Theo các thống kê, đa số trường hợp trẻ hay bị chảy máu cam là lành tính, chảy máu lượng khá ít và thường sẽ tự cầm máu được. Tình trạng này có thể lặp đi lặp lại trong suốt khoảng thời gian ấu thơ của trẻ và sẽ kết thúc khi bước vào tuổi dậy thì. Tuy vậy, nếu trẻ thường xuyên chảy máu cam, với những triệu chứng cảnh báo bệnh nguy hiểm như bài viết này liệt kê thì phụ huynh cần đưa bé tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Những nguyên nhân khiến chảy máu cam ở trẻ
Trẻ chọc ngoáy mũi khiến bé bị tổn thương
Tác động mạnh từ việc trẻ ngoáy mũi, chọc mũi bằng móng tay hoặc di vật có thể khiến các mao mạch máu dưới da bên trong mũi của trẻ tổn thương, gây ra xây xước mạch máu và gây chảy máu ra bên ngoài. Ngoài tác động trực tiếp, tác động gián tiếp như hắt xì mạnh, rặn mạnh khi đi vệ sinh… cũng có thể gây chảy máu cam.
Trẻ bị nóng trong
Khi trẻ bị nóng trong người thì nhiều mạch máu ở trong mũi sẽ có thể dễ dàng bị vỡ ra. Đặc biệt là trong thời tiết hanh khô, hoặc khi trẻ ở trong không gian sử dụng lò sưởi, máy điều hòa trong thời gian dài thì thường xuất hiện tình trạng trẻ hay bị chảy máu cam.
Viêm mũi dị ứng, các bệnh về mũi
Viêm mũi dị ứng là bệnh cơ địa, không gây ra nguy hiểm nhưng gây phiền toái cho trẻ bởi không chỉ khiến trẻ bị chảy máu cam nhiều lần mà còn đi kèm các triệu chứng ngạt mũi, hắt hơi, chảy mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, xì ra máu,...
Những loại chất gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng và các bệnh về mũi đi kèm chảy máu cam có thể kể tới như phấn hoa, mạt bụi, nước bọt của mèo, vảy da, lông động vật… Tạo một trường sống sạch sẽ, thoáng đãng, tránh các tác nhân gây bệnh sẽ giúp trẻ giảm viêm mũi và số lần chảy máu cam.
Viêm mũi dị ứng hay các bệnh về mũi gây chảy máu cam đều cần được thăm khám và điều trị đúng phác đồ của các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng, nhằm tránh gây những biến chứng không đáng có về sau, khi trẻ trưởng thành như Polyp mũi, viêm mũi xoang,...
Thiếu hụt vitamin C
Thiếu Vitamin C là nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch của trẻ, và còn dẫn đến chảy máu cam thường xuyên. Bổ sung Vitamin C đầy đủ, trong thời gian dài thông qua dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp trẻ tăng cường sức bền cho mạch máu ở mũi, hạn chế tổn thương gây ra chảy máu cam và nhiều những tình trạng chảy máu ở trẻ, do tổn thương khác.
Do trẻ mắc bệnh (Do u mũi lành tính và ác tính)
U xơ vòm mũi họng là căn bệnh hiếm gặp, phổ biến hơn ở bé trai, phát triển vào giai đoạn dậy thì. Trong đó, khối u vòm mũi họng là tập hợp gồm các tế bào xơ trưởng thành, bó thành sợi chắc, dạng lưới, tạo bởi các mạch máu đi từ cốt mạc xương vùng vòm. Vì vậy, khối u xơ có chân bám rộng vùng cửa mũi sau và gây ra một số triệu chứng như chảy máu mũi. Ban đầu, bé chỉ chảy ít máu cam. Theo thời gian, bệnh không được chữa trị sẽ khiến khối u ngày càng phát triển, tần suất chảy máu cam tăng lên với lưu lượng máu chảy nhiều hơn.
Để xác định bệnh thì phụ huynh có thể quan sát một số triệu chứng khác như nghẹt mũi (lúc đầu ở một bên mũi, rồi cả hai bên mũi, ứ đọng dịch trong hốc mũi, nói giọng mũi), cơ thể gầy gò, xanh xao, đau đầu, ù tai, nghe kém, mắt lồi...
Mặc dù, u xơ vòm mũi họng thường là khối u lành tính, tuy nhiên, nếu trẻ hay bị chảy máu cam với lượng nhiều, không được chữa đúng cách có thể gây các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Do đó, khi trẻ bị chảy máu mũi nhiều lần và lượng máu chảy lớn, đi kèm các dấu hiệu trên thì phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai - mũi - họng để thăm khám, điều trị kịp thời.
Giỏi Tiếng Anh Trước Tuổi Lên 10 Cùng App Monkey Stories
Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam - Hướng dẫn xử lý đúng cách
Trẻ bị chảy máu cam có nguy hiểm không? Lời khuyên từ bác sĩ
Hướng dẫn xử lý khi trẻ bị chảy máu cam
Xác định vị trí mũi bị chảy máu
Có 2 vị trí mũi bị chảy máu với cách điều trị khác nhau. Đó là:
-
Chảy máu cam trước: Xảy ra khi mạch máu phía trước mũi của bé bị vỡ, chảy máu ra bên ngoài một lỗ mũi, lượng chảy ít và có thể tự cầm máu.
-
Nếu chảy máu cam xảy ra ở khu vực phía sau hoặc phần sâu nhất mũi với các biểu hiện: Máu chảy ra cả 2 lỗ mũi và xuống phía sau cổ họng, trẻ có thể khạc ra máu. Trong trường hợp bé bị chảy máu cam sau hoặc chảy dịch mũi lẫn máu hôi thì phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, bởi bé đang gặp tình trạng nguy hiểm, để bác sĩ khám và đưa ra cách chữa phù hợp.
Cầm máu cho trẻ
Còn nếu trẻ bị chảy máu cam trước thì phụ huynh có thể tự cầm máu cho trẻ theo hướng dẫn từ bác sĩ như sau:
-
Cho trẻ ngồi dậy, siết chặt phần mềm của mũi trẻ. Cho bông vào trong lỗ mũi chảy máu để lỗ mũi được đóng hoàn toàn, trong 10 phút.
-
Để trẻ hơi nghiêng về phía trước, giúp giữ đầu của trẻ cao hơn tim, giúp làm chậm quá trình chảy máu xuống. Đồng thời, việc rướn người về phía trước còn giúp máu chảy ra khỏi mũi thay vì chảy xuống phía sau cổ họng.
-
Đặc biệt, phụ huynh không để trẻ nằm xuống trong khi cầm máu bởi điều này có thể dẫn đến trẻ nuốt máu và gây kích ứng dạ dày của trẻ.
-
Hướng dẫn trẻ tập thở bằng miệng trong suốt khoảng thời gian cầm máu.
-
Hãy thả lỗ mũi của trẻ sau 10 phút, kiểm tra lại xem còn chảy máu không. Nếu có, lặp lại các bước trên.
-
Bạn cũng có thể dùng một miếng gạc lạnh đắp qua sống mũi hoặc sử dụng thuốc thông mũi dạng xịt, giúp đóng các mạch máu nhỏ trên mũi.
Chăm sóc trẻ sau chảy máu mũi
Sau khi trẻ bị chảy máu mũi, bố mẹ nên chú ý:
-
Cho trẻ ngồi nghỉ ngơi và thư giãn ít nhất trong vòng 2 giờ sau khi cầm máu. Trẻ chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng (nếu cần). Tuyệt đối không để trẻ hoạt động mạnh hay thực hiện các môn thể dục cường độ cao như chạy, nhảy dây, chơi bóng rổ.
-
Không cho trẻ ăn uống đồ còn nóng sau khi chảy máu cam.
-
Nhắc trẻ tắm nước nóng trong vòng 24 giờ sau cầm máu.
-
Nhắc trẻ không được ngoáy mũi hay xì mũi, cho dị vật vào mũi trong vòng 24 giờ.
-
Tiếp tục quan sát tình trạng của trẻ để kịp thời hỗ trợ khi cần.
Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không?
Trẻ bị chảy máu cam được coi là một hiện tượng bình thường, thường xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể bé quá nóng hoặc bé bị thiếu vitamin C. Bạn chỉ cần hạ nhiệt cho bé và bổ sung thực phẩm giàu C cho bé. Nhưng trong trường hợp, bé bị chảy máu cam thường xuyên, không đỡ dù đã áp dụng các cách trên thì các bậc cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ sớm. Vì đây có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm như rối loạn đông chảy máu, khối u mũi, bạch cầu.
Một số biểu hiện trẻ bị chảy máu cam cần đưa đến bệnh viện mà phụ huynh cần lưu ý phải kể tới:
-
Nếu lập lại nhiều lần biện pháp sơ cứu kể trên nhưng trẻ vẫn chảy máu cam, hãy đưa trẻ gặp bác sĩ ngay lập tức.
-
Trẻ hay bị chảy máu cam kéo dài dù đã áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh.
-
Máu mũi chảy nhanh hoặc trẻ bị mất rất nhiều máu (hơn 1 cốc đầy) trong một lần.
-
Trẻ bị chảy máu do bị chấn thương, tai nạn.
-
Trẻ bị chảy máu mũi kèm theo triệu chứng chóng mặt, yếu sức thường xuyên.
-
Trẻ đang dùng thuốc chống đông máu do mắc bệnh toàn thân ảnh hưởng tới quá trình đông máu (bệnh thận, bệnh gan, hemophilia).
-
Trẻ bị chảy máu mũi khi mới dùng một loại thuốc mới/mới trải qua hóa trị liệu.
-
Máu chảy xuống phần sau họng.
-
Chảy máu cam đi kèm sự xuất hiện của các vết tím bầm trên khắp cơ thể hoặc chảy máu mũi và máu trong phân, nước tiểu.
Phòng ngừa nguy cơ bị chảy máu cam ở trẻ
Để hạn chế tình trạng chảy máu cam cũng như phòng ngừa hiện tượng này ở trẻ, bạn nên:
-
Cắt ngắn móng tay, dũa đều móng cho trẻ để trẻ không ngoáy mũi bằng móng dài, nhọn, tránh gây xước mũi.
-
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng vào mùa khô để tránh không khí khô.
-
Không để trẻ hít khói thuốc lá, để tránh tình trạng khô mũi.
-
Nên hướng dẫn trẻ không ngoáy mũi bằng móng tay; mở miệng khi hắt hơi (và đi kèm dùng khăn giấy để đảm bảo vệ sinh) và cách xì mũi nhẹ nhàng.
-
Hạn chế cho trẻ dùng thuốc aspirin vì có nguy cơ tăng chảy máu. Nếu trẻ có tiền sử hay chảy máu cam thì phụ huynh nên trao đổi với bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp hơn aspirin, trong trường hợp trẻ được kê đơn.
-
Phụ huynh có thể làm ẩm niêm mạc vùng mũi cho trẻ bằng kem làm ẩm hoặc nước muối sinh lý trong những ngày trời hanh khô hoặc khi nhận thấy mũi trẻ bị khô.
-
Chú ý xây dựng thực đơn dinh dưỡng đủ chất cho trẻ, để tăng sức khỏe cho niêm mạc mũi, đặc biệt chú ý tới các thực phẩm giàu vitamin C (trong ổi, quả mọng, quả có múi, cải xoăn, cải bó xôi), vitamin K (trong các loại rau lá xanh, bắp cải), sắt (thịt bò, đậu, hải sản), kali (trong rau xanh, sữa chua, chuối, bơ, cà chua) bởi chúng giúp tăng cường sức đề kháng, sức khỏe toàn diện và giảm nguy cơ chảy máu cam ở trẻ.
-
Nhắc trẻ uống nước nhiều mỗi ngày bởi thiếu chất lỏng hay độ ẩm có thể dễ gây ra khô rát vùng mũi và gây chảy máu mũi ở trẻ. Ngoài cho trẻ uống nước lọc thì phụ huynh cũng nên chuẩn bị đa dạng các loại nước ép hoa quả, nước các loại canh, súp để bé uống mỗi ngày, vừa bổ sung nước, vừa bổ sung vitamin và khoáng chất.
-
Nếu trẻ bị nóng trong, phụ huynh cần giúp trẻ xây dựng lối sống lành mạnh, bao gồm thời gian biểu phù hợp để trẻ vừa học, nhưng vẫn có thời gian nghỉ ngơi, vận động, ngủ đủ giấc để tránh tình trạng nội nhiệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cho trẻ ăn các thực phẩm lành, mát như bí đao, dưa chuột, rau má, diếp cá, mướp đắng, đu đủ, nước dừa, kiêng đồ ăn cay nóng, dầu mỡ.
Hãy cân bằng giữa chế độ dinh dưỡng và vận động, học tập để trẻ có thể tăng sức đề kháng tốt hơn. Để tránh cảm giác nhàm chán ở trẻ khi học các môn Toán, tiếng Việt, tiếng Anh, bố mẹ có thể cho con sử dụng các phần mềm học từ Monkey với bài giảng sinh động, video hấp dẫn giúp kích thích tư duy.
Đừng bỏ lỡ GIAI ĐOẠN VÀNG phát triển trí tuệ của trẻ. ĐĂNG KÝ NGAY hôm nay để nhận tư vấn từ CHUYÊN GIA và những PHẦN QUÀ hấp dẫn nhất! |
Trên đây là trọn bộ thông tin để phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị và phòng tránh trẻ hay bị chảy máu cam tại nhà. Áp dụng các phương pháp trên để giảm thiểu số lần trẻ bị chảy máu cam là điều phụ huynh nên quan tâm.
Nosebleeds - Truy cập ngày 16/12/2022
https://kidshealth.org/en/parents/nose-bleed.html
Nosebleed (Epistaxis) in Children - Truy cập ngày 16/12/2022
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/nosebleeds
Chronic Nosebleeds in Children: What To Do - Truy cập ngày 16/12/2022
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/ear-nose-throat/Pages/Chronic-Nosebleeds-What-To-Do.aspx