Bà đẻ 4 tháng ăn được gì là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Sau khoảng thời gian 4 tháng cơ thể người mẹ đã phục hồi đáng kể và mẹ cũng đã quen dần với việc chăm sóc bé. Cùng xem mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm nào vừa tốt cho mẹ, vừa tốt cho bé nhé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
1. Sức khỏe của mẹ sau 4 tháng sinh em bé
Sau sinh 4 tháng cơ thể của mẹ của mẹ đã hồi phục đáng kể. Các biểu hiện như co rút tử cung hay ra sản dịch, co rút tầng sinh môn đã dứt điểm tuy nhiên một số biểu hiện khác vẫn còn ở thời điểm này như:
Đau lưng: Do thời gian mang thai dài dẫn tới vận động khó khăn, đồng thời việc truyền canxi từ mẹ sang con dễ dẫn tới tình trạng thiếu hụt canxi, gây ảnh hưởng đến xương khớp. Một số mẹ còn bị viêm khớp khiến cơ thể hay xuất hiện những cơn đau vùng thắt lưng. Mẹ nên bổ sung thêm canxi cùng với kết hợp tập luyện nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng này.
Cơ thể mệt mỏi: Quá trình sinh đẻ khiến mẹ mất khá nhiều sức. Cơ thể chưa kịp hồi phục cùng với việc chăm sóc con trẻ khiến mẹ mệt mỏi uể oải. Cách khắc phục đó là bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ cùng với đó là kết hợp nghỉ ngơi hiệu quả mẹ sẽ sớm lấy lại sức thôi.
Nhăn da vùng bụng: Việc giãn nở cơ bụng và da bụng theo kích thước thai nhi khiến da mẹ có nguy cơ bị chảy xệ và xuất hiện các vết rạn sau sinh. Vùng da này sẽ hồi phục trở lại sau 1-2 năm, tuy có thể không hồi lại trạng thái ban đầu nhưng mà đây là dấu vết của việc mang sinh linh bé nhỏ bên người cũng rất hạnh phúc đúng không nào.
Da xấu, tóc rụng: Thay đổi nội tiết tố khiến da mẹ trở nên sạm nám, khô da, lên mụn, đồng thời tóc cũng rụng nhiều khiến mẹ bị stress. Tình trạng này sẽ được khắc phục dần dần, mẹ có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ, trái cây giúp làm đẹp da, cân bằng nội tiết tố.
Căng tức ngực, tắc tia sữa và áp xe vú: Đây là nỗi ác mộng của các bà mẹ đang cho con bú, bởi chúng gây đau nhức, khó chịu, nhiều mẹ bị sưng vùng ngực, phát sốt.
Mẹ nên thường xuyên mát xa vùng ngực, chăm cho bé bú, thay đổi tư thế bú cho trẻ thường xuyên và có thể sử dụng máy hút sữa để hỗ trợ. Nếu có các biểu hiện quá nặng hãy liên hệ các bác sĩ để được giúp đỡ.
Tâm lý không ổn định, mệt mỏi: Sau sinh cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm, việc chăm sóc con cái khiến mẹ mệt mỏi dễ cáu gắt. Sự thay đổi nội tiết tố bên trong cũng khiến các mẹ dễ khóc, hay buồn, lo lắng. Mẹ cần giữ bình tĩnh cùng với chia sẻ với chồng và người nhà để được giúp đỡ. Tránh tiêu cực dẫn tới nguy cơ bị trầm cảm.
2. Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ thời kỳ sau sinh và cho con bú
Sau sinh mẹ cần bổ sung nhiều năng lượng đặc biệt trong thời kỳ đang cho con bú. Dinh dưỡng nạp vào mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ vì trẻ tiếp nhận năng lượng thông qua bú sữa mẹ.
Nhu cầu về chất đạm: Chất đạm chứa nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm của nó. Đồng thời chất đạm được tìm thấy nhiều ở đậu phụ, đậu nành, vừng, lạc, các loại hạt là các loại chất đạm tốt, có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé.
Nhu cầu về chất đường bột: Bổ sung thêm chất đạm từ cơm, phở, bánh mì, các loại rau củ như khoai lang, củ sen,... giúp chuyển hóa năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
Nhu cầu về chất béo: Ưu tiên chất béo từ các loại thực vật như đậu nành, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều,... Chất béo cũng chứa nhiều trong trứng, sữa, phô mai, các loại thịt như thịt nạc, cá hồi,...
Nhu cầu bổ sung các vitamin và khoáng chất: Ngoài việc bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại thịt bò, thịt lợn, thịt cá,... mẹ có thể bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất từ các loại thực phẩm như rau xanh, các loại trái cây tươi, các loại hạt và ngũ cốc.
3. Bà đẻ 4 tháng nên ăn gì tốt cho sức khỏe nhất
Kết hợp đa dạng các nhóm thực phẩm dưới đây giúp mẹ nhanh chóng lấy lại cân bằng, đồng thời có đủ năng lượng để chăm sóc trẻ nhỏ.
3.1 Tinh bột
Tinh bột sau nhiều giai đoạn chuyển hóa cuối cùng sẽ trở thành glucose, đây chính là thành phần chính cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đặc biệt là hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.
Lượng tinh bột tốt được khuyến cáo là các loại tinh bột có chứa nhiều chất xơ như gạo lứt, khoai lang, ngũ cốc, các loại đậu và yến mạch.
3.2 Rau xanh
Rau xanh giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng nhưng trong rau xanh lại cực ít calo, mẹ có thể ăn nhiều rau xanh mà không sợ bị tăng cân, lại hỗ trợ đẹp dáng, đẹp da hiệu quả.
Mẹ nên sử dụng các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau cải bina, bông cải xanh, đu đủ, rau rền, rau lang,... các loại rau này vừa lành tính, giàu dinh dưỡng lại góp phần làm lợi sữa cho mẹ.
3.3 Thịt/ cá
Tương tự như rau xanh, thịt/ cá không thể thiếu được trong khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ sau sinh. Các loại thực phẩm này giàu protein, các khoáng chất giúp mẹ nhanh chóng phục hồi, lấy lại năng lượng. Đặc biệt trong các loại cá còn chứa nhiều axit béo có lợi cùng hàm lượng DHA rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.
3.4 Trái cây
Trái cây tươi giúp giải khát tăng cường vitamin, khoáng chất và chất điện giải cho cơ thể. Bổ sung thêm các loại trái cây giúp sữa mẹ tràn về nhiều, đáp ứng nhu cầu của trẻ đồng thời giúp mẹ chống ngán, ăn ngon miệng hơn.
Các loại trái cây có màu sắc tươi sáng như chuối, cam, táo, dâu, dưa hấu, vú sữa,...được khuyến cáo sử dụng cho các mẹ sau sinh. Mẹ nên hạn chế ăn các loại quả có tính hàn hoặc nóng như vải, nhãn, đào,... gây nổi rôm, mụn ở cả mẹ và trẻ.
3.5 Hạt dinh dưỡng
Hạt dinh dưỡng giàu protein, các chất béo có lợi cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Mẹ có thể ăn trực tiếp các loại hạt này hoặc mix chúng vào sữa chua hay sử dụng làm bánh để làm món ăn vặt hằng ngày.
Xem thêm:
- Phụ nữ sau sinh 2 tháng nên ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe, lợi sữa
- Mẹ sau sinh nên ăn gì tốt cho bé, khỏe cho mẹ, cả nhà đều vui
4. Lưu ý sau 4 tháng nên kiêng ăn gì?
-
Không ăn các loại đồ ăn cay nóng, nhiều mùi
-
Không sử dụng đồ sống
-
Kiêng ăn các đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
-
Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
-
Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn tanh, có tính hàn như cua, ốc, lươn
-
Tránh ăn các loại đồ ăn lạnh
-
Không ăn các loại hoa quả chưa được rửa sạch
-
Không ăn đồ cũ, để qua đêm
5. Mẹ sau sinh tuyệt đối KHÔNG ăn những thực phẩm sau
Mì tôm: Mì tôm chứa nhiều calo nhưng lại không có nhiều dinh dưỡng. Mẹ sau sinh ăn nhiều mì tôm còn bị chướng bụng, khó tiêu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Đồ chiên rán: Đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ gây tình trạng tăng cân ở mẹ sau sinh. Chất béo có trong các loại thực phẩm này là chất béo không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cà phê: Cà phê giúp mẹ tỉnh táo hơn, tuy nhiên với hệ thần kinh non nớt ở trẻ thì việc hấp thu chất này gây ra tình trạng mất ngủ, khiến bé hay cáu gắt, quấy khóc.
Rượu bia: Rượu bia gây ảnh hưởng không tốt tới cả người lớn và trẻ nhỏ. Mẹ tuyệt đối hãy tránh xa các loại đồ uống này nhé.
Lá lốt: Loại thực phẩm này gây ngắt sữa ở mẹ sau sinh. Mẹ nên cẩn thận khi sử dụng các món ăn tránh ăn nhầm lá lốt nhé.
Chăm sóc mẹ sau sinh cần đúng cách và khoa học. Vì thế việc tìm hiểu thông tin bà đẻ 4 tháng ăn được gì giúp mẹ nắm được chắc chắn thông tin hơn, có nhiều kiến thức để chăm sóc sức khỏe cả mẹ và bé. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều thông tin khác về chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh ở các chuyên mục tiếp theo tại Monkey nha.