Dầu tràm được sử dụng nhiều trong các trường hợp chữa cảm lạnh, hỗ trợ trị ho, muỗi đốt, côn trùng cắn hay các bệnh về da ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách lại vô tình khiến trẻ bị bỏng dầu tràm. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị bỏng dầu tràm? Hãy cùng Monkey theo dõi bài viết ngay dưới đây để tìm được cách làm chính xác nhé.
Nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng dầu tràm
Tinh dầu tràm được rất nhiều người ưa chuộng bởi chúng có nhiều công dụng cực tốt cho sức khỏe, chúng lại dễ mua và thành phần cũng khá lành tính, an toàn với da. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ lại bị bỏng dầu tràm sau khi sử dụng, một số nguyên nhân chính được chỉ ra chính là:
-
Tinh dầu tràm không phải loại nguyên chất, chúng có chất lượng kém, chứa các thành phần gây hại, không đảm bảo an toàn.
-
Lạm dụng tinh dầu tràm khi sử dụng: Nhiều mẹ lạm dụng việc bôi dầu tràm cho trẻ dẫn tới việc bé bị bỏng.
-
Sử dụng không đúng cách: Có nhiều phụ huynh nhằm chữa ho, đau họng cho con mà nhỏ trực tiếp dầu tràm và mũi hay cổ họng của trẻ, điều này vô tình làm bỏng lớp niêm mạc bên trong vòng họng gây ảnh hưởng tới trẻ.
Các dấu hiệu bị bỏng dầu tràm ở trẻ
Sử dụng dầu tràm sai cách hay sử dụng nhầm loại không nguyên chất rất dễ gây ra bỏng ở trẻ. Các cấp độ bỏng dầu tràm ở trẻ được chia ra như sau:
-
Bỏng dầu tràm cấp độ nhẹ: Với trẻ bị bỏng dầu tràm cấp độ nhẹ, vùng da bị bỏng sẽ bị đỏ mẩn đỏ, có cảm giác đau rát, khó chịu
-
Bỏng dầu tràm cấp độ nặng: Vùng da bị rộp đỏ như rộp phần ngực, gan bàn tay chân phồng lên. Nếu cho trẻ súc miệng với tinh dầu tràm quá nhiều hoặc nhỏ trực tiếp vào cổ họng có thể dẫn tới loét họng, kích ứng. Thậm chí nhiều vùng da bị cháy đen lại.
Làm gì khi trẻ bị bỏng dầu tràm? Cách xử lý khi trẻ bị bỏng dầu tràm
Xử lý bỏng dầu tràm cho trẻ đúng cách sẽ làm giảm các nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải do da của bé non nớt hơn của người lớn rất nhiều lần. Cách chữa bỏng dầu tràm cho trẻ nhỏ như thế nào sẽ được bật mí ngay dưới đây.
Cách xử lý bỏng dầu tràm cấp độ nhẹ
Khi phát hiện trẻ bị bỏng dầu tràm, nhiều cha mẹ có thói quen đem rửa dưới nước nhưng đây là cách làm sai vì dầu tràm hoàn toàn không tan trong nước. Một vài cách để xử lý tình trạng này đó là giảm nồng độ tinh dầu tràm bằng cách bôi dầu dừa hoặc dầu ô liu lên vết bỏng để làm dịu cảm giác bỏng rát.
Cách xử lý bỏng dầu tràm cấp độ nặng
Nếu trẻ bị bỏng dầu tràm ở cấp độ nặng hãy ngâm vết bỏng vào nước ấm để dịu bớt cảm giác bỏng rát sau đó dùng băng che lại rồi mang trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được chữa trị
Xem thêm: Trẻ bị bỏng có tắm được không? Cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ bị bỏng
Lưu ý khi sử dụng dầu tràm cho trẻ tránh nguy cơ bị bỏng
Cha mẹ cần nắm rõ một số thông tin dưới đây để đảm bảo an toàn cho bé tránh nguy cơ bị bỏng dầu tràm:
– Không nên lạm dụng sử dụng tinh dầu tràm quá nhiều, chỉ dùng với liều lượng vừa phải.
– Với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuyệt đối không bôi trực tiếp lên da của trẻ. Cho dầu lên tay người lớn xoa trước sau đó mới bôi đều lên da bé để tránh kích ứng.
– Kết hợp tinh dầu tràm với một số loại dầu dẫn như dầu dừa, dầu olive hay dầu jojoba… để làm giảm nồng độ của tinh dầu tràm.
– Trước khi sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ nên thử trước ở một vùng da nhỏ, nếu không thấy bị bị kích ứng thì mới dùng trên diện rộng.
– Tuyệt đối không sử dụng tinh dầu tràm cho các vùng da nhạy cảm như miệng, mắt.
– Tuyệt đối không nhỏ trực tiếp tinh dầu tràm nguyên chất vào cổ họng để sát khuẩn cho trẻ. Nếu muốn sát khuẩn, bạn nên nhỏ 2 giọt tinh dầu tràm vào cốc nước ấm rồi cho bé súc miệng.
– Chọn mua tinh dầu tràm nguyên chất, không pha tạp của các thương hiệu uy tín và có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn.
Trên đây là hướng dẫn cho cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị bỏng dầu tràm. Hãy cẩn trọng với việc sử dụng dầu tràm và các loại tinh dầu cho trẻ để đảm bảo an toàn đặc biệt với những trẻ sơ sinh. Trang bị đầy đủ kiến thức để có thể chăm bé một cách an toàn, khỏe mạnh.
What Are the Potential Health Benefits of Cajeput Oil?- Ngày truy cập: 7/7/2022