Sau sinh bà đẻ cần được bổ sung thêm năng lượng để nhanh chóng phục hồi hơn. Ngoài các bữa ăn chính nên bổ sung thêm các bữa phụ vừa giúp bổ sung năng lượng, vừa cải thiện được khẩu vị cũng như giúp tâm trạng của mẹ tốt hơn. Bài viết dưới đây gợi ý một số loại bánh dinh dưỡng cho bà đẻ nên và không nên ăn. Hãy cũng theo dõi để hiểu rõ hơn nhé.
Bà đẻ sau sinh có ăn được bánh không?
Bà đẻ sau sinh có thể ăn hầu hết các loại bánh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý nên sử dụng các loại bánh phù hợp và cũng nên ăn số lượng ít. Nếu bổ sung bánh đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho mẹ sau sinh.
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Thông thường, thành phần của các loại bánh đều có nguyên liệu từ bột, đường. Đây chính là nguồn carbohydrate dồi dào, cung cấp nhiều năng lượng bổ sung cho cơ thể mẹ trong việc tái tạo lại máu và kiểm soát hoạt động của các cơ quan nếu ăn 1 lượng vừa phải và thích hợp.
Tăng cường miễn dịch cho bà mẹ sau sinh
Những loại bánh có chứa trứng, sữa có thể cung cấp cho cơ thể mẹ lượng protein cần thiết, giúp tham gia vào quá trình phục hồi các tế bào bị tổn thương sau khi sinh nở. Protein còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mẹ.
Ngoài ra, thành phần sữa có trong bánh giúp tăng lượng canxi cho cơ thể, hỗ trợ cải thiện chức năng của xương và răng. Một số loại bánh khi kết hợp với các loại trái cây khô như hạnh nhân, hạt điều, nho, việt quất… có chứa thêm lượng nhỏ vitamin hoặc các khoáng chất như selen, kali, kẽm... giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình phục hồi của mẹ sau sinh.
Giảm stress, giúp mẹ bỉm sữa cải thiện cảm xúc, tâm trạng
Nhiều loại bánh ngọt như bánh nướng, cookie, chocolate… có chứa chất béo giúp kích thích não sản sinh nhiều endorphin, serotonin có thể giúp cải thiện tâm trạng. Do vậy, sau khi ăn bánh ngọt cảm xúc của các mẹ cũng sẽ dễ chịu hơn, từ đó giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Các loại bánh dinh dưỡng cho bà đẻ rất tốt cho sức khỏe của mẹ
Bánh mì nguyên cám:
Lượng năng lượng được bánh mì cung cấp chủ yếu ở dạng carbohydrate rất cần thiết cho cơ thể hoạt động hằng ngày. Ăn bánh mì giúp bổ sung năng lượng rất tốt cho cơ thể mẹ.
Có 2 loại bánh mì thường gặp:
Bánh mì trắng: thường được bán ở các cửa hàng, siêu thị. Loại bánh mì này cung cấp nguồn carbohydrate đơn, hấp thụ nhanh. Loại carbohydrate đơn này cũng có những tác hại với sức khỏe như làm tăng đường huyết trong máu nhanh đói, tăng cân.
Trong khi đó, bánh mì nguyên cám cung cấp carbohydrate phức hợp cùng với nhiều chất xơ. Do đó, loại bánh mì này cung cấp năng lượng dồi dào, vitamin và khoáng chất, giúp mẹ sau sinh no lâu hơn và bổ sung dinh dưỡng cho sữa mẹ.
Bánh mì nguyên cám: cũng chứa nhiều axit folic, chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Chất xơ và sắt trong bánh giúp bổ máu, tăng cường miễn dịch và cải thiện hệ tiêu hóa, phòng tránh hiện tượng táo bón hay gặp ở phụ nữ sau sinh.
Do đó, nếu muốn ăn bánh mì bà đẻ nên lựa chọn bánh mì nguyên cám thay vì bánh mì trắng thông thường.
Bánh gạo lứt
Loại bánh này là một trong những gợi ý hàng đầu được các chuyên gia khuyên dùng. Bánh gạo lứt được làm từ thành phần gạo lứt nguyên cám nên giá trị dinh dưỡng của hạt gạo được giữ gần như nguyên vẹn. Gạo lứt là loại gạo vẫn còn lớp cám bao phủ xung quanh hạt gạo. Lớp cám này rất giàu vitamin B1, chất béo tốt cho cơ thể và hoạt chất axit petothenco kích thích sản xuất sữa mẹ.
Sau sinh nhiều phụ nữ mong muốn giảm cân. Nhiều người lựa chọn giảm cân bằng cách cắt giảm lượng tinh bột. Tuy nhiên, cách này sẽ làm giảm lượng sữa mẹ và khiến nữ giới mệt mỏi, uể oải.
Để giảm cân, nữ giới có thể sử dụng cơm gạo lứt hoặc bánh làm từ gạo lứt. Những thực phẩm này sẽ đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động, không ảnh hưởng đến sữa mẹ mà vẫn cung cấp ít tinh bột. Cần biết rằng sản xuất sữa mẹ sẽ đốt cháy nhiều năng lượng trong cơ thể, giúp mẹ sau sinh nhanh chóng lấy lại vóc dáng của mình.
Gạo lứt chứa nhiều vitamin nên giúp làm đẹp da và tóc. Chất xơ trong gạo lứt cũng giúp nữ giới giảm tích tụ chất béo có hại trong cơ thể và tránh các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, táo bón.
Do đó mẹ sau sinh có thể dùng bánh gạo lứt để ăn vặt và cơm gạo lứt để ăn chính.
Bánh yến mạch
Yến mạch là một loại nguyên liệu tuyệt vời để chế biến các món ăn hoặc để làm bánh. Loại ngũ cốc này có hàm lượng dinh dưỡng phong phú trong đó chất xơ và chất đạm là chủ yếu, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể nữ giới sau sinh và giúp no lâu.
Mẹ sau sinh có thể làm bánh yến mạch với chuối, mè đen, hạt chia. Có thể sử dụng mật ong để thay thế đường, sẽ giúp bánh yến mạch có hương vị thơm ngon hơn.
Các loại bánh yến mạch rất được nữ giới ưa thích vì vừa có ích cho sức khỏe vừa giúp giảm cân hiệu quả.
Bánh quy giòn
Bánh quy giòn giúp giảm cảm giác đắng hoặc nhạt miệng. Các mẹ có thể ăn bánh quy giòn cùng một chút trà nóng. Tuy nhiên, không phải loại bánh quy giòn nào cũng tốt, nên chọn những loại ít muối, ít đường.
Bánh sữa chua
Bánh sữa chua giàu canxi, protein và lợi khuẩn… tốt cho sức khỏe. Do vậy các mẹ sau sinh có thể chọn bánh sữa chua là món ăn vặt lành mạnh. Tuy nhiên, sau khi mua, mẹ nhớ ăn ngay, tránh để quá lâu vì nếu không sẽ sinh sôi nhiều vi khuẩn.
Bánh mè/vừng, hạt chia
Bà đẻ ăn bánh ngọt được không? Được mẹ nhé. Các loại bánh mè hoặc bánh hạt chia là những món ăn bổ dưỡng và phù hợp cho các mẹ sinh mổ. Trong hạt mè và hạt chia có chứa nhiều chất bổ dưỡng như chất xơ, mangan, phospho, sắt, magie, đồng, canxi, kẽm, kali... đều là những vi lượng cần thiết và tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bánh giò
Bánh giò có thành phần gồm nhiều tinh bột, chất đạm và các loại vitamin. Loại bánh này có thành phần gồm bột gạo nếp và thịt nên cung cấp nhiều năng lượng, bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh.
Tuy nhiên loại bánh này có vị béo, hơi ngấy nên ăn sẽ nhanh ngắn. Do đó nữ giới chỉ nên ăn để đổi vị chứ không nên ăn thường xuyên.
Nữ giới sinh mổ không nên ăn bánh giò trong thời gian đầu, khi vết mổ chưa lành. Bột nếp làm bánh giò sẽ khiến vết mổ ngứa ngáy, lâu lên da non và dễ bị sẹo lồi.
Bánh bao
Bánh bao là một loại bánh có hàm lượng dinh dưỡng cao gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ. Nhân bánh làm từ nhiều nguyên liệu như nấm, thịt băm, miến dong, trứng, rau xanh. Loại bánh này cũng cung cấp nhiều năng lượng, một chiếc bánh bao 200 gam sẽ cung cấp gần 300 kcal.
Bánh bao có giá trị dinh dưỡng cao nên sẽ giúp phụ nữ sau sinh kích thích tuyến sữa tiết nhiều sữa hơn. Chất xơ trong bánh bao cũng giúp bà đẻ phòng tránh các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu.
Bánh chưng
Với phụ nữ mới sinh bánh chưng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể ăn được. Tuy nhiên bà đẻ không nên ăn nhiều vì có thể gây ra đầy hơi, khó tiêu.
Thể trạng phụ nữ mới sinh chưa khỏe như bình thường vì thế không nên ăn bánh chưng kèm dưa muối hoặc đồ cay. Bà đẻ cũng không nên ăn bánh chưng với các món mặn, dễ gây rối loạn tiêu hóa do hàm lượng đạm cao.
Trường hợp sinh mổ thì nữ giới nên kiêng ăn bánh chưng khi vết mổ chưa lành. Bánh chưng làm từ gạo nếp nên có thể khiến vết thương mưng mủ hoặc để lại sẹo lồi.
Xem thêm:
Mẹ bầu mới sinh có ăn được bánh ngọt không
Mẹ bầu có thể sử dụng bánh ngọt làm bữa phụ hay làm món ăn vặt giúp bổ sung năng lượng.
Tuy nhiên mẹ sau sinh cần lưu ý không ăn quá nhiều bánh ngọt, đặc biệt là khi đang cho con bú. Thành phần bánh ngọt gồm nhiều đường, phụ gia, hóa chất, chất béo cũng như chất bảo quản. Các chất này nếu ăn nhiều sẽ không tốt với sức khỏe của mẹ cũng như bé. Lượng calo và hàm lượng đường cao cũng dễ gây ra tình trạng béo phì.
Do đó, bánh ngọt được gọi là con dao hai lưỡi vì có nhiều lợi ích cũng như tác hại với phụ nữ sau sinh.
Lợi ích khi ăn bánh ngọt sau sinh:
Nếu ăn với số lượng vừa phải, bánh ngọt sẽ mang lại nhiều lợi ích với phụ nữ sau sinh như:
- Cung cấp năng lượng
Các loại bánh ngọt cung cấp nhiều calo nên mẹ sau sinh ăn vào sẽ có thêm năng lượng cho cơ thể, tránh cảm giác uể oải mệt mỏi.
- Giảm stress
Các loại bánh nướng, bánh quy có chứa chất béo sẽ giúp hệ thần kinh sản xuất ra nhiều hormone endorphins, serotonins. Đây là các chất giúp tạo cảm xúc vui vẻ, hưng phấn cho mẹ sau sinh. Thực tế, nhiều trường hợp sau sinh nữ giới bị trầm cảm căng thẳng mệt mỏi.
- Khi ở cữ nhiều bà đẻ sẽ có cảm giác buồn chán, thèm ăn. Khi đó ăn bánh ngọt sẽ giúp nữ giới có tinh thần tốt hơn.
- Đặc biệt các loại bánh ngọt chứa sôcôla sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Chất flavonoid trong socola sẽ giúp tĩnh mạch và động mạch dẻo dai hơn, cải thiện lưu thông máu.
Tác hại khi ăn bánh ngọt sau sinh
Nữ giới sau sinh ăn bánh ngọt có thể để đỡ nhạt miệng hoặc để đỡ đói. Tuy nhiên nếu bà đẻ ăn bánh ngọt quá nhiều sẽ có những ảnh hưởng đến sức khỏe như:
-
Bánh ngọt chứa nhiều đường và chất béo sẽ khiến nữ giới dễ tăng cân
-
Đồ ngọt có thể làm da nổi mụn, ảnh hưởng tới quy trình sản xuất collagen của da.
-
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của phụ nữ sau sinh còn yếu nên nếu ăn bánh ngọt nhiều sẽ có thể bị đầy bụng, khó tiêu. Trong thành phần của bánh ngọt cũng có thể có các hóa chất tạo màu, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
-
Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Nếu không vệ sinh răng miệng cẩn thận sau khi ăn đồ ngọt, bà đẻ có thể bị sâu răng
-
Gây đầy bụng.
Nếu ăn nhiều bánh ngọt vào lúc đói hoặc gần bữa ăn có thể gây cảm giác đầy bụng, ăn không ngon miệng. Do đó nữ giới ăn ít trong bữa ăn chính nên dễ bị thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
-
Các loại bánh ngọt có thành phần chứa caffein có thể làm bà đẻ tiết ít sữa hơn. Do đó nữ giới nên tránh ăn các loại bánh này.
-
Các loại bánh ngọt đều có thành phần chứa đường. Nếu ăn với số lượng nhiều, nữ giới có thể bị tăng lượng đường trong máu hoặc bị tiểu đường.
-
Nếu ăn nhiều bánh ngọt trong thời gian dài, cơ thể để sẽ sản xuất ra chất AGEs, gây lão hóa da sớm.
-
Đường trong bánh ngọt có thể gây cản trở hấp thu các chất dinh dưỡng như các khoáng chất và vitamin, ảnh hưởng tới quá trình phục hồi sau sinh của nữ giới.
Những lưu ý khi sử dụng các loại bánh ngọt, bánh ăn vặt
Lựa chọn các loại bánh có chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Bánh dinh dưỡng cho mẹ sau sinh rất đa dạng, tuy nhiên hiện nay, trên thị trường có vô vàn các loại bánh không có nguồn gốc, xuất xứ đảm bảo chất lượng được bán tràn lan khắp nơi khiến nhiều mẹ dễ mua nhầm, gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy, mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn bánh có xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt nhằm phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng của bánh nhé!
Ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều bánh ngọt, đặc biệt với những người đang muốn lấy lại vóc dáng, giảm cân sau sinh.
Mẹ mới sinh không nên ăn quá nhiều bánh để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Thậm chí có thể gây cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng khác như sắt, kẽm, canxi, vitamin vào cơ thể. Điều này ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cả mẹ và sữa của bé.
Không ăn vào lúc đói vì sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, dễ đầy bụng. Sau khi ăn bánh ngọt cần phải súc miệng đánh răng sạch sẽ
Không lạm dụng các loại bánh chứa nhiều Cafein
Phụ nữ sau sinh nên lưu ý điều quan trọng đó là hạn chế ăn bánh có thành phần chứa caffeine. Vì đây là hoạt chất có hại, có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa cho bé. Hơn nữa, caffeine có thể gây hại cho hệ thần kinh và gây khó ngủ.
Không nên ăn vào buổi tối vì dễ dẫn đến sâu răng
Trên đây là một số gợi ý các loại bánh dinh dưỡng cho bà đẻ mà mẹ có thể bổ sung thêm vào danh sách thực đơn của mình. Hy vọng quý vị cũng tìm hiểu được nhiều thông tin về các loại bánh nên và không nên ăn cho bà mẹ sau sinh. Hãy theo dõi chuyên mục sau sinh của Monkey để nắm được nhiều thông tin hơn nữa nhé.