zalo
Cách xử lý khi trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam
Kỹ năng sống

Cách xử lý khi trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam

Thúy Anh
Thúy Anh

19/12/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Không ít bố mẹ vô cùng lo lắng và hoang mang khi bắt gặp tình trạng trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam. Hiện tượng này xảy ra do nguyên nhân nào? Làm thế nào để khắc phục? Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức để biết cách xử lý và phòng ngừa, đảm bảo sức khỏe của con yêu.

Nguyên nhân khiến trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam

Bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ đều có thể gặp phải hiện tượng chảy máu cam khi nằm điều hòa. Tình trạng này thường chỉ xảy ra với một bên mũi hoặc cùng lúc xảy ra ở cả 2 bên. Nguyên nhân gây chảy máu mũi khi nằm điều hòa có thể là:

Độ ẩm trong phòng điều hòa thấp

Khi bật điều hòa, độ ẩm trong phòng sẽ hạ xuống thấp hơn mức bình thường. Cơ thể con người có phần da mũi rất mỏng. Nếu sinh hoạt trong môi trường quá lạnh và khô, nhất là trong phòng điều hòa thì da mũi sẽ nứt nẻ dẫn đến chảy máu. Chưa kể, tình trạng vách ngăn trong mũi bị lệch cũng khiến nguy cơ thường xuyên chảy máu cam tăng đáng kể.

Độ ẩm trong phòng điều hòa thấp có thể khiến trẻ bị chảy máu cam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất gây hại

Việc trẻ phải sống trong môi trường với nhiều hóa chất gây hại, chất kích ứng cũng gây nên hiện tượng trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam. Theo thống kê, những trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, xăng, amoniac, axit sunfuric thường có nguy cơ bị chảy máu cam cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.

Một vấn đề nữa mà nhiều bố mẹ không chú ý chính là sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng điều hòa và môi trường bên ngoài. Khi đi ra ngoài hoặc từ bên ngoài bước vào phòng điều hòa, cơ thể cần có thời gian thích nghi với môi trường. Nếu sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa hai môi trường mà cơ thể chưa kịp thích ứng, trẻ sẽ bị chảy máu cam đột ngột. Nguy hiểm hơn, tình trạng này còn có thể gây đột quỵ.

Trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng

Việc thiếu hụt các dưỡng chất và vitamin trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam. Bé sẽ dễ bị dị ứng, hắt hơi thường xuyên khi ở trong phòng điều hòa, các lớp lót của vách ngăn sẽ bị loét gây viêm nhiễm, từ đó dẫn đến hiện tượng chảy máu cam.

Trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân của hiện tượng này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do bệnh lý

Trong Đông y, cơ thể con người luôn tồn tại 2 loại khí gồm khí độc (trọc khí) và khí tốt (thanh khí). Cơ thể luôn sản sinh 2 loại khí này khi tiêu hóa thức ăn. Khí tốt được đẩy lên kết hợp cùng nguyên khí sẵn có trong cơ thể giúp duy trì sức khỏe và sự sống. Khí độc sẽ bị đẩy xuống, thải ra ngoài thông qua hiện tượng xì hơi. 

Khi cơ thể thiếu hụt khí tốt thì sẽ bị chảy máu cam. Nguyên nhân là do gan thận âm hư, tỳ vị không thể điều hòa khí huyết, khí độc đi ngược lên gây nên. Cách chữa tình trạng này từ gốc là đưa khí độc xuống để cơ thể đào thải ra ngoài.

Bên cạnh đó, nếu mắc phải bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, cảm lạnh, dị ứng thì trẻ cũng sẽ dễ bị chảy máu cam khi nằm trong phòng điều hòa quá lâu.

Trẻ bị chảy máu cam có thể do bệnh lý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam vào mùa hè

Chảy máu cam khi nằm điều hòa thường xảy ra bất ngờ gây lúng túng, hoảng loạn. Bố mẹ cần bình tĩnh và xử lý đúng cách để tránh những sự cố không mong muốn xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam đúng cách

Bố mẹ hãy thực hiện lần lượt các bước sau để xử lý tình trạng chảy máu cam khi nằm điều hòa cho bé:

  • Bước 1: Tắt hoặc giảm điều hòa về nhiệt độ phòng, tránh để phòng quá nóng hoặc quá lạnh so với nhiệt độ bên ngoài.

  • Bước 2: Đặt bé ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước để máu không chảy xuống họng.

  • Bước 3: Sử dụng ngón cái và trỏ bóp chặt phần mềm của 2 bên cánh mũi, chú ý không bóp phần xương sống mũi vì phần này không giúp cầm máu. Giữ nguyên tư thế này trong 10 phút để máu ngừng chảy, sau đó từ từ thả tay ra. Trong trường hợp đã cầm máu 10 - 15 phút nhưng mũi vẫn còn chảy máu, bạn hãy thực hiện lại các bước trên.

Theo các chuyên gia, sau khi khắc phục tình trạng chảy máu cam, bố mẹ hãy để bé nghỉ ngơi ít nhất 2 tiếng, không được vận động mạnh. Phụ huynh có thể cho bé hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, xem tivi, nghe nhạc…

Hãy cho trẻ xem những chương trình thu hút để bé không vận động nhiều hoặc tận dụng thời gian này cho trẻ xem những bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh trên các ứng dụng Monkey Junior hoặc Monkey Stories. Những giai điệu hấp dẫn cùng hình ảnh sinh động sẽ giúp kích thích não bộ, tiếp thu nguồn kiến thức tiếng Anh hiệu quả.

Bấm vào đây để nhận TƯ VẤN MIỄN PHÍ cùng những phần quà hấp dẫn nhất. Cơ hội chỉ dành cho 20 KHÁCH HÀNG ĐẦU TIÊN!

Nếu sau 20 phút áp dụng các biện pháp sơ cứu trên nhưng trẻ vẫn không cầm máu, bố mẹ hãy đưa bé đi bệnh viện để tránh biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, khi phát hiện bé bị tái đi tái lại nhiều lần, mất nhiều máu, máu chảy nhanh, người yếu, chóng mặt, máu chảy đi kèm các vết tím bầm dập, chảy máu đi kèm với máu trong nước tiểu hoặc phân, chảy máu nhưng đau 2 bên cánh mũi, vùng xoang, hốc mắt, trán thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay vì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý.

Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam đúng cách. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những sai lầm khi sơ cứu trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam

Khi thấy con bị chảy máu cam, các bậc làm cha mẹ thường có tâm lý lo lắng, thậm chí mất bình tĩnh. Lúc đó, bố mẹ có thể mắc phải một số sai lầm khiến tình trạng này càng thêm tồi tệ. Dưới đây là những điều phụ huynh cần tránh:

  • Cho bé nằm hoặc ngả đầu ra sau: Điều này khiến máu chảy nhiều xuống cổ họng. Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, sặc máu, thậm chí là bị ngạt. Nghiêm trọng hơn, nhiều bé còn bị khó thở và ngộ độc máu.

  • Dùng bông, gạc, giấy cầm máu bằng cách nhét vào mũi: Không ai chắc chắn đây là những vật dụng vô khuẩn. Chúng có thể gây nhiễm trùng nếu tiếp xúc với mũi trẻ.

  • Lạm dụng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi trẻ thường xuyên để giúp mũi bé không bị khô, không chảy máu cam: Điều này chỉ có công dụng tạo độ ẩm tức thời. Về lâu dài, mũi bé sẽ bị khô hơn, tình trạng chảy máu vẫn diễn ra.

Những sai lầm khi sơ cứu trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các cách khắc phục nếu trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam

Hiện tượng chảy máu mũi do nằm điều hòa thường dễ tái phát lại. Nguyên nhân là niêm mạc mũi chưa hồi phục lại hoàn toàn. Vậy nên, điều quan trọng là bạn cần giữ ẩm, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. Một số phương pháp khắc phục hiện tượng này có thể kể đến là:

  • Vệ sinh, xịt mũi bằng nước muối sinh lý: Cách này sẽ giúp niêm mạc mũi luôn có độ ẩm.

  • Dùng kem vaseline thoa vào phần trước của vách ngăn mũi: Bạn hãy thoa mỗi ngày 2 lần nếu bị chảy máu ở cánh mũi cho đến khi trẻ không còn hiện tượng này nữa.

  • Không cho bé dùng ngón tay ngoáy mũi, chà xát mũi, dạy bé không xì mũi quá mạnh để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi dẫn đến chảy máu cam.

  • Dùng máy tạo độ ẩm hoặc đặt chậu nước nhỏ trong phòng điều hòa để gia tăng độ ẩm không khí.

  • Tránh những yếu tố gây dị ứng mũi như bụi bẩn, hóa chất, vệ sinh phòng ngủ thường xuyên.

Các cách khắc phục nếu trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hạn chế nguy cơ bị trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam

Chúng ta không thể ngăn ngừa tuyệt đối tình trạng trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam. tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể đề phòng hiện tượng này bằng một số bí quyết sau:

Hướng dẫn sử dụng điều hòa đúng cách để hạn chế chảy máu cam ở trẻ

Nhu cầu sử dụng điều hòa vào mùa hè thường rất lớn. Nếu trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam liên tục sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, bố mẹ hãy biết cách dùng điều hòa để phòng tránh hiện tượng này, chẳng hạn như:

  • Không để trẻ sinh hoạt trong phòng điều hòa 24/24. Thay vào đó, bạn cần tắt điều hòa, mở cửa phòng vào những thời điểm trời mát như sáng sớm hoặc ban đêm.

  • Không để nhiệt độ điều hòa dưới 23 độ C. Mức nhiệt độ lý tưởng mà bạn nên cài đặt là từ 25 đến 29 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng có điều hòa và ngoài trời không nên quá 10 độ C.

  • Không liên tục ra vào phòng điều hòa vì cơ thể sẽ không thích ứng kịp.

Biết dùng điều hòa đúng cách kết hợp với việc tăng độ ẩm trong phòng khoảng 40 - 60% thì tình trạng trẻ bị chảy máu mũi khi nằm điều hòa sẽ được hạn chế đáng kể.

Bố mẹ nên biết cách dùng điều hòa để phòng tránh hiện tượng này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh

Bên cạnh các biện pháp khách quan trên, bố mẹ cũng có thể chủ động ngăn ngừa hiện tượng chảy máu mũi khi nằm điều hòa cho bé bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống.

Lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo, bé bị chảy máu cam cần hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, thức uống có gas. Khẩu phần dinh dưỡng để bé khỏe mạnh, hạn chế bị chảy máu cam bao gồm các dưỡng chất sau:

  • Vitamin C: Thiếu hụt vitamin C là một trong các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chảy máu cam. Mỗi ngày, trẻ cần được bổ sung khoảng 75 - 90mg vitamin C. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như ớt chuông, cam quýt, bưởi, việt quất, ổi…

  • Vitamin K: Có tác dụng ổn định quá trình đông máu. Vitamin K có nhiều trong các loại rau xanh, cải bó xôi, súp lơ, cải xoăn, húng quế, bắp cải, măng tây…

  • Kali: Có vai trò điều chỉnh khí huyết lưu thông. Trẻ nhỏ thiếu kali sẽ có nguy cơ mất nước dẫn đến các mô trong cơ thể cũng bị thiếu nước, mao mạch ở mũi khô rát gây ra tình trạng chảy máu cam. Bố mẹ nên cho bé ăn nhiều bơ, chuối, cà rốt, cà chua, rau xanh, cá, nghêu sò, sữa chua… để bổ sung chất khoáng vi lượng kali.

  • Sắt: Đóng vai trò ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu cùng nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bé nên được bổ sung những thực phẩm giàu sắt như hải sản, thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt…

Bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tình trạng trẻ nằm điều hòa bị chảy máu cam không phải hiếm gặp và cũng không khó để xử lý nên bố mẹ không nên quá lo lắng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp phụ huynh có thêm nhiều kiến thức hữu ích nếu muốn cho bé nằm điều hòa. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà tình trạng này vẫn không thuyên giảm, bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất nhé!

​Nosebleeds in Children - Truy cập ngày 16/12/2022

https://www.healthxchange.sg/children/childhood-conditions/nosebleeds-children

What causes nosebleeds in children? - Truy cập ngày 16/12/2022

https://healthblog.uofmhealth.org/health-management/what-causes-nosebleeds-children

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey