zalo
Mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không? Liệu rằng sữa có “mùi lạ” hay không?
Dinh dưỡng

Mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không? Liệu rằng sữa có “mùi lạ” hay không?

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

11/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tại một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam, sầu riêng là thức quả cực kỳ phổ biến. Mặc dù có rất nhiều người dị ứng với mùi sầu riêng nhưng cũng có không ít người nghiện loại quả này. Bởi lẽ đó, có rất nhiều mẹ quan tâm đến vấn đề sau sinh ăn sầu riêng được không? Theo quan niệm, sầu riêng là loại trái cây có tính nóng, gây ảnh hưởng đến sữa mẹ. Vậy nhưng trên thực tế chưa có tài liệu nào chứng minh cho vấn đề này. Các mẹ hãy cùng Monkey đi tìm lời giải đáp cho vấn đề trên trong bài viết này nhé. 

Đặc tính và thành phần dinh dưỡng có trong quả sầu riêng

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới, được tiêu thụ rộng rãi ở các nước Đông Nam Á. Vị của sầu riêng rất đặc trưng và có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại trái cây khác. Trong quả sầu riêng có đầy đủ các chất thiết yếu có cơ thể như vitamin A, protein, canxi, sắt, photpho, acid ascorbic,...

Bên cạnh đó, trái sầu riêng có một đặc tính nổi bật như sau: 

  • Nặng mùi: Mùi đặc trưng của sầu riêng khá nặng, nên người nào yêu thích sẽ thấy thơm, người nào không thích sẽ thấy sợ hãi. Mùi của trái sầu riêng được xuất phát từ thành phần phức tạp như sau: Hydrogen sulfide (mùi trứng thối), Methanethiol (Mùi bắp cải chua), Ethyl cinnamate (mùi mật ong), Furaneol (Mùi caramen), Acetaldehyde (mùi trái cây). 

  • Tính nóng: Theo đông y, quả sầu riêng có vị ngọt đậm, tính nóng. Ngoài ra, mùa chín của sầu riêng là thời điểm tháng 6 đến tháng 9. Đây là giai đoạn thời tiết nóng đỉnh điểm tính nóng càng cao. 

  • Hàm lượng dinh dưỡng cao: Lượng đường trong sầu riêng cao khiến thịt của quả quá vị ngọt. Bên cạnh đó, bên trong quả sầu có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. 

sầu riêng có đầy đủ các chất thiết yếu có cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Phụ nữ sau sinh ăn sầu riêng được không? 

Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng có trong sầu riêng rất cao nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ sau sinh KHÔNG NÊN ăn sầu riêng. Bởi những lý do sau đây.

Sầu riêng có tính nóng cực cao

Như các bạn đã biết, sầu riêng có tính nóng cực cao. Thậm chí, chúng ta có thể cảm nhận được tính nóng của sầu riêng ngay khi mới cho vào miệng.

Chính vì vậy, với cơ thể mẹ sau sinh còn khá yếu, ăn sầu riêng có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Không những vậy, việc ăn sầu riêng cũng có thể khiến sữa mẹ bị nóng. Điều này ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của em bé, nổi mụn, khó chịu, quấy khóc. 

Sầu riêng có tính nóng cao, khiến mẹ và bé dễ bị nổi mụn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hàm lượng đường quá cao

Hàm lượng đường cao tạo nên vị ngọt sắc đặc trưng khi ăn sầu riêng. Đây có lẽ cũng là điểm cộng giúp trái sầu riêng được rất nhiều người yêu thích.

Vậy nhưng, hàm lượng đường quá cao trong sầu riêng không hề có lợi với mẹ sau sinh. Ăn sầu riêng sau khi sinh em bé sẽ khiến mẹ gặp phải một số vấn đề như tăng cân khó kiểm soát, vết thương lâu lành. Đặc biệt, với những mẹ có tiền sử bị tiểu đường cần tuyệt đối nói KHÔNG với sầu riêng.

Xem thêm: Tư vấn dinh dưỡng cho mẹ sau sinh nhanh hồi phục sức khỏe

Cung cấp quá nhiều năng lượng

Cân nặng, vóc dáng là hai vấn đề mẹ sau sinh rất quan tâm. Vậy nhưng có thể nói, sầu riêng là “kẻ thù” của hai vấn đề trên. Mỗi 100g sầu riêng có thể cung cấp khoảng 150 calo cho cơ thể.

Vì vậy mẹ có thể tưởng tượng, mỗi ngày ăn một múi cơm sầu là đã nạp thêm từ 200 đến 300 calo mỗi ngày, chưa kể đồ ăn khác. Điều này khiến cân nặng của mẹ khó lòng kiểm soát và tăng trầm trọng hơn. 

Sầu riêng cung cấp nhiều năng lượng, mẹ có thể bị đầy bụng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thành chất độc nếu ăn sai cách

Trên thực tế, nếu mẹ vô tình ăn sầu riêng với các chất kích thích như cồn có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí là tử vong. Vì sầu riêng là loại quả khá đặc trưng, có tính nóng, nên kiêng kỵ kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác. 

Sầu riêng có thể trở thành chất độc nếu ăn sai cách (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ăn sầu riêng có gây mất sữa, khiến sữa có mùi không? 

Mặc dù các chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên thường xuyên ăn sầu riêng trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, nếu mẹ “nghiền” quá cũng có thể thả lỏng bản thân và nếm thử một chút nhé.

Bởi ăn sầu riêng KHÔNG khiến mẹ bị mất sữa cũng như sữa có mùi. Tuy nhiên, mùi của sầu riêng sẽ lưu lại trên cơ thể của mẹ khá lâu. Đồng thời, nó có thể lưu lại bên trong khoang miệng, hoặc trong không khí. Và nếu em bé của mẹ không thích mùi này cũng sẽ tỏ vẻ khó chịu.

Xem thêm: Ăn gì chống rụng tóc sau khi sinh

Những điều mẹ sau sinh nên lưu ý khi ăn sầu riêng

Tuy mẹ có thể ăn một chút sầu riêng sau khi sinh để giải cơn thèm. Tuy nhiên, để an toàn và tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé, bé cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Mẹ có tiền sử suy thận KHÔNG được ăn sầu riêng. Suy thuận là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng. Trong khi đó, Kali được biết tới là khắc tinh và chất độc đối với những bệnh nhân bị suy thận. Trong 100g sầu riêng có chứa tới 436 mg Kali, có thể giúp cho xương chắc khỏe. Vậy nhưng, lượng Kali này là nỗi sợ của những bệnh nhân suy thận. Nếu lượng Kali trong máu của người mẹ quá cao, có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, ngừng thở, thậm chí tử vong. 

  • 6 tháng sau sinh ăn sầu riêng hợp lý nhất: Giai đoạn 6 tháng sau khi sinh là thời kỳ em bé chuẩn bị ăn dặm. Bên cạnh đó, sau 6 tháng cơ thể mẹ cũng đã hồi phục được đáng kể. Vì vậy, thời điểm mẹ có thể thoải mái hơn trong việc ăn uống các thực phẩm mình yêu thích. 

  • Để tốt nhất cho sức khỏe, mẹ nên hạn chế ăn sầu riêng, và không nạp quá nhiều trong một lần ăn. 

Mẹ sau sinh nên hạn chế ăn sầu riêng là tốt nhất. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Xem thêm: Mẹ sau sinh có ăn mít được không?

Giải đáp: Sau sinh mổ ăn sầu riêng được không? 

Như đã nói ở những phần trên, sầu riêng là loại trái cây có tính nóng và ngọt. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự hồi phục sức khỏe của mẹ và thời gian lành vết thương.

Chính vì vậy, các mẹ sau sinh mổ cũng nên HẠN CHẾ ăn sầu riêng nhé. Hạn chế ăn sầu riêng trong giai đoạn mới sinh mổ sẽ giúp vết mổ của mẹ mau lành hơn đấy. 

Sau sinh mổ nên HẠN CHẾ ăn sầu riêng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Ăn gì giúp vết mổ sau sinh mau lành

Top 5 loại trái cây mẹ nên ăn sau khi sinh

Có rất nhiều loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ có thể lựa chọn thay cho sầu riêng. Sau đây là Top 5 loại trái cây tốt nhất cho sức khỏe mẹ nên thử nhé.

  • Họ nhà cam, bưởi, quýt: Đây là những loại trái cây giàu vitamin C, rất có lợi cho sức khỏe. Vitamin C có thể giúp mẹ tăng kháng thể, làm đẹp da, kích thích tuyến sữa sau khi sinh. Đặc biệt, những loại quả này có tính mát, ăn ngon miệng và giải nhiệt cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh việc ăn múi để bổ sung chất xơ, mẹ còn có thể ép, vắt để bổ sung nước. 

  • Chuối: Chuối là loại trái cây siêu tốt cho đường ruột và tiêu hóa. Mẹ sau sinh ăn chuối mỗi ngày có thể giải quyết tình trạng táo bón, khó tiêu sau sinh. 

  • Đu đủ chín: Trong trái đu đủ có chứa rất nhiều dưỡng chất như kẽm, vitamin giúp mẹ tăng đề kháng và bổ máu. 

  • Táo: Trong táo có chứa nhiều kali, rất tốt cho quá trình phục hồi xương khớp cho mẹ sau sinh. Đặc biệt, lượng kali có trong táo đảm bảo an toàn cho mọi đối tượng, không gây nguy hiểm giống với sầu riêng. 

Kết luận

Trong bài viết trên, Monkey đã giúp mẹ giải đáp câu hỏi sau sinh ăn sầu riêng được không? Mong rằng qua những thông tin này, mẹ sẽ lựa chọn thật tốt cho bản thân mình. Và mẹ đừng quên thường xuyên cập nhật chuyên mục Sau khi sinh để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé. 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!