Mực là một trong những loại hải sản phổ biến, xuất hiện nhiều trên mâm cơm của gia đình Việt. Đây là loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, ngon miệng được rất nhiều người ưa chuộng. Vậy mẹ bầu sau sinh ăn mực được không? Nếu các mẹ đang có cùng nỗi băn khoăn này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Monkey nhé. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi về chủ đề ăn mực sau khi sinh. Các mẹ đừng bỏ qua nhé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Thành phần dinh dưỡng của mực
Có thể mẹ chưa biết, mực là loại hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng và dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể. Mực có chất dinh dưỡng gì? Theo các nghiên cứu dinh dưỡng, trong 100g mực tươi có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
-
Đạm: 16.5g
-
Chất béo: 900mg
-
Vitamin PP: 1000 mg
-
Canxi: 14mg
-
Kali: 140 mg
-
Và nhiều loại vitamin khác như: A, B, E,...
Bởi lẽ đó, ăn mực giúp chúng ta nạp được một lượng dinh dưỡng khá dồi dào và phong phú. Tuy nhiên, mực cũng là một loại hải sản dễ gây ngộ độc và dị ứng. Vậy nên bất kỳ ai cũng phải cần trọng trong việc ăn mực, đặc biệt là các mẹ sau sinh.
Bởi thời kỳ sau sinh, bên cạnh việc nạp dinh dưỡng cho mình, mẹ còn phải cung cấp nguồn dinh dưỡng cho con thông qua sữa. Vì thế, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cần đặc biệt cẩn thận. Vậy mẹ sau sinh có ăn được không? Các mẹ hãy xem câu trả lời ngay sau đây nhé.
Phụ nữ sau sinh ăn mực được không?
Mẹ sau sinh ăn mực được không là câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều trên Internet. Về cơ bản, ăn mực mang đến rất nhiều dưỡng chất có lợi đối với cơ thể mẹ, nhưng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ để xác định có nên ăn mực hay không.
Về cơ bản, nếu mẹ không có tiền sử dị ứng với mực, thì CÓ THỂ ăn mực bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, việc ăn mực cần phải ở mức vừa phải, bởi rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Sau đây là 3 lợi ích tuyệt vời mẹ sẽ nhận được nếu ăn mực đúng cách:
-
Ăn mực giúp mẹ phòng ngừa chứng thiếu máu: Sắt và canxi là những dưỡng chất có nhiều trong hải sản nói chung và mực nói riêng. Vì vậy, thông qua việc ăn mực, mẹ sẽ có thể dung nạp được một lượng sắt đáng kể. Nhờ đó, những nguy cơ thiếu máu sau sinh của mẹ sẽ được giải quyết dễ dàng. Bởi, sắt là dưỡng chất đóng vai trò sản sinh hồng cầu trong máu.
-
Tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé: Bên trong mực có thành phần dinh dưỡng cực kỳ phong phú. Thông qua việc ăn mực, cơ thể mẹ sẽ hấp thu được nhiều dưỡng chất có lợi cho hệ miễn dịch cơ thể. Đồng thời, em bé cũng tiếp nhận được nhiều dưỡng chất quan trọng thông qua nguồn sữa mẹ. Vì vậy, hệ miễn dịch của mẹ và bé đồng thời được nâng cao.
-
Hỗ trợ xương chắc khỏe: Lượng canxi và photpho trong mực cực kỳ phong phú. Nhờ đó, hệ thống xương, móng, tóc của mẹ sẽ được cung cấp dinh dưỡng phục hồi sau sinh.
Mẹ đang cho con bú cần cẩn trọng khi ăn mực
Mặc dù ăn mực mang đến rất nhiều lợi ích cho mẹ sau khi sinh. Tuy nhiên, mẹ đang cho con bú cũng cần phải cẩn trọng khi sử dụng loại thực phẩm này. Bởi mực là một trong những thực phẩm có tính hàn, dễ gây đau bụng và ngộ độc. Đồng thời, trong mực cũng có chứa một lượng thủy ngân nhất định, có khả năng gây hại cho cơ thể mẹ. Vì vậy, mẹ cần cẩn thận trước khi ăn.
Ngoài ra, với những mẹ có tiền sử dị ứng hải sản, đồ tanh, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Còn những mẹ dị ứng với mực, tuyệt đối nói KHÔNG với thực phẩm này. Bởi sau khi sinh, nội tiết tố và cơ thể của mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi. Do đó, mức độ dị ứng cũng có thể thay đổi theo chiều hướng nặng hơn. Để tránh những hậu quả nghiêm trọng, mẹ nên tránh tuyệt đối.
Ăn mực ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ
Theo các nghiên cứu sức khỏe, ăn mực KHÔNG gây ảnh hưởng đến sữa mẹ. Thậm chí, mẹ sau sinh ăn mực còn giúp sữa mẹ có thêm nhiều dưỡng chất có lợi. Nhờ đó, em bé cũng nạp được lượng dưỡng chất hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu mẹ có tiền sử dị ứng mực, thì cũng nên tránh xa thực phẩm này nhé.
Xem thêm: Ăn sầu riêng sau sinh có gây ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Sinh xong bao lâu thì mẹ được ăn được, hải sản?
Các mẹ có biết bao lâu sau sinh ăn mực là tốt nhất? Mực là một loại hải sản có tính tanh khá mạnh. Chính vì vậy, với những mẹ mới sinh, hệ tiêu hóa còn kém, ăn mực dễ khiến mẹ bị tiêu chảy. Vì vậy, trong thời kỳ này, mẹ KHÔNG NÊN ăn mực.
Đối với các mẹ sinh thường, khoảng từ 1 đến 2 tháng sau sinh là thời kỳ cơ thể hồi phục gần như tuyệt đối. Lúc này, hệ tiêu hóa của mẹ đã hoạt động khỏe mạnh, mẹ có thể ăn mực.
Đối với các mẹ sinh mổ, thời gian để cơ thể hồi phục có thể lâu hơn, khoảng 2 đến 3 tháng. Vì vậy, mẹ hãy đợi sau khoảng thời gian này hãy ăn mực nhé. Về cơ bản, để an toàn nhất, các mẹ sau sinh nên ăn mực sau 3 tháng sinh em bé.
Xem thêm: Phụ nữ sau sinh ăn nhãn được không?
Năm điều mẹ cần lưu ý nếu ăn mực để sức khỏe luôn tốt
Mực là thực phẩm nhiều dinh dưỡng nhưng cũng rất đặc biệt, bởi nó có tính hàn cao. Vì vậy, bất kỳ ai cũng cần cẩn thận khi ăn loại thực phẩm này. Dưới đây là 5 lưu ý mẹ nên biết khi ăn mực để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
-
Những mẹ cơ thể có tính hàn, nên hạn chế ăn mực. Bởi thường xuyên ăn mực có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể mẹ, đặc biệt là tử cung.
-
Tuyệt đối không ăn mực cùng những thực phẩm, trái cây có tính hàn cao. Ví dụ, sau khi ăn mực, mẹ không nên ăn dưa hấu, cam, bưởi,... Bởi dưa hấu là loại trái cây có tính hàn, trong khi đó, vitamin C trong cam, bưởi kết hợp với mực có thể gây ngộ độc.
-
Mẹ nên hạn chế ăn các loại mực đã qua chế biến như mực rim. Bởi mực rim đã khiến dinh dưỡng của mực không còn được giữ nguyên. Bên cạnh đó, trong những đồ ăn này có chứa nhiều chất bảo quản, không tốt cho cơ thể mẹ.
-
Những mẹ thường hay bị phát ban, dị ứng thời tiết, dị ứng với một loại hải sản bất kỳ,... cũng không nên ăn mực. Bởi mẹ có thể bị ngộ độc, dị ứng sau khi ăn.
-
Mẹ nên hạn chế ăn mực trong bữa tối, bởi cơ thể sẽ khó tiêu hóa và đào thải hơn trong thời gian này. Nếu ăn mực, mẹ nên ăn vào bữa trưa, sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn, mẹ cũng không lo bị đầy bụng.
Trả lời câu hỏi thường gặp về việc sau sinh ăn mực được không?
Bên cạnh những vấn đề đã được giải đáp ở trên, chắc hẳn các mẹ còn rất nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề ăn mực sau sinh. Vì thế, Monkey đã tổng hợp một số vấn đề mẹ thường thắc mắc và giải đáp ngay sau đây.
Phụ nữ sinh mổ có ăn mực được không?
Phụ nữ sau sinh mổ có thể ăn mực được. Thời gian ăn tốt nhất là 3 tháng sau khi sinh. Bởi:
-
Cơ thể mẹ sau sinh mổ cần thời gian 3 tháng để hồi phục khỏe mạnh như ban đầu. Lúc này, các cơ quan như hệ tiêu hóa đã hoạt động khỏe mạnh, mẹ có thể yên tâm ăn mực mà không lo tiêu chảy.
-
Đồng thời, mực cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng, ngứa, mẩn đỏ ở các vết mổ. Vì vậy, sau khi vết mổ lành thì mẹ sinh mổ ăn mực hợp lý nhất.
Sau sinh ăn mực khô được không?
Trên thực tế, ăn mực khô không gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể mẹ, nhưng nó cũng không có quá nhiều lợi ích. Bởi sau khi mực đã làm khô sẽ làm giảm dinh dưỡng có trong mực. Đồng thời, nếu sản phẩm mực khô không đảm bảo chất lượng, chế biến không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Như vậy, mẹ nên HẠN CHẾ ăn mực khô.
Một số món ăn chế biến từ mực giúp mẹ giải ngấy
Chúng ta có thể chế biến rất nhiều món ngon khác nhau từ mực cho cả gia đình. Dưới đây, Monkey sẽ gợi ý cho mẹ 3 món ngon được chế biến từ mực siêu dễ làm, tốt cho sức khỏe. Các mẹ hãy tham khảo và nấu ngay nhé.
Mực tươi xào thập cẩm
Mực tươi xào thập cẩm cùng các loại rau củ là món ăn cực kỳ tốt cho sức khỏe và ngon miệng. Đặc biệt, cách nấu món ăn này cũng rất dễ thực hiện. Các mẹ hãy tham khảo ngay cách làm sau đây nhé.
Nguyên liệu:
-
Mực tươi
-
Cần tây
-
Hành tây
-
Dứa
-
Hành, tỏi
-
Gia vị
Cách chế biến:
-
Băm nhỏ hành tỏi cho vào chảo dầu phi thơm.
-
Mực làm sạch, cắt miếng vừa ăn, sau đó cho vào xào thơm cùng hành tỏi cho đến khi mực săn lại.
-
Nêm nếm gia vị vừa ăn theo khẩu vị của gia đình.
-
Cho lần lượt dứa, hành tây, cần tây vào xào cùng mực cho đến khi chín.
Mực chiên giòn
Mực chiên giòn là món ăn cực kỳ dễ làm, đơn giản mà ngon miệng. Để làm được món ăn này, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau.
Nguyên liệu:
-
Mực tươi
-
Bột chiên giòn
-
Bột chiên xù
-
Dầu ăn
-
Trứng gà
-
Gia vi
Cách làm:
-
Mực làm sạch và cắt theo khoanh tròn. Ướp mực với gia vị vừa ăn theo khẩu vị gia đình.
-
Lăn bột qua một lớp bột chiên giòn. Nhúng mực đã lăn bột qua hỗn hợp trứng gà đã đánh tan. Tiếp tục lăn mực qua một lớp bột chiên giòn cuối cùng.
-
Cho mực vào chiên ngập dầu đã đun sôi. Thời điểm mực vàng đều hai mặt là đã chín
Mực nhồi thịt
Mực nhồi thịt là món ăn kết hợp giữa mực và thịt lợn. Nếu bạn lo lắng món ăn này sẽ gây ngán, hãy tham khảo cách làm được gợi ý dưới đây nhé.
Nguyên liệu:
-
Mực tươi
-
Thịt lợn
-
Mộc nhĩ
-
Rau củ tùy thích: Cà rốt, hành lá, hành tây,..
-
Gia vi
Cách chế biến:
-
Thịt lợn băm/ xay nhỏ cùng với cà rốt, hành lá, hành tây và mộc nhĩ. Cho gia vị tùy thích vào hỗn hợp nói trên và trộn đều tay. Mẹ có thể thêm một chút hạt tiêu để giúp thịt được thơm hơn.
-
Mực tươi làm sạch, để khô nước. Sau đó nhồi thịt lợn băm ở trên vào bên trong con mực.
-
Cuối cùng, đem phần mực nhồi thịt này đi hấp hoặc chiên dầu tùy sở thích của bạn và gia đình. Để hạn chế dầu mỡ, mẹ có thể hấp, sau đó ăn cùng nước mắm chấm. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể chiên qua dầu ăn, sau đó chấm cùng tương ớt/ nước mắm. Chúng đều rất ngon miệng và tốt cho sức khỏe của mẹ.
Phụ nữ sau sinh 1 tháng ăn mực được không? Mẹ nên lưu ý những gì?
Mẹ sau sinh ăn hải sản được không? 5+ Lợi ích tuyệt vời nên thử
[Bật mí] 10 Điều kiêng cữ sau sinh mổ: Kiêng ăn gì, uống gì, làm gì?
Kết luận
Trên đây là những thông tin xoay quanh chủ đề: Sau sinh ăn mực được không? Mong rằng những thông tin này đã giải đáp hoàn toàn thắc mắc và nghi vấn của mẹ sau sinh. Và mẹ đừng quên theo dõi chuyên mục Dinh dưỡng sau sinh của Monkey để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.