ giúp trẻ có tâm lý thoải mái, hạnh phúc mỗi ngày. 

Xây dựng nền tảng tâm lý tốt cho trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp ba mẹ hiểu về khái niệm trường mầm non là gì? Cùng với đó là những thông tin liên quan ý nghĩa, vai trò của giáo dục mầm non đối với sự phát triển của trẻ. Có thể thấy rằng, học mầm non giúp tạo tiền đề về tâm lý, thể chất và nhận thức cho trẻ cực kỳ tốt. Vậy nên ba mẹ đừng bỏ qua cấp học này nhé. 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey